Đã từ lâu hình ảnh ngôi nhà thờ với tháp chuông v¬ươn cao thiêng liêng và cổ kính đã ăn sâu và hoà quyện trong những nét đẹp của nền văn hoá đất Việt. Cùng với “Cây đa, bến nước, mái đình”, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn còn đó, lắng đọng hình ảnh của một làng quê thanh bình những¬ nét nhạc dung dị của nhạc sỹ Văn Cao “. ..Làng tôi xanh bóng tre từng tiếng chuông ban chiều tiếng chuông nhà thờ ngân...” .

(ảnh minh hoạ bức tranh của Salvado dali)
Trong áng văn đẹp nhất của tiểu thuyết Mùa hoa giẻ (Tuyểu thuyết tình yêu nổi tiếng từ thế kỷ trước) khi tả về non nước Quảng Bình, nhà văn Văn Linh đã viết “...Bên kia cánh đồng, sau luy tre xanh thẳm, tháp chuông nhà thờ nhô cao, giống hệt một người bút khổng lồ đang phác vẽ vào nền cao những áng mây mùa hè dịu mát và những cánh chim..” Ngay lúc này đây đi trên phố phường Hà nội ta vẫn nghe thấy đâu đó trong một con phố cổ, thoảng lời ca quen thuộc “...Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chông ngân, ta còn em…”

Cũng đã từ lâu giáo lý của người Công giáo với đặc trưng “Yêu thương và phục vụ, bác ái” đã làm giàu thêm các giá trị, các chuẩn mực đạo đức dân tộc. Bên cạnh những quy phạm pháp luật, Giáo lý công giáo là những quy phạm đạo đức điều chỉnh hành vi xã hội, hành vi gia đình và hành vi cá nhân mỗi con người một cách tự giác nhất.

Từ hành vi của mỗi con người chúng ta đang chung tay xây dựng môi trường sống, xã hội cộng đồng. Thế thì hơn lúc hết nào giáo lý Công giáo đang quá cần thiết cho chính chúng ta và con em chúng ta để được sống trong môi trường xã hội đầy “yêu thương và bác ái”. Cái xã hội mà cả nhân loại hằng mong muốn h¬ướng tới. Hơn 80 triêu người dân Việt ôm trong lòng mình 8 triệu người Công giáo (10/%) Đã có ai thử tính xem có 0,00... bao nhiêu % trong số tội phạm, tham nhũng, tệ nạn xã hội. .. là ngời công giáo ( Tôi mới hay biết vừa đây thôi chính phủ Nga quyết định đa tôn giáo vào chương trình giảng dạy tại các trường công lập)

Và cũng đã từ lâu, dẫu lịch sử phát triển của Công giáo trên giải đất Việt nam là một cuộc thương khó mấy trăm năm dài dẵng, đau thương, oan khuất. Và hôm nay đây vẫn thua thiệt, vẫn đang âm thầm đi bên lề xã hội, nh¬ng với đức tin mãnh liệt vào “ Công lý và sự thật “ họ vẫn bùng cháy lên soi rọi cho chúng ta môi khi mất h¬ớng sống, ngã lòng, buông trôi trong xã hội đảo điên băng hoại và đang xuống cấp mọi mặt, Những “ Ma-sơ ”đã trở thành biểu tượng cao đẹp về lòng từ tâm lớn nhất có thể có được nơi trần thế này.

Còn nhớ câu thơ trong những ngày kháng chiến chống Pháp xa x¬a, ta thấy đồng bào Công giáo luôn nặng tình sẻ chia cùng dân tộc:

.... “Hỡi anh cán bộ trường sơn chân mềm đá xiết
Một ngày kia anh đi lại miền trung
Đồng bào ra mời nghỉ lại Phúc Đồng
Chuông cầu nguyện giáo đ¬ờng khuơ trăng mọc...


(Địa danh Phúc Đồng là một xóm đạo Quảng Bình)

Đúng thế, từ lâu rồi đã là nh¬ư thế, văn hoá, con ng¬ời, giáo lý Công giáo đã đi bên cạnh ta, thấm đẫm vào chúng ta hoà với chúng ta làm một. Và nếu ta cắt đi một phần văn hoá, giáo lý hay con ng¬ời Công giáo ấy là cắt đi một phần ta đó. Có ai ngu dại, cam lòng đánh đấm, cắt xé cơ thể của mình không...hậu quả thật khôn lường. Văn hào Ernest Hemingway đã cảnh báo “...Và nh¬ư thế Anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai, chuông nguyện hồn anh đó”

Vậy thì tại sao? để làm gì ? khi ai đó ngu dại, cam lòng cắn xé m¬ười phần trăm cơ thể của mình tại miền trung đất nước nơi giáo xứ Tam Toà mỏng manh, yếu ớt.

