Nhiều người Việt Nam còn nhớ khá rõ là, ngày 3-2-1930 chi bộ cộng sản đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam mang tên là đảng Cộng sản Đông dương. Tổ cộng sản lúc ấy cũng chỉ có năm ba ngoe, thuộc hàng vô danh tiểu tốt và hoàn toàn xa lạ với cuộc sinh hoạt chính trị ở Việt Nam. Nhưng chúng thực sự biết lợi dụng lòng dân trong cao trào chống ngoại xâm và đưa ra cái bánh vẽ thật lớn: Giải phóng dân tộc và san bằng bất công trong xã hội. Dân đang bị làm nô lệ cho ngoại bang, nay được giải thoát khỏi đời nô lệ ai không thích. Riêng việc nhà nước cướp hết của của nhà giàu chia cho nhà nghéo thì có mấy ai mà không đi cướp theo!

Tuy miếng mồi béo bở ngon ngọt, nhưng chúng cũng chẳng thu lượm được bao nhiêu hậu thuẫn. Trái lại, khi bước vào động, chúng còn phải đi cậy nhờ đến những tên tuổi như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đỡ đầu, nói hộ chúng vài câu để chúng có cơ hội mà bước vào sinh hoạt với đồng bào. Nhưng chẳng bao lâu sau, hoạt động vì công ích thì không thấy, chỉ thấy những hành động mang tính chất tội ác của chúng vang dội khắp nơi ở trong nước. Đi đến đâu ngưòi ta cũng lắc đầu, lè lưõi, lo sợ khi nói đến tội ác khảo của, giết ngưòi do bọn cán bộ đầu não cộng sản gây ra, dù chưa mấy người nhìn thấy mặt thật của chúng. Ấy là chưa kể đến câu chuyện khá phổ quát trong nhân dân, lúc bấy giờ họ bảo nhau là bọn Vẹm nó có đuôi. Tuy có chuyện đồn đãi ấy, nhưng cũng chưa mấy người giải đáp được thắc mắc là, không biết bọn này có đuôi dài ngắn ra sao mà chúng ác độc đến như thế?

Nếu là một tổ chức đứng đắn khác, khi bị mang tai tiếng là có những hành động độc ác, bất nhân như thế, chắc chắn kẻ lãnh đạo của tổ chức phải dừng tay tội ác lại. Hơn thế, phải nghiêm chỉnh kiểm chứng để chấm dứt những hành động này. Đồng thời, phải chứng minh cho mọi người biết rằng, chúng không có đuôi và cũng không độc ác như người ta thường rỉ tai với nhau về chúng. Kế đến, phải trình báo cho mọi ngươi biết việc lỡ tay giết ngưòi kia chẳng qua chỉ là những lỗi lầm của một vài cán bộ thừa hành, chúng đã bị khai trừ và giao cho công quyền sử lý rồi, vì tổ chức không có chủ trương bạo ác.

Đó là lẽ thường, nhưng Việt Minh cộng sản không hành động theo những lẽ thường tình ấy. Trái lại, Hồ chí Minh là kẻ có chủ trương bạo ác. Đi đến làng mạc nào, khu phố nào chúng đểu dùng chung một sách lược. Kết nạp những thành phần bất hảo của xã hội trong vùng để thủ tiêu và chặt đầu vài ba ngưòi tai mắt để cho dân chúng trong vùng phải hoảng sợ mà tuân theo những chỉ thị của chúng. Những tưởng sách lược này thất bại, ai ngờ Hồ chí Minh đã thành công nhớn bằng chính con đường thủ tiêu và đấu tố này để, trước là cướp được chính quyền, sau là trấn áp toàn bộ đời sống của nhân dân.

Thực vậy, bất cứ nơi đâu, trước khi Việt Minh đặt chân đến, người dân đã trắng mắt lo sợ,bàn tán phưong cách ứng đối nếu một khi phải nhìn thấy chúng. Nên khi nhìn thấy chúng thật, thì trăm người như một đều có chung một định hướng là bỏ chạy. Chạy không kịp thì đều răm rắp mà tuân thủ theo mệnh lệnh của chúng áp đặt. Nhưng cả trong trường hợp đã nằm dưới gọng kìm của chúng quản trị, Việt cộng cũng không từ bỏ con đưòng “sát nhân, khủng nhân”. Trái lại, việc “sát nhân, khủng nhân” được đưa vào kế hoạch chiến lược của đảng, ngõ hầu đạt yêu cầu trong việc trấn áp toàn bộ từ đời sống đến tinh thần trong tất cả moị sinh hoạt thường nhật của người dân.

