Biển, Làng Chài Và Câu Chuyện “Chèo Ra Chỗ Nước Sâu”
(Một chút cảm nhận và suy tư về cộng đoàn giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An)
Chúa Giêsu, hình như, Ngài thích biển ! Bởi vì, theo trình thuật của các Tin Mừng, chúng ta thấy vô số những câu chuyện xảy ra liên quan đến biển trong ba năm rao giảng Tin Mừng của Ngài; Có thể nói được hoạt động và “Sứ vụ của Chúa Giêsu tập trung quanh Biển Galilê”.[1]. Chỉ riêng Tin Mừng Luca thôi đã cho chúng ta những câu chuyện liên quan đến biển:
Xem Hình
- Mẻ lưới thần kỳ, và lời gọi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ “Ông Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”… (Lc 5,1-11).
- Chúa Kitô dẹp yên sóng Biển: “Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ. Ngài nói: "Chúng ta sang bên kia hồ đi! " Rồi thầy trò ra khơi. Đang khi các ngài đi thuyền, thì Đức Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuồng phong ập xuống hồ;… (Lc 8,22-25).
- Đức tin có thể dời cây xuống Biển: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Luca 17: 6)…
Dĩ nhiên, còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến biển bàng bạc trong các các trình thuật của các Tin mừng Matthêô, Marcô, Gioan và tiếp đó, của Công vụ Tông Đồ, các thư Phaolô…
Từ những câu chuyện “sứ vụ của Chúa Giêsu liên quan đến biển”, ở giáo phận Qui Nhơn cũng có một câu chuyện “truyền giáo cho những làng ven biển” cách đây hơn nửa thế kỷ mà hoa trái vẫn còn tồn tại cho đến mãi hôm nay, cho dầu phải trải qua những thăng trầm dâu bể. Và đây là câu chuyện truyền giáo tại các làng ven biển vùng đông bắc tỉnh Bình Định…
Câu chuyện xa hơn một chút: Lịch sử giáo họ biệt lập An Mỹ.
Ngày 28.10.1957, giáo phận giao Khu Truyền giáo Mỹ Chánh cho dòng Đồng Công. Nguyên khu truyền giáo nầy đã được cha Phêrô Trịnh Hoài Ân, cha sở Nước Nhỉ (1957- 1961) gầy dựng để truyền giáo cho dân cư tại các xã Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Cát của huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh của huyện Phù Cát.
Ngày 23.8.1958, Trụ sở của Trung tâm truyền giáo tại Mỹ Chánh được khánh thành. Trụ sở là một ngôi nhà gạch ngói dài 26 m, một nửa làm nhà thờ, một nửa làm nhà ở của các thừa sai.[2] Một năm sau, Trường trung tiểu học Toàn Mỹ tại Mỹ Chánh được khai giảng vào ngày 15.8.1959. Dòng dạy miễn phí cho học sinh.
Ngày 7 và 9 tháng 6 năm 1960, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Vàng, dòng Chúa Cứu Thế, đã về nói chuyện với đồng bào tại Mỹ Chánh, Phù Mỹ và Cát Trinh, Phù Cát.
Sau ba năm truyền giáo, khu truyền giáo Mỹ chánh đã có số tân tòng khá đông. Ngày 10.4.1961, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã đến Mỹ Chánh ban Bí tích Thêm sức cho 1.200 tân tòng.
Vì tình trạng chiến tranh, năm 1964 khu truyền giáo Mỹ Chánh cùng với trường Toàn Mỹ phải tạm đóng cửa. Cuối năm 1965, Mỹ Chánh không có Thánh lễ hằng ngày cũng như Thánh lễ Chúa nhật.[3]… Từ tháng 4.1972, toàn bộ khu truyền giáo Mỹ Chánh không còn bóng dáng tu sĩ dòng Đồng Công…
Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Một số ít giáo dân tân tòng còn trụ lại nhưng không được chăm sóc mục vụ, như hạt mới nẩy mầm, gặp nắng, bị héo khô. Sau khi hòa bình vãn hồi, một số giáo dân tân tòng di cư trở về quê quán cũng không được chăm sóc mục vụ, phần lớn đức tin bị nhạt phai…
Thời gian cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở Phù Mỹ (1996-2014), tìm mọi phương thế tiếp cận để tìm "chiên lạc". Cha nắm bắt hoàn cảnh, động viên, an ủi. Cha vận động chính quyền để xin được xây dựng lại nhà thờ An Mỹ…. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2006… Việc nhà thờ An Mỹ được hình thành đã làm cho đức tin một số giáo dân ít ỏi ở các xã Khu Đông huyện Phù Mỹ dần được hồi sinh.
Ngày 13.09.2015, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi tách các giáo họ: An Mỹ, Hòa Tân, Suối Tre, Xuân Thạnh, Toàn Mỹ, Xuyên Nam, Chánh Hội, An Hiệp, Tân Thành, Cát Minh và Cát Khánh của giáo xứ Phù Mỹ để thành lập giáo họ biệt lập An Mỹ…[4].
