Ngày 1 tháng Chín vừa qua, ký giả Alessandra Nucci của The Catholic World Report cho đăng lại bức thư của các nữ đan sĩ dòng Trappist tại Syria gửi cho nhật báo Avvenire của HĐGM Ý.
Tháng 3 năm 2005, các nữ đan sĩ thuộc Đan Viện Xitô Valserena miền Tuscany, Ý, này quyết định di chuyển tới Aleppo, Syria, để thiết lập một cộng đồng đan tu mới ở đó. Họ muốn tiếp nối di sản của 7 đan sĩ