Nên nếu hỏi rằng, có một ngưòi dân nào ăn no ngủ yên, không lo sợ trong thời Việt cộng, đặc biệt là trong thời đấu tố từ 1953-1955? Có một làng mạc và một khu phố nào không có người bị Việt cộng đấu tố trong thời gian này? Câu trả lời sẽ là không! Không thể tìm ra được. Dân đã thế, ngay trong hàng ngũ cán cộng. Bộ đội của chúng cũng phải biết đấu tố lẫn nhau và rồi, con, cháu thì về làng để đấu tố bố mẹ và họ hàng thân thích của mình. Kết qủa, sau cuộc đấu tố man rợ ấy. Niềm tin giữa con ngưòi với con ngưòi, giữa con người với tôn giáo và xã hội coi như đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Con ngươi sống dưới cái chế độ tàn bạo ấy chỉ còn lại đôi mắt trắng và nhìn nhau bằng sự nghi ngờ, thù hận. Nhưng nếu, toàn thể nhân loại có lên án và nguyền rủa những tội ác của Hồ chí Minh và tập đoán bất nhân Việt cộng đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, thì Hồ chí Minh và tập đoàn Việt cộng lại … giết chó ăn mừng và hồ hởi, phấn khởi vì kế hoạch “sát nhân đã khủng nhân” hoàn toàn thắng lợi, đã giúp chúng nắm trọn lấy bạo quyền.

Với cái chủ rtương ấy của Việt cộng, miền nam Việt Nam cũng bị vạ lây. Khi Tổng Thống Ngô đình Diệm còn sống, bọn việt cộng do Lê Duẩn cầm đầu không có lỗ dung thân. Nhưng ngay khi ông bị sát hại. Cuộc chiến do Việt cộng gây hần mỗi ngày một lan rộng, và đồng bào ta cũng có chung một khuynh hướng. Cứ nghe thấy tin Việt cộng sắp về đốt làng phá xóm là bỏ chạy. Thậm chí sau khi việt cộng đã bị quyét sạch khỏi làng xóm, đồng bào có quay về chốn xưa, nhìn thấy năm ba cái xác của những tên phá làng đốt xóm bị bắn chết thì cũng chỉ hỏi nhau vài câu:

- Ủa, bọn này hổng có duôi mà sao nó ác đức qúa dậy kìa?

Hỏi xong, thu góp lại những thứ còn có thể dùng được để khi cần, quảy quang gánh, tìm cách lên thị thành, sang nơi khác yên ổn mà sinh sống chứ không muốn ở lại chốn xưa nữa, dù chính nơi ấy là nơi chôn nhau cắt rốn của nhiều đời. Kết qủa, làng mạc, ruộng đồng bỏ hoang và dần dần quân đội miền nam cũng không đến những vùng xa xôi hẻo lánh ấy nữa. Nơì ấy trở thành khu da beo, da bò dưới sự kiểm soát của Việt cộng. Như thế, chính sự sợ hãi của ngưòi dân đã giúp vốn cho Việt cộng thành công!

Rồi vào những ngày tháng đầu của năm 1975 cũng thế. Chính sự sợ hãi, biến thành hoảng hốt của nhân dân trong các vùng giao chiến, đã lan tới thành phố, làm mất thành phố rồi mất luôn Sài Gòn vào tay giặc. Từ đó chúng áp đặt lên toàn dân ta những thứ luật lệ phi nhân bản, phi đạo lý, kể cả phi pháp nữa, để chúng mặc tình thao túng vơ vét tài sản của công cũng như tư và người dân mất toàn bộ ý chí phản kháng.

Nay thì sự việc dường như đã ra chiều đổi khác. Những hình thức đối kháng có tình cách cá nhân đã chuyển dần sang tập thể. Một LM Nguyễn văn Lý cô đơn năm nào, nay đã thêm cả một tổ chức của khối 8406, rồi những thành viên trẻ gia nhập và đứng dậy trong đảng Thăng Tiến Việt Nam như Lê thị công Nhân, Nguyễn Phong hay Nguyễn văn Đài. Đó chính là những hạt mầm phá tan sự sợ hãi.