Và câu chuyện của hôm nay: Giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An:
Như đã nêu bật ở trên, giáo họ biệt lập An Mỹ bao gồm 11 đơn vị giáo họ thuộc giáo xứ Phù Mỹ. Dù mang tên đơn vị “giáo họ”, nhưng trên thực tế, ngoài một nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, còn tất cả 10 giáo họ còn lại chỉ là những “giáo điểm” tập trung nhóm giáo dân còn sót lại hay mới di cư đến” mà các nhà thờ đều tiêu tán vì chiến tranh hay bị trưng dụng để phục vụ cho những công trình công cọng.
Trong số các đơn vị giáo họ nầy, có Xuân Thạnh, một điểm tập trung giáo dân dành cho các xã ven biển gần nhau: Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức.
Sau đây là vài nét đan thanh về giáo họ Xuân Thạnh - Mỹ An trong bài ký sự “Giáo họ Xuân Thạnh, Mỹ An, 65 năm mới có một ngày” của tác giả Anna Xuân Trần tại An Mỹ:
Giáo họ Xuân Thạnh, nằm trên tỉnh lộ 639, khoảng trung tâm xã Mỹ An. Xa xưa, cách nay hơn 65 năm, giáo họ Xuân Thạnh có một nhà nguyện lợp tôn, một trong 7 nhà nguyện thuộc trung tâm truyền giáo Mỹ Thọ, do linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân khởi xướng năm 1957 và giao lại cho Dòng Đồng Công năm 1958, nhà Dòng đặt trụ sở tại xã Mỹ Chánh. Hồi đó anh chị em tín hữu Xuân Thạnh sớm tối cùng cầu nguyện thật ấm cúng. Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Nhà nguyện Xuân Thạnh chỉ còn một nền ximăng nay đã khuất dưới mặt đường mới.
Khi hòa bình lập lại, số tín hữu quay về đây chỉ còn rải rác khoảng mười gia đình. Năm 1995 cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở giáo xứ Phù Mỹ. Ngoài nhà thờ Phù Mỹ tại trung tâm thị trấn, cha còn phải thường xuyên dâng lễ tại Nước Nhỉ (Bình Dương), An Mỹ (Mỹ Cát) và Xuân Thạnh (Mỹ An). Cha thăm viếng các gia đình giáo dân, thỉnh thoảng khi có người qua đời hoặc có đám giỗ và những dịp lễ lớn trong năm, cha cử hành thánh lễ tại một tư gia; số anh chị em tín hữu đã quy tụ lại ngày một đông dần lên.
Năm 2015, cha Giacôbê Bùi Tấn Mai đảm nhận Giáo họ biệt lập An Mỹ tại xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ. Nhóm nhỏ anh chị em tín hữu Xuân Thạnh cách xa nhà thờ An Mỹ đến hơn 20 cây số, cha Mai phải cố gắng hy sinh phần mình để giáo dân khỏi phải đi xa mà vẫn có thánh lễ đều đặn. Thế là họ đạo Xuân Thạnh lại từng bước phục hồi, nhận thánh Giuse làm bổn mạng… số giáo dân tăng lên dần đến 40, 50 người.
Năm 2019, Cha Antôn Nguyễn Xuân Thuyên, người cha với tinh thần đầy nhiệt huyết, cũng tiếp nối cùng một tinh thần hy sinh như người anh em đã đi trước, chẳng ngại đường xa, miệt mài gầy dựng và phát triển cộng đoàn dân Chúa đến ngày hôm nay…[5].
Nếu lấy cột mốc thời gian năm 2015, thời điểm cha Giacôbê Bùi Tấn Mai bắt đầu dâng thánh lễ Chúa Nhật tại Mỹ An, với số giáo dân tập trung đếm trên đầu ngón tay, thì cho đến hôm nay (2023) sau 8 năm, mỗi ngày Chúa Nhật tại đây, con số anh chị em tín hữu quy tụ lại để cử hành Ngày Chúa Nhật đã lên tới 100 người, như chia sẻ của anh An Tôn Báu, một kỹ sư Công Giáo gốc Hà Tĩnh chuyên ngành thủy sản về lập cư tại Mỹ An:
“Sau năm 1997, khi cha Toàn về nhận nhiệm vụ cha sở giáo xứ Phù Mỹ, thì một số giáo dân đã tìm đến nhà thờ Phù Mỹ để thỏa lòng mong ước đến với Chúa đơn cử như gia đình ông Sáu ( Ái), bà Ba ( Cường), gia đình ông Mão, cô Mẹo, bà Thi, Bà thơm,... Mãi cho tới khi giáo họ biệt lập An Mỹ được tách ra từ giáo xứ mẹ Phù Mỹ thì giáo họ Xuân Thạnh được chia về trực thuộc giáo họ biệt lập An Mỹ. Khoảng giữa năm 2015, cha Mai, đang quản nhiệm An Mỹ, đã không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn…, đã về dâng lễ Chúa Nhật đầu tiên tại Xuân Thạnh- Mỹ An; khi đó chỉ mới có 5-6 người tham dự; và khi tần suất thánh lễ Chúa Nhật được tăng lên thì số giáo dân cũng tăng lên theo. Sau gần 8 năm, từ 5-6 người tham dự Thánh lễ, đến nay con số đã tăng lên trên 100 tín hữu quy tụ về tham dự bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày Chúa Nhật…”.
