Hồi ký: Câu chuyện về một thời: Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945
Chính hôm Đức Cha Thịnh (Chaize) đang kinh lược xứ Mang Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tối hôm ấy ở Mang Sơn, chỉ nghe thấy tiếng súng nổ ầm ầm vùng Hà Nội, chưa biết là chuyện gì.
Mãi trưa hôm sau, vào 12 giờ trưa, Đức Cha và cha bộ Viết, cha xứ là cha Viên đang ăn cơm cùng cha Huyền và cha Bảo, thì thấy ông Quế (Jacques) là tây lai, coi trại bơm ở Đọi Đệp phóng ngựa lên, ông bảo tôi cần gặp Đức Cha vì có việc rất cần. Nên dù Đức Cha và các cha đang ăn cơm cũng phải trình Đức Cha để ông gặp. Ông nói: tối hôm qua, ở Hà Nội, người Nhật đ• đảo chính bắt hết các người Pháp, cả quân lẫn dân, và ra lệnh cho hết các người Pháp phải ra trình diện trong vòng ba ngày. Ai không ra trình diện, gặp đâu bắn đấy. Đức Cha phải về Hà Nội để trình diện. Đức Cha Thịnh nghe thấy vậy, ngài không ăn cơm nữa, bàn xem phải làm thế nào?
Các cha bàn: Đức Cha ở Mang Sơn không được, vì tiện đường ô-tô muốn đến lúc nào cũng được. Đức Cha phải vào xứ Kẻ Bèo cũng thuộc huyện Duy Tiên, nhưng là đồng chiêm, hẻo lánh, đường xá không đi ô-tô được, rồi sau sẽ liệu. Đức Cha đành phải nghe.
Quãng một giờ chiều, mời Đức Cha xuống một chiếc thuyền nhỏ, không có mui, giáo dân lội đun thuyền vào Đồng Bào (Kẻ Bèo), cách xa độ 4; 5 cây số. Thuyền đi bình yên, không ai hỏi gì. Cả cha bộ Viết, ông Bất cũng vào Đồng Bào với Đức Cha.
Ngày hôm sau, cha chính Hoá quản lý Nhà Chung, cho người cầm giấy mời Đức Cha phải về Hà Nội ngay để trình diện.
Đức Cha rất lo, cha bộ Viết và ông Bất bàn với nhau: tiếng Nhật chẳng ai biết, viết tiếng Pháp sợ người Nhật không biết. Sau đành phải viết bằng chữ Hán: “Giám Mục Hà Nội hồi Hà Nội”. Viết vào một tấm bảng để trước chiếc xe tay của Đức Cha đang ngồi. Sáng hôm sau, Đức Cha ngồi một xe có tấm bảng đi trước, cha bộ Viết và ông Bất mỗi người một xe đi hộ vệ. Từ Đồng Văn, ba xe vẫn đi không gặp người Nhật nào, chẳng ai hỏi.
Khi lên đến cầu Giẽ có lính Nhật gác cầu. Các anh thấy một người Pháp đầu đội mũ tím, mặc áo tím, trước xe có tấm bảng, chắc các anh không biết chữ, các anh đứng yên một lúc, rồi mời Đức Cha vào trong trạm gác. Họ nói gì với nhau, rồi một anh rút kiếm cắm xuống đất gọi điện thoại. Mấy phút sau, thấy một hiến binh Nhật đi xe máy đến. Anh nhìn ngắm Đức Cha một lúc, rồi anh cũng cắm kiếm của anh xuống đất rồi gọi điện thoại. Độ 10 phút thấy một xe ô-tô của quân đội đến. Anh hiến binh mời Đức Cha cùng đi về Hà Nội. Từ bấy giờ về sau, con không biết thêm gì nữa. (Trích bài tường thuật của Cha Văn Đình Khánh)
Còn tiếp
Chính hôm Đức Cha Thịnh (Chaize) đang kinh lược xứ Mang Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tối hôm ấy ở Mang Sơn, chỉ nghe thấy tiếng súng nổ ầm ầm vùng Hà Nội, chưa biết là chuyện gì.
Mãi trưa hôm sau, vào 12 giờ trưa, Đức Cha và cha bộ Viết, cha xứ là cha Viên đang ăn cơm cùng cha Huyền và cha Bảo, thì thấy ông Quế (Jacques) là tây lai, coi trại bơm ở Đọi Đệp phóng ngựa lên, ông bảo tôi cần gặp Đức Cha vì có việc rất cần. Nên dù Đức Cha và các cha đang ăn cơm cũng phải trình Đức Cha để ông gặp. Ông nói: tối hôm qua, ở Hà Nội, người Nhật đ• đảo chính bắt hết các người Pháp, cả quân lẫn dân, và ra lệnh cho hết các người Pháp phải ra trình diện trong vòng ba ngày. Ai không ra trình diện, gặp đâu bắn đấy. Đức Cha phải về Hà Nội để trình diện. Đức Cha Thịnh nghe thấy vậy, ngài không ăn cơm nữa, bàn xem phải làm thế nào?
Các cha bàn: Đức Cha ở Mang Sơn không được, vì tiện đường ô-tô muốn đến lúc nào cũng được. Đức Cha phải vào xứ Kẻ Bèo cũng thuộc huyện Duy Tiên, nhưng là đồng chiêm, hẻo lánh, đường xá không đi ô-tô được, rồi sau sẽ liệu. Đức Cha đành phải nghe.
Quãng một giờ chiều, mời Đức Cha xuống một chiếc thuyền nhỏ, không có mui, giáo dân lội đun thuyền vào Đồng Bào (Kẻ Bèo), cách xa độ 4; 5 cây số. Thuyền đi bình yên, không ai hỏi gì. Cả cha bộ Viết, ông Bất cũng vào Đồng Bào với Đức Cha.
Ngày hôm sau, cha chính Hoá quản lý Nhà Chung, cho người cầm giấy mời Đức Cha phải về Hà Nội ngay để trình diện.
Đức Cha rất lo, cha bộ Viết và ông Bất bàn với nhau: tiếng Nhật chẳng ai biết, viết tiếng Pháp sợ người Nhật không biết. Sau đành phải viết bằng chữ Hán: “Giám Mục Hà Nội hồi Hà Nội”. Viết vào một tấm bảng để trước chiếc xe tay của Đức Cha đang ngồi. Sáng hôm sau, Đức Cha ngồi một xe có tấm bảng đi trước, cha bộ Viết và ông Bất mỗi người một xe đi hộ vệ. Từ Đồng Văn, ba xe vẫn đi không gặp người Nhật nào, chẳng ai hỏi.
Khi lên đến cầu Giẽ có lính Nhật gác cầu. Các anh thấy một người Pháp đầu đội mũ tím, mặc áo tím, trước xe có tấm bảng, chắc các anh không biết chữ, các anh đứng yên một lúc, rồi mời Đức Cha vào trong trạm gác. Họ nói gì với nhau, rồi một anh rút kiếm cắm xuống đất gọi điện thoại. Mấy phút sau, thấy một hiến binh Nhật đi xe máy đến. Anh nhìn ngắm Đức Cha một lúc, rồi anh cũng cắm kiếm của anh xuống đất rồi gọi điện thoại. Độ 10 phút thấy một xe ô-tô của quân đội đến. Anh hiến binh mời Đức Cha cùng đi về Hà Nội. Từ bấy giờ về sau, con không biết thêm gì nữa. (Trích bài tường thuật của Cha Văn Đình Khánh)
Còn tiếp