Đến cuộc tập họp hàng ngàn người cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ, hát Kinh Hòa Bình trước khuôn viên Toà Khâm Sứ vào dịp Noel 2007 phải được coi là một hiện tượng: Tự đứng dậy, tự phà bỏ sợ hãi và tự tái tạo niềm tin. Và nay, sau cái ngày ấy một năm rười, người dân việt Nam không còn nằm chờ ăn bánh vẽ của loài có đuôi nữa. Nhưng sẽ là cuộc đồng hành để đi tìm Công Lý cho đời và cho mình.

Lời tuyên bố của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội trước cái gọi là ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 20-9-2008, có lẽ, phải được coi là lời công bố khởi đầu cho cuộc phá bỏ sự sợ hãi, rồi tái tạo lại niềm tin của toàn dân và sẽ đưa dân tộc Việt Nam vào một khúc quanh mới của lịch sử.

Thật vậy, dù xét trên bình diện nào đi chăng nữa, người ta chũng chỉ tìm thấy trong lời nói ấy là một qủa cảm, sự chân thật, thẳng thắn và biểu lộ một tấm lòng yêu nước thiết tha của một con dân Việt Nam. Hơn thế, đó không phải chỉ là lời nóí xuông, nhưng sự kiện Ngài săn quần lên qúa gối đi thăm dân bị bão lụt, trước cuộc đấu tố và những lời đe doạ nguy hiểm đến tính mạng phát xuất từ nhà cầm quyền ở Hà Nội, thì phải đựợc kể là một cái dũng trong lòng một chữ nhân đã được chuyển hóa thành hành dộng. Ngài đã chẳng sợ bị giết chết vì đàn chiên thì xá chi đến chuyện đi tù thế cho đàn chiên!

Rồi đến ngày: Hà Nội đi trong tiếng hát” người ta mới có dịp bàng hoàng để thấy hàng hàng lớp lớp người cầm ngành vạn tuế trong tay, như là đi ăn mừng chiến thắng hơn là đưa chân 8 anh hị em giáo dân đồng đạo của mình ra trước tòa án Việt cộng. Sở dĩ có sự kiện “ ra toà” này là vì nhà nươc Việt cộng đã thất bại trong mưu toan cưỡng đoạt khu đất thuộc Nhà thờ Thái Hà, tính chia lô, buôn bán chia chác cho nhau, nên giận cá mà chém thớt bằng cách vồ đại lấy mấy người nào đó, biến họ thành những tội phạm “ phá rôi trật tự cộng cộng” và “phá hoại tài sản của công” với chủ đích: Treo tạm vào cổ họ những bản án, trước là dằn mặt, rửa thù. Sau là hù doạ những người khác để nhà nước sao y bản cũ: "sát nhân, khủng nhân” mà ôm trọn ấy cường quyền bá đạo. Kết qủa, phen này nhà nước nhầm nhỡ nhớn! Bởi lẽ, những người giáo dân này đã không khiếp nhược trước bạo lực. Trái lại, ngành Vạn Tuế trao tay và họ tiến lên vì Công Lý không một chút sợ hãi, e dè!

Trước sức mạnh của ngành Vạn Tuế trao tay, sức mạnh mà nhà cầm quyên Việt cộng cũng không dự trù là sẽ đụng phải, nên đành vuốt giận làm vui, tính đưa ra mấy bản án treo cho có lệ thay vì tống họ vào tù để mong xoa dịu những ngọn lửa đang trào dâng, có thể thui rụi nhà nước, như là một phương cách giải hòa.

Kết qủa, nhà nước Việt cộng đã tính toán sai lầm về ý chí sắt đá của đoàn người đã phá bỏ sợ hãi, đã trao nhau niềm tin, trao nhau ngành vạn tuế. Nên cái bản án mà nhà nươc cho là “hài hòa" kia không có tác dụng hài hòa. Nó không có tác dụng là vì nhà nước không thể trả lời được cái lý do, tại sao kẻ cướp lại có quyền viết giấy phạt cho chủ nhà? Hơn thế, khi người dân đã tháo bỏ sợ hãi mà đi tìm Công Lý thì dĩ nhiên họ phải đi tìm Công Lý đích thực, chứ không phải là thứ Công Lý “Xin… Cho”. Đó chính là lý do trả lời tại sao, nếu Hà Nội Đi Trong Tiếng Hát mới chỉ vang vọng ở Thái Hà và phụ cận vào ngày 08-12-2008 thì ngày 27-3-2007, Hà Nội đã rúng động trên tất cả mọi ngả đường. Đặc biệt là các ngả đường dẫn tới Hà Đông, địa đỉểm được chọn làm nơi xử án phúc thẩm cách Thái Hà những 12 cây số.