Những làng chài, biển khơi và công cuộc loan báo Tin Mừng:
Ngày nay, xu hướng chung của tầm nhìn “địa chính trị” thế giới gần như chọn “thế chiến lược biển” làm ưu tiên. Nếu Trung Quốc có chiến lược “BRI” (Belt and Road Innitiative – Sáng kiến Vành Đai Con đường) mà trong đó phạm trù “Con đường” chính là: “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road)[6], thì Hoa Kỳ và Âu Châu lại đang hướng về Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong khi đó, khu vực Biển Đông thường xuyên là điểm nóng giữa các siêu cường và các quốc gia Đông Nam Á.
Riêng tại vùng đất Qui Nhơn - Bình Định, với bờ biển nối dài cùng với những ưu đãi của thiên nhiên, của môi trường sinh thái biển, ngày nay đang là điểm nóng của đầu tư kinh tế du lịch biển,như lời phát biểu của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh: “Để du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ, các DN cần tăng cường đa dạng sản phẩm, làm mới các dịch vụ du lịch biển hiện có như lặn ngắm san hô, câu mực đêm, chèo thuyền kayak…, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới dịch vụ biển đảo chất lượng cao, cảm giác mạnh như: Dù bay, lướt ván, nhà phao trên biển, tàu lưu trú du lịch biển cao cấp từ 3 - 5 sao… Bên cạnh đó, các DN lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Đặc biệt, cần hướng tới phát triển du lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, nâng cao giá trị gia tăng và khai thác các tiềm năng, lợi thế từ biển”[7].
Về phương diện trần thế là như vậy; còn phương diện Hội Thánh, nhất là, công cuộc loan báo Tin Mừng thì sao?
Được biết, hiện nay dọc con đường ven biển ĐT 639, từ Cát Tiến cho tới đèo Bình Đê, giáp giới Quảng Ngãi, Hội Thánh Công Giáo tại Qui Nhơn gần như chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, trung tâm sinh hoạt của giáo họ biệt lập An Mỹ. Bao nhiêu cộng đoàn, trung tâm sinh hoạt đức tin của một thời “hoàng kim truyền giáo” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, thời của quý cha, quý thầy Đồng Công thiết lập hàng chục giáo điểm cho các anh chị em làng chài ven biển từ Cát Khánh, Cát Minh, tới Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức… bây giờ đã trở thành “một thời vang bóng” !
Tuy nhiên, chúng ta không quên lời dạy của sách Giảng Viên: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;…” (Gv 3,1-3). Nếu đã có một thời cha ông chúng ta “đã trồng”, một thời Giáo Hội phải chịu bách hại, giết chết, phá đổ… thì cũng phải tới một thời “để chữa lành”, “để xây dựng”. Phải chăng hôm nay, năm 2023 của thiên niên kỷ 2 nầy, là lúc để “tái truyền giáo”, để “Tân Phúc Âm hóa” theo đúng định hướng của Giáo Hội như đề nghị của Bản Phúc Trình chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2012 với chủ đề “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”: “Tân Phúc-âm-hóa không phải là vấn đề làm lại một điều gì đó trước đây làm chưa tới hay chưa đạt được mục tiêu của nó, như thể hoạt động mới này là một kết án mặc nhiên đối với sự thất bại của cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên. Tân Phúc-âm-hóa cũng không phải là việc lặp lại cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên kia hay đơn thuần nhắc lại quá khứ. Đúng hơn, nó là lòng can đảm mở ra những con đường mới, đương đầu với các hoàn cảnh và điều kiện mới mà trong đó, Giáo Hội được mời gọi thực thi việc loan truyền Phúc Âm”.
Những “làng chài ven biển Bình Định” vẫn còn nguyên đó, những con người chân chất, dễ thương, hiếu khách và tốt bụng vẫn còn đó; và có lẽ họ đang cần những “nhà truyền giáo mới, những người thực thi sứ mệnh “tân phúc âm hóa” theo hướng nhìn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “lòng nhiệt thành mới, phương pháp mới và cách diễn tả, trình bày Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài cách mới mẻ”[8].
