THÁCH ĐỐ VỀ ĐỜI SỐNG KHIẾT TỊNH
TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
Đời sống tu trì được xem là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở trần gian, tiên báo một “trời mới đất mới”. Đời sống khiết tịnh trong bậc sống tu trì phản chiếu một khía cạnh của dấu hiệu này. Thế nhưng, sống đời sống khiết tịnh là một thách đố đối với các tu sĩ trong thời đại hôm nay.
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
X. ĐGH Gioan Phaolô II, Đời sống thánh hiến, số 88.
TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
Đời sống tu trì được xem là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở trần gian, tiên báo một “trời mới đất mới”. Đời sống khiết tịnh trong bậc sống tu trì phản chiếu một khía cạnh của dấu hiệu này. Thế nhưng, sống đời sống khiết tịnh là một thách đố đối với các tu sĩ trong thời đại hôm nay.
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
X. ĐGH Gioan Phaolô II, Đời sống thánh hiến, số 88.