Khi chọn địa điểm này, nhà nước Việt cộng đã toan tính rằng: Chọn nơi xa Thái Hà để tách sự kiện ra khỏi Thái Hà, hơn thế, làm nàn lòng những đôi chân đi theo yểm trợ tình thần cho những người đi đòi Công Lý. Kết qủa, chính nhà nước đã giúp vốn cho toàn thành phố, rối cả nước và thế giới được dịp nhìn tận mắt một đoàn người đông đảo lên đến cả năm ngàn ngươi, tay cầm ngành vạn tuế, mặt tươi như hoa nở đi nối gót nhau qua các ngả đường, khu phố để đến Hà Đông hát Kinh Hòa Bình, đòi lại Công Lý. Và nhà nước lại dơ cái bộ mặt thô bạo, vô học bất nhân ra với những hàng hàng lớp lớp công an, bảo vệ, rào cản và chó ngiệp vụ trên đường phố và nơi xửa án. Há họ ngu đến nỗi, không biết rằng, những hình ảnh của đám công an ấy khi đưoc thu hình vào ông kiếng của khách ngoại quốc thì chúng sẽ bị đánh gía như thế nào chăng? Há chúng không biết rằng, đoàn ngưòi đi với ngành vạn tuế trên tay, đi vì mục đích xây dựng và đem lại công lý cho đời, lại có thể tạo ra bất ổn và làm hư hại tài sản của công của tư trên đường đi hay sao? Chính vì không đánh gía được sự thật này, vì chúng đã quen sống trong gian dối, nên mới chường ra ngoài những bộ mặt thô tục, bất nhân như chúng đã làm.

Có một chuyện bên lề là, khi tôi mở máy lên để theo dõi những tin tức và tình hình đang diễn ra ở Hà Nội vào ngày 27-3-2009, một vài người bạn chung sở, dĩ nhiên không phải là ngưòi Việt, nhìn thấy hàng hàng lớp lớp người cầm ngành Vạn Tuế đi như đi hội trên đường phố, họ hỏi tôi:

- Chuyện gì vậy, tại sao bên nưóc mày tổ chức Palm Sunday (Lễ Lá) sớm thế?

- Bố khỉ, ai bảo mày là Lễ Lá đấy. Họ đi ra toà để nghe xử án đấy.

Bốn con mắt của họ mở ra như không nhắm lại được nữa:

- Ông nội, ông bảo cái gì? Họ đi ra tòa án để nghe xử án ấy à? Tao chưa bao giờ nhìn thấy cảnh này xảy ra ở trên thế giới.

- Thì đây cũng là một trong những lần đầu xảy ra ở trên quê hương của tôi. Lần trưóc, cũng đoàn ngươi này đi dự sơ thẩm. Họ chỉ phải đi từ nơi tập trung đến chổ toà án chừng vài cây số thôi. Lần này họ đi bộ chỉ có 12km thôi.

Nghe thế, nó chắp tay trước mặt và cúi đầu xuống thật sâu trước mặt tôi:

- Tao lạy mày thôi Mr Giang, Ông doạ tôi vừa vừa thôi. Có ai lại đi bộ cả 12 cây số để mà tham dự phiên toà bao giờ? Chuyện mày nói nên ghi vào trong những thành tích thuộc kỷ lục của thế giới được đấy! Có phiên toà nào, phòng xử án nào đủ chỗ cho những ngưòi này vào tham dự?

- Vểnh tai trâu lên mà nghe tôi nói đây: Ở cái nước xã hội chủ nghĩa Việt cộng thì cái gì cũng lạ. Trước hết, chỉ có tám ngưòi mặc quần áo như đi nhận vòng hoa chiến thắng dẫn đầu kia là vào hầu tòa thôi. Còn những người này họ đi để hỗ trợ cho 8 ngưòi kia đấy!