Và hình như điều nầy đang có sẵn ở đây, nơi cộng đoàn nhỏ bé chưa có được một ngôi nhà nguyện đơn sơ để tập họp cử hành Ngày của Chúa; và ngay cả việc tập họp để giữ ngày Chúa Nhật cũng đang còn bị giới hạn cấm đoán. Vâng, Mỹ An - Xuân Thạnh đang có những điều thật đáng ước mơ, như lời chứng của anh Antôn Báu: “Hiện tại thì giáo họ Xuân Thạnh- Mỹ An gồm phần lớn là các gia đình trẻ (trong đó có nhiều gia đình tân tòng), sinh sống với đủ các ngành nghề như đi biển, làm du lịch, làm nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi)... Nơi đây dân cư chân chất, thật thà, dễ gần… nên rất thuận lợi cho việc truyền giáo; và hầu như mỗi tín hữu ở đây ai cũng mang trong mình ngọn lửa truyền giáo và sống tình huynh đệ hiệp thông nên số giáo dân trở lại và anh chị em tân tòng có dấu hiệu tăng lên theo từng năm”.
Ước mong rằng, câu chuyện về biển của Tin Mừng, của công cuộc “chèo ra chỗ nước sâu” sẽ lại bắt đầu ở nơi đây, trên bãi bờ của Mỹ An, Xuân Thạnh !
Trương Đình Hiền
--------------------------------------------------------------------------------
[1] X. AMBROSE DOBOROZSI. CHUYỂN NGỮ: PHÊRÔ PHẠM VĂN TRUNG, Ý nghĩa sâu rộng: Biển trong Luca và Công Vụ, website https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/y-nghia-sau-rong-bien-trong-luca-va-cong-vu-41409
[2] Bản Thông tin địa phận Qui Nhơn, số 6, 1958, trang 7.
[3] Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 46, 1965, trang 79.
[4] LM. GIOAN VÕ ĐÌNH ĐỆ, Giáo họ biệt lập An Mỹ.
[5] ANNA XUÂN TRẦN (GIÁO HỌ AN MỸ), Giáo họ Xuân Thạnh,Mỹ An, 65 năm mới có một ngày, website https://gpquinhon.org/q/giao-ho-biet-lap-an-my/giao-ho-xuan-thanh-my-an-65-nam-moi-co-mot-ngay-5876.html
[6] TRƯƠNG ĐÌNH HIỀN, Mẹ tôi là thế đấy, nxb An Tôn & Đuốc sáng 2019, bài 13 VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC, tr. 205-207: “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”
[7] X. website http://smartcity.binhdinh.gov.vn/binh-dinh-chu-trong-phat-trien-du-lich-bien-dao
[8] X. LM. GILLES BERCEVILLE, Khái niệm Phúc âm hóa trong các văn kiện của Huấn quyền kể từ Vaticanô II, Người dịch: Lm. Phêrô Trần Ngọc Anh, website KHÁI NIỆM PHÚC ÂM HÓA TRONG CÁC VĂN KIỆN CỦA HUẤN QUYỀN KỂ TỪ VATICANÔ II | Học viện Đa Minh (catechesis.net)
(Một chút cảm nhận và suy tư về cộng đoàn giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An)
Chúa Giêsu, hình như, Ngài thích biển ! Bởi vì, theo trình thuật của các Tin Mừng, chúng ta thấy vô số những câu chuyện xảy ra liên quan đến biển trong ba năm rao giảng Tin Mừng của Ngài; Có thể nói được hoạt động và “Sứ vụ của Chúa Giêsu tập trung quanh Biển Galilê”.[1]. Chỉ riêng Tin Mừng Luca thôi đã cho chúng ta những câu chuyện liên quan đến biển:
Xem Hình
- Mẻ lưới thần kỳ, và lời gọi của Chúa Giêsu đối với các môn đệ “Ông Simon đáp: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”… (Lc 5,1-11).
- Chúa Kitô dẹp yên sóng Biển: “Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ. Ngài nói: "Chúng ta sang bên kia hồ đi! " Rồi thầy trò ra khơi. Đang khi các ngài đi thuyền, thì Đức Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuồng phong ập xuống hồ;… (Lc 8,22-25).
- Đức tin có thể dời cây xuống Biển: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Luca 17: 6)…
Dĩ nhiên, còn rất nhiều câu chuyện liên quan đến biển bàng bạc trong các các trình thuật của các Tin mừng Matthêô, Marcô, Gioan và tiếp đó, của Công vụ Tông Đồ, các thư Phaolô…
Từ những câu chuyện “sứ vụ của Chúa Giêsu liên quan đến biển”, ở giáo phận Qui Nhơn cũng có một câu chuyện “truyền giáo cho những làng ven biển” cách đây hơn nửa thế kỷ mà hoa trái vẫn còn tồn tại cho đến mãi hôm nay, cho dầu phải trải qua những thăng trầm dâu bể. Và đây là câu chuyện truyền giáo tại các làng ven biển vùng đông bắc tỉnh Bình Định…
Câu chuyện xa hơn một chút: Lịch sử giáo họ biệt lập An Mỹ.
Ngày 28.10.1957, giáo phận giao Khu Truyền giáo Mỹ Chánh cho dòng Đồng Công. Nguyên khu truyền giáo nầy đã được cha Phêrô Trịnh Hoài Ân, cha sở Nước Nhỉ (1957- 1961) gầy dựng để truyền giáo cho dân cư tại các xã Mỹ Thọ, Mỹ Chánh, Mỹ An, Mỹ Thành, Mỹ Cát của huyện Phù Mỹ và xã Cát Minh của huyện Phù Cát.
Ngày 23.8.1958, Trụ sở của Trung tâm truyền giáo tại Mỹ Chánh được khánh thành. Trụ sở là một ngôi nhà gạch ngói dài 26 m, một nửa làm nhà thờ, một nửa làm nhà ở của các thừa sai.[2] Một năm sau, Trường trung tiểu học Toàn Mỹ tại Mỹ Chánh được khai giảng vào ngày 15.8.1959. Dòng dạy miễn phí cho học sinh.
Ngày 7 và 9 tháng 6 năm 1960, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Vàng, dòng Chúa Cứu Thế, đã về nói chuyện với đồng bào tại Mỹ Chánh, Phù Mỹ và Cát Trinh, Phù Cát.
Sau ba năm truyền giáo, khu truyền giáo Mỹ chánh đã có số tân tòng khá đông. Ngày 10.4.1961, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã đến Mỹ Chánh ban Bí tích Thêm sức cho 1.200 tân tòng.
Vì tình trạng chiến tranh, năm 1964 khu truyền giáo Mỹ Chánh cùng với trường Toàn Mỹ phải tạm đóng cửa. Cuối năm 1965, Mỹ Chánh không có Thánh lễ hằng ngày cũng như Thánh lễ Chúa nhật.[3]… Từ tháng 4.1972, toàn bộ khu truyền giáo Mỹ Chánh không còn bóng dáng tu sĩ dòng Đồng Công…
Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Một số ít giáo dân tân tòng còn trụ lại nhưng không được chăm sóc mục vụ, như hạt mới nẩy mầm, gặp nắng, bị héo khô. Sau khi hòa bình vãn hồi, một số giáo dân tân tòng di cư trở về quê quán cũng không được chăm sóc mục vụ, phần lớn đức tin bị nhạt phai…
Thời gian cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở Phù Mỹ (1996-2014), tìm mọi phương thế tiếp cận để tìm "chiên lạc". Cha nắm bắt hoàn cảnh, động viên, an ủi. Cha vận động chính quyền để xin được xây dựng lại nhà thờ An Mỹ…. Lễ khánh thành nhà thờ được tổ chức vào ngày 21 tháng 11 năm 2006… Việc nhà thờ An Mỹ được hình thành đã làm cho đức tin một số giáo dân ít ỏi ở các xã Khu Đông huyện Phù Mỹ dần được hồi sinh.
Ngày 13.09.2015, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi tách các giáo họ: An Mỹ, Hòa Tân, Suối Tre, Xuân Thạnh, Toàn Mỹ, Xuyên Nam, Chánh Hội, An Hiệp, Tân Thành, Cát Minh và Cát Khánh của giáo xứ Phù Mỹ để thành lập giáo họ biệt lập An Mỹ…[4].
Và câu chuyện của hôm nay: Giáo họ Xuân Thạnh – Mỹ An:
Như đã nêu bật ở trên, giáo họ biệt lập An Mỹ bao gồm 11 đơn vị giáo họ thuộc giáo xứ Phù Mỹ. Dù mang tên đơn vị “giáo họ”, nhưng trên thực tế, ngoài một nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, còn tất cả 10 giáo họ còn lại chỉ là những “giáo điểm” tập trung nhóm giáo dân còn sót lại hay mới di cư đến” mà các nhà thờ đều tiêu tán vì chiến tranh hay bị trưng dụng để phục vụ cho những công trình công cọng.
Trong số các đơn vị giáo họ nầy, có Xuân Thạnh, một điểm tập trung giáo dân dành cho các xã ven biển gần nhau: Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức.
Sau đây là vài nét đan thanh về giáo họ Xuân Thạnh - Mỹ An trong bài ký sự “Giáo họ Xuân Thạnh, Mỹ An, 65 năm mới có một ngày” của tác giả Anna Xuân Trần tại An Mỹ:
Giáo họ Xuân Thạnh, nằm trên tỉnh lộ 639, khoảng trung tâm xã Mỹ An. Xa xưa, cách nay hơn 65 năm, giáo họ Xuân Thạnh có một nhà nguyện lợp tôn, một trong 7 nhà nguyện thuộc trung tâm truyền giáo Mỹ Thọ, do linh mục Phêrô Trịnh Hoài Ân khởi xướng năm 1957 và giao lại cho Dòng Đồng Công năm 1958, nhà Dòng đặt trụ sở tại xã Mỹ Chánh. Hồi đó anh chị em tín hữu Xuân Thạnh sớm tối cùng cầu nguyện thật ấm cúng. Trong thời gian chiến tranh, hầu hết dân chúng di cư, các cơ sở tại Mỹ Chánh cũng như ở các giáo họ bị hoang phế. Nhà nguyện Xuân Thạnh chỉ còn một nền ximăng nay đã khuất dưới mặt đường mới.
Khi hòa bình lập lại, số tín hữu quay về đây chỉ còn rải rác khoảng mười gia đình. Năm 1995 cha Anrê Đinh Duy Toàn, cha sở giáo xứ Phù Mỹ. Ngoài nhà thờ Phù Mỹ tại trung tâm thị trấn, cha còn phải thường xuyên dâng lễ tại Nước Nhỉ (Bình Dương), An Mỹ (Mỹ Cát) và Xuân Thạnh (Mỹ An). Cha thăm viếng các gia đình giáo dân, thỉnh thoảng khi có người qua đời hoặc có đám giỗ và những dịp lễ lớn trong năm, cha cử hành thánh lễ tại một tư gia; số anh chị em tín hữu đã quy tụ lại ngày một đông dần lên.
Năm 2015, cha Giacôbê Bùi Tấn Mai đảm nhận Giáo họ biệt lập An Mỹ tại xã Mỹ Cát, huyện Phù Mỹ. Nhóm nhỏ anh chị em tín hữu Xuân Thạnh cách xa nhà thờ An Mỹ đến hơn 20 cây số, cha Mai phải cố gắng hy sinh phần mình để giáo dân khỏi phải đi xa mà vẫn có thánh lễ đều đặn. Thế là họ đạo Xuân Thạnh lại từng bước phục hồi, nhận thánh Giuse làm bổn mạng… số giáo dân tăng lên dần đến 40, 50 người.
Năm 2019, Cha Antôn Nguyễn Xuân Thuyên, người cha với tinh thần đầy nhiệt huyết, cũng tiếp nối cùng một tinh thần hy sinh như người anh em đã đi trước, chẳng ngại đường xa, miệt mài gầy dựng và phát triển cộng đoàn dân Chúa đến ngày hôm nay…[5].
Nếu lấy cột mốc thời gian năm 2015, thời điểm cha Giacôbê Bùi Tấn Mai bắt đầu dâng thánh lễ Chúa Nhật tại Mỹ An, với số giáo dân tập trung đếm trên đầu ngón tay, thì cho đến hôm nay (2023) sau 8 năm, mỗi ngày Chúa Nhật tại đây, con số anh chị em tín hữu quy tụ lại để cử hành Ngày Chúa Nhật đã lên tới 100 người, như chia sẻ của anh An Tôn Báu, một kỹ sư Công Giáo gốc Hà Tĩnh chuyên ngành thủy sản về lập cư tại Mỹ An:
“Sau năm 1997, khi cha Toàn về nhận nhiệm vụ cha sở giáo xứ Phù Mỹ, thì một số giáo dân đã tìm đến nhà thờ Phù Mỹ để thỏa lòng mong ước đến với Chúa đơn cử như gia đình ông Sáu ( Ái), bà Ba ( Cường), gia đình ông Mão, cô Mẹo, bà Thi, Bà thơm,... Mãi cho tới khi giáo họ biệt lập An Mỹ được tách ra từ giáo xứ mẹ Phù Mỹ thì giáo họ Xuân Thạnh được chia về trực thuộc giáo họ biệt lập An Mỹ. Khoảng giữa năm 2015, cha Mai, đang quản nhiệm An Mỹ, đã không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn…, đã về dâng lễ Chúa Nhật đầu tiên tại Xuân Thạnh- Mỹ An; khi đó chỉ mới có 5-6 người tham dự; và khi tần suất thánh lễ Chúa Nhật được tăng lên thì số giáo dân cũng tăng lên theo. Sau gần 8 năm, từ 5-6 người tham dự Thánh lễ, đến nay con số đã tăng lên trên 100 tín hữu quy tụ về tham dự bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày Chúa Nhật…”.
Những làng chài, biển khơi và công cuộc loan báo Tin Mừng:
Ngày nay, xu hướng chung của tầm nhìn “địa chính trị” thế giới gần như chọn “thế chiến lược biển” làm ưu tiên. Nếu Trung Quốc có chiến lược “BRI” (Belt and Road Innitiative – Sáng kiến Vành Đai Con đường) mà trong đó phạm trù “Con đường” chính là: “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road)[6], thì Hoa Kỳ và Âu Châu lại đang hướng về Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; trong khi đó, khu vực Biển Đông thường xuyên là điểm nóng giữa các siêu cường và các quốc gia Đông Nam Á.
Riêng tại vùng đất Qui Nhơn - Bình Định, với bờ biển nối dài cùng với những ưu đãi của thiên nhiên, của môi trường sinh thái biển, ngày nay đang là điểm nóng của đầu tư kinh tế du lịch biển,như lời phát biểu của Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh: “Để du lịch biển đảo phát triển mạnh mẽ, các DN cần tăng cường đa dạng sản phẩm, làm mới các dịch vụ du lịch biển hiện có như lặn ngắm san hô, câu mực đêm, chèo thuyền kayak…, đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng mới dịch vụ biển đảo chất lượng cao, cảm giác mạnh như: Dù bay, lướt ván, nhà phao trên biển, tàu lưu trú du lịch biển cao cấp từ 3 - 5 sao… Bên cạnh đó, các DN lữ hành cần có những biện pháp kích cầu và tạo ra những sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển với những chương trình tour đặc sắc; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương để giảm giá các dịch vụ, giá phòng, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách… Đặc biệt, cần hướng tới phát triển du lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển, nâng cao giá trị gia tăng và khai thác các tiềm năng, lợi thế từ biển”[7].
Về phương diện trần thế là như vậy; còn phương diện Hội Thánh, nhất là, công cuộc loan báo Tin Mừng thì sao?
Được biết, hiện nay dọc con đường ven biển ĐT 639, từ Cát Tiến cho tới đèo Bình Đê, giáp giới Quảng Ngãi, Hội Thánh Công Giáo tại Qui Nhơn gần như chỉ có một ngôi nhà thờ duy nhất là An Mỹ thuộc xã Mỹ Cát, trung tâm sinh hoạt của giáo họ biệt lập An Mỹ. Bao nhiêu cộng đoàn, trung tâm sinh hoạt đức tin của một thời “hoàng kim truyền giáo” vào thập niên 60 của thế kỷ trước, thời của quý cha, quý thầy Đồng Công thiết lập hàng chục giáo điểm cho các anh chị em làng chài ven biển từ Cát Khánh, Cát Minh, tới Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức… bây giờ đã trở thành “một thời vang bóng” !
Tuy nhiên, chúng ta không quên lời dạy của sách Giảng Viên: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;…” (Gv 3,1-3). Nếu đã có một thời cha ông chúng ta “đã trồng”, một thời Giáo Hội phải chịu bách hại, giết chết, phá đổ… thì cũng phải tới một thời “để chữa lành”, “để xây dựng”. Phải chăng hôm nay, năm 2023 của thiên niên kỷ 2 nầy, là lúc để “tái truyền giáo”, để “Tân Phúc Âm hóa” theo đúng định hướng của Giáo Hội như đề nghị của Bản Phúc Trình chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới năm 2012 với chủ đề “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”: “Tân Phúc-âm-hóa không phải là vấn đề làm lại một điều gì đó trước đây làm chưa tới hay chưa đạt được mục tiêu của nó, như thể hoạt động mới này là một kết án mặc nhiên đối với sự thất bại của cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên. Tân Phúc-âm-hóa cũng không phải là việc lặp lại cuộc Phúc-âm-hóa đầu tiên kia hay đơn thuần nhắc lại quá khứ. Đúng hơn, nó là lòng can đảm mở ra những con đường mới, đương đầu với các hoàn cảnh và điều kiện mới mà trong đó, Giáo Hội được mời gọi thực thi việc loan truyền Phúc Âm”.
Những “làng chài ven biển Bình Định” vẫn còn nguyên đó, những con người chân chất, dễ thương, hiếu khách và tốt bụng vẫn còn đó; và có lẽ họ đang cần những “nhà truyền giáo mới, những người thực thi sứ mệnh “tân phúc âm hóa” theo hướng nhìn của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “lòng nhiệt thành mới, phương pháp mới và cách diễn tả, trình bày Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài cách mới mẻ”[8].
Và hình như điều nầy đang có sẵn ở đây, nơi cộng đoàn nhỏ bé chưa có được một ngôi nhà nguyện đơn sơ để tập họp cử hành Ngày của Chúa; và ngay cả việc tập họp để giữ ngày Chúa Nhật cũng đang còn bị giới hạn cấm đoán. Vâng, Mỹ An - Xuân Thạnh đang có những điều thật đáng ước mơ, như lời chứng của anh Antôn Báu: “Hiện tại thì giáo họ Xuân Thạnh- Mỹ An gồm phần lớn là các gia đình trẻ (trong đó có nhiều gia đình tân tòng), sinh sống với đủ các ngành nghề như đi biển, làm du lịch, làm nông nghiệp (trồng cây và chăn nuôi)... Nơi đây dân cư chân chất, thật thà, dễ gần… nên rất thuận lợi cho việc truyền giáo; và hầu như mỗi tín hữu ở đây ai cũng mang trong mình ngọn lửa truyền giáo và sống tình huynh đệ hiệp thông nên số giáo dân trở lại và anh chị em tân tòng có dấu hiệu tăng lên theo từng năm”.