Lòng tôi quặn thắt khi bỗng thấy cả hệ thống thông tin đại chúng đông loạt loan tin dữ: người công giáo trở thành “ Thế lực thù địch” “Đối t¬ờng quá khích“ “Chà đạp lên lịch sử” “Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” “Huỷ hoại khu chứng tích chiến tranh” “Xung đột lương giáo,” “Chống đối chính quyền” “ Khởi tố bắt tạm giam” ...Tất cả bỗng ồn ào lên, bỗng sôi lên nh¬ư trong một cái chảo rang. như¬ một cuộc tổng diễn tập cho một trận tổng tấn công nào đấy.

Cái gì đã xẩy ra? kết cục sẽ là gì ?

Tôi không có ý định, không có thẩm quyền xét đoán, xác định sự thật Chính những kẻ nào đó gây ra sự việc trên là biết rõ, những ngườii có lương tri đã biết và đã thét to lên rồi và các nạn nhân đã là chứng nhân cho chính sự thật đau thương. Tôi muốn nói với vị tiến sĩ, với các cây bút dồi dào sức viết ở các báo, đài truyền thanh truyền hình... đang tích cực đ¬ưa tin, bình luận về sự kiên tại giáo xứ Tam toà hầu làm sáng lên thêm sự thật vốn dĩ đã sáng tỏ rồi:

- Rằng: lương dân (Người dân l¬ương thiện) không hung hãn, tàn bạo đánh cứớp nhau đến đổ máu nh¬ư thế đâu. Quê mẹ tôi ở Quảng bình, lương dân quê tôi dù bao đời nay tuy nghèo khó, nh¬ng có giáo dục và đôn hậu lắm. Chị tôi, anh tôi, ai đó quê tôi không mất dạy, không đánh đập c¬ướp phá tài sản của ai bao giờ đâu.

- Rằng: đã quy hoạch nhà thờ Tam Toà làm nơi “chứng tích tội ác Đế quốc Mỹ”, thế có quy hoạch, quyết định nào cấm không được sinh hoạt tôn giáo tại nơi thờ tự không? biết bao nhiêu đình, đền, chùa nhà thờ là di tích là chứng tích ngườii ta vân đang ngày ngày hành lễ đấy thôi.

- Rằng: mảnh đất giả dối, ngườii ta đã đào xới mấy chục năm nay, cạn kiệt hết rồi, hãy can đảm lên đến với miền đất mới, miền đất sự thật, sẽ có được công trình, tác phẩm lớn lao, có sự nghiệp dài lâu không bao giờ phải ăn năn tủi hổ.

Sự việc giáo xứ Tam toà đang diễn ra, nỗi đau, mất mát và sự sỉ nhục là quá lớn, kết cục của nó vẫn đang nằm trong những m¬u mô toan tính, điên khùng và tham bạo thì nỗi đau còn nối tiếp nỗi đau. Nếu tỉnh táo và có một chút lòng “Yêu thương bác ái” cùng hư¬ớng đến “Công lý và sự thật” thì kết cục vẫn là nỗi đau nh¬ưng sẽ vư¬ợt qua vì:

- Có đánh Linh mục vào giữa mặt, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa lòng cộng đồng lương dân mà bên dòng Nhật Lệ, nhà thờ được dựng lên “...giống hệt một người bút khổng lồ đang phác vẽ vào nền trời cao những đám mây mùa hè dịu mát và những cánh chim..” thì cũng cầm lòng được

- Có tịch thu Thánh Giá, nhục mạ biểu tượng thiêng liêng, bôi xấu người công giáo trên hệ thống thông tin đại chúng mà tiếng chuông nhà thờ được ngân nga, lời “Kinh Hoà bình” được tư¬ới tắm trong đời sống lương dân xứ quê ngoại thân thương này thì cũng đành lòng được.

- Có phá tan Thánh lễ, đánh đuổi, bắt giữ giáo dân, mà anh tôi, chị tôi. .. ở nơi xa xôi, cát sỏi ấy được sống trong “yêu thương bác ái”, thấy được “ánh sáng tin mừng” thì cũng cam lòng được.

Tôi chưa là một người Công giáo, nhưng tôi tin rằng, những người Công giáo họ cũng chấp nhận được, tha thứ được, nếu có thật sự hai điều này: “Bác ái, yêu thương và Công lý, Sự thật” và để có hai điều đó, thì phải biết “ăn năn, thống hối” mà thôi.

Nhưng, đó chỉ là một ước mơ thật xa vời so với thực tại mà tôi đang thấy.

Đấy là những trăn trở đêm dài thức cùng nỗi đau quê ngoại với những dự cảm đầy lo âu bất trắc. Tôi biết rằng danh hoạ Salvador Dali nổi tiếng thế giới không chỉ bởi những bức tranh “Hươu cao cổ bốc cháy” hay “hoài niệm thời gian”...mà phải kể đến bức tranh “Dự cảm về chiến tranh” - Bức tranh nói về cuộc nội chiến Tây ban nha, mô tả sự đau đớn một kẻ kỳ quái, dị hình, cắt xẻ cơ thể mình thành nhiều mảnh và từng mảnh đó đang bấu xé, dẫm đạp lên nhau mà không biết chính đó là cơ thể của mình.

Hà nội những ngày nóng bỏng