- Con xin bái lạy giời thôi giời ạ! Nó bảo chỉ có 8 người bị đưa ra tòa, mà có cả mấy ngàn ngưòi vác cành vạn tuế đi theo để hỗ trợ tinh thần thì chỉ có Giời mới tin lời nó thôi chứ phần con thì xin… chịu! Mà họ bị ra toà về cái tội gi?

- Tội đến chung quanh nhà thờ cầu nguyện và hát kinh hòa bình!

Nghe thế, hai thằng bạn ngoại này qùy ngay xuống trước mặt tôi, rồi cúi đầu gần chạm đất!.

- Con lạy giời, chúng con xin lạy ông Mr Giang luôn thể cho tiện việc !

- Thôi hai con đứng lên đi. Xem cho hết những tấm hình này đi rồì ta sẽ giải thích cho các ngươi về những cái lạ của cái nhà nước Việt cộng này.

Nghe thế, hai người bạn kia chăm chỉ xem lại từng hình ảnh một và sau khi tôi kể lại câu chuyện vì họ đi đọc kinh, đòi lại khu đất đã bị Việt cộng chiếm đoạt, vẽ họa đồ, chia lô bán ra ngoài để lấy tiền bỏ túi. Chúng vung tay ra trưoơc mặt:

- Sao nhà nước không bỏ tù mẹ nó những thằng cướp đất cướp nhà của nhà thờ, của dân chúng đi.

- Nghe cho rõ đây, nhà nước là cái bọn cướp ấy thì ai bỏ tù chúng đây. Và hôm nay cướp xử giáo dân thì dân chúng đi theo mà hỗ trợ tinh thần cho họ đấy!

- Thật…. thật như thế à? Còn những tên công an này là ai? Chúng đi theo đoàn ngưòi để làm gì?

- Công an của kẻ cướp đấy. Chúng đã sẵn sàng ghi tên những ngươi đi hỗ trợ và tối mò đến nhà gọi họ ra đồn công an phỏng vấn, điều tra …. Và sẵn sàng ghép họ vào những tội như làm mất an ninh trật tự hoặc làm hư hại những rào cản trên đường đấy.

- Oh My God!

Tôi nhìn trả lại họ và chuyển những phần bài trong Vietcatholic bằng ngoại ngữ cho họ đọc. Hy vọng họ có thêm chút hiểu biết về những sự thật đang xảy ra ở trên quê hương tôi. Hỉểu những sự thật, những đê tiện của nhà nước đến những nỗi đau thương đầy bi tráng của người dân.

Riêng việc nhà nước ra lệnh cho đám quan tòa u mê kia giữ y bản án treo hôm nào, thật ra, không đi ra ngoài dự trù của tất cả mọi ngưòi. Tuy nhiên, người ta chỉ ngạc nhiên khi các quan toà u mê của cái chế độ ấy tuyên bố miệng rằng: "các ông các bà đòi công lý đến đây là chấm hết. Không còn được kháng cáo kiến đến gíam đốc thẩm để phá án nữa, có chăng chỉ còn đi khiếu nại vì oan ức thôi!”

Chuyện buồn cười chưa. Ở cái nước XHCN Việt cộng ấy cái gì cũng lạ. Tôi có nghe nói là ở đây cũng có đến ba cấp bậc trong hệ thống toà án do chính họ vẽ ra và bị cáo có quyền kháng án đến cả ba cấp tòa án này nếu thấy bản án về mình còn nhiều bất công, chưa được gỡ rối. Nhưng riêng trường hợp cáo buộc 8 giáo dân ở Thái Hà lại có sự kiện bất thường. Bất thường vì càng xử càng thấy mình ngu và rước nhục lây vào người nên quan tòa tự ý tuyên bố chấm dứt, cắt đi một cấp xử phá án cho nó tiện việc sổ sách! Qủa thật, ngoài Việt cộng ra, chẳng có một cái chế độ nào có thể làm được việc “ kinh thiên động địa” đến như thế! Sợ chưa?

Khi cả nước đã trao nhau ngành Vạn Tuế, Công Lý ngự trị mọi nơi, mọi nhà, giặc cộng không cần đánh cũng phải tan.