Ước mong rằng, câu chuyện về biển của Tin Mừng, của công cuộc “chèo ra chỗ nước sâu” sẽ lại bắt đầu ở nơi đây, trên bãi bờ của Mỹ An, Xuân Thạnh !
Trương Đình Hiền
--------------------------------------------------------------------------------
[1] X. AMBROSE DOBOROZSI. CHUYỂN NGỮ: PHÊRÔ PHẠM VĂN TRUNG, Ý nghĩa sâu rộng: Biển trong Luca và Công Vụ, website https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/y-nghia-sau-rong-bien-trong-luca-va-cong-vu-41409
[2] Bản Thông tin địa phận Qui Nhơn, số 6, 1958, trang 7.
[3] Bản thông tin địa phận Qui Nhơn, số 46, 1965, trang 79.
[4] LM. GIOAN VÕ ĐÌNH ĐỆ, Giáo họ biệt lập An Mỹ.
[5] ANNA XUÂN TRẦN (GIÁO HỌ AN MỸ), Giáo họ Xuân Thạnh,Mỹ An, 65 năm mới có một ngày, website https://gpquinhon.org/q/giao-ho-biet-lap-an-my/giao-ho-xuan-thanh-my-an-65-nam-moi-co-mot-ngay-5876.html
[6] TRƯƠNG ĐÌNH HIỀN, Mẹ tôi là thế đấy, nxb An Tôn & Đuốc sáng 2019, bài 13 VATICAN TRONG CHIẾN LƯỢC MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC, tr. 205-207: “Một vành đai, một con đường”, đọc theo âm Hán Việt là “Nhất đới, nhất lộ”; còn tiếng Anh gọi là “One Belt, One Road” (viết tắt là OBOR) hoặc còn được gọi là “Sáng kiến Vành đai – Con đường” “Belt and Road Innitiative” – viết tắt là BRI.
Về cơ bản, BRI là một mạng lưới nối liền giữa các tuyến đường bộ, đường sắt, các đường ống dẫn dầu, các mạng lưới điện, các hệ thống cảng biển cùng rất nhiều dự án hạ tầng nối liền khoảng 65 quốc gia. Việc phát triển các hệ thống và dự án hạ tầng này nhằm kết nối Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
“Một vành đai, Một con đường” bao gồm hai phần: Vành đai và Con đường.
- “Vành đai” có nghĩa là “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” (Silk Road Economic Belt);
- “Con đường” có nghĩa là “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road).
Vành đai kinh tế con đường tơ lụa sẽ là mạng lưới liên kết trên bộ, kết nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư và biển Địa Trung Hải qua Trung và Tây Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương, bắt đầu từ thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc và kết nối với hàng loạt trung tâm kinh tế – thương mại Âu – Á như: Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Diusburgo (Đức), Rotterdam (Hà Lan), Venice (Ý), từ đó lan tỏa đến các thành phố khác của châu Âu, châu Phi.
Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 thực chất là tuyến đường giao thông nối các cảng biển, các tuyến đường bộ và đường sắt của 29 quốc gia lại với nhau, trong đó, bao gồm chín quốc gia Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Philippines, và Brunei; năm quốc gia vùng Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Maldives, Pakistan, và Sri Lanka; chín quốc gia Tây Á là Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, và Bahrain; năm quốc gia Tây Phi là: Ai Cập, Somalia, Sudan, Djibouti, và Eritrea. “Con đường tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ Phúc Châu (tỉnh Phúc Kiến) chạy qua hướng Nam tới các nước ASEAN, vượt qua eo biển Malacca, trở về hướng Tây chạy dọc các quốc gia thuộc Ấn Độ Dương rồi gặp “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” tại Venice qua khu vực biển Đỏ và Địa Trung Hải. “Con đường tơ lụa trên biển” được thiết kế như là một mạng lưới liên kết trên biển nhằm nối liền biển Đông với Ấn Độ Dương, Đông Phi, biển Đỏ và Địa Trung Hải.”
[7] X. website http://smartcity.binhdinh.gov.vn/binh-dinh-chu-trong-phat-trien-du-lich-bien-dao
[8] X. LM. GILLES BERCEVILLE, Khái niệm Phúc âm hóa trong các văn kiện của Huấn quyền kể từ Vaticanô II, Người dịch: Lm. Phêrô Trần Ngọc Anh, website KHÁI NIỆM PHÚC ÂM HÓA TRONG CÁC VĂN KIỆN CỦA HUẤN QUYỀN KỂ TỪ VATICANÔ II | Học viện Đa Minh (catechesis.net)