VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG ĐI TÙ

Cồng chiêng là một trong 43 di sản thế giới mới được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, "không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" của VN đã có tên, ngày 25/11/2005.

Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. "Đó là niềm tự hào và có ý nghĩa cổ vũ rất lớn đối với những người làm công tác bảo tồn văn hóa”.

Trong một bức thư gửi tới bà Lý, đại diện ủy ban UNESCO viết, sự kiện này đánh dấu việc không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bước ra khỏi biên giới đất nước, đến với toàn thế giới. UNESCO đánh giá rất cao giá trị văn hóa và cả cuộc sống tinh thần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Theo đó, UNESCO cũng đưa ra kế hoạch sẽ giới thiệu di sản này với thế giới bằng một cuộc ra mắt khá long trọng, như từng làm trong lễ công nhận chính thức Nhã nhạc cung đình Huế năm 2003.

Không chỉ để tôn vinh "Không gian văn hoá cồng chiêng" - vừa được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và Di sản văn hoá của nhân loại - quảng bá cho hình ảnh của Đắc Lắc và Tây Nguyên đang phát triển nhanh và ổn định, mời gọi đầu tư... mà còn là cuộc hội ngộ lớn của các dân tộc Tây Nguyên. Tại "sân chơi" này 17 dân tộc anh em trong khu vực đã trưng bày, biểu diễn nhiều hiện vật, nhiều nghi lễ, trò chơi của "không gian văn hoá" Tây Nguyên, thu hút được hàng vạn người tới xem.

Đó là niềm vinh dự lớn của đất nước ta nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Thế nhưng, cán bộ các cấp ở Hà Nội từ Thành phố tới các quận, huyện, phường, xã đều coi đó là thứ văn hoá độc hại, khi văn hoá này được đưa về Hà Nội thì lại bị coi là vi phạm phát luật và bắt người đánh cồng chiêng bỏ vào tù, mà trong luật lại không có điều khoản nào quy định “không được đưa văn hoá cồng chiêng về Hà Nội, chỉ được đánh ở vù sâu vùng xa mà thôi” hay “không được đưa văn hoá cồng chiêng ra khỏi Tây Nguyên”.

Theo nhiều người phỏng đoán, cán bộ từ cấp thành phố, tới các quận huyện, xã phường của Hà Nội đều không biết gì về thứ văn hoá mới lạ này, hay chính họ là những người không có văn hoá, nên đã đối sử với văn hoá cồng chiêng như là thứ văn hoá độc hại vậy. Để rồi đối sử với những người sử dụng cồng chiêng và những người cổ động cho văn hoá này như là tội phạm, bỏ tù rồi đem sử án.

Theo cáo buộc của VKS, bị cáo đã lôi kéo và cùng một số phụ nữ người dân tộc Mường 6 lần tổ chức đánh cồng chiêng cổ động cho các giáo dân cầu nguyện tại khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. (dantri.com.vn) ra ngày 8.12.2008.

Văn hoá cồng chiêng được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, mới được ba năm nay. Thế mà nay, cán bộ ở Hà Nội và đặc biệt là quận Đống Đa muốn dập tắt văn hoá đó, đem thứ văn hoá đó bỏ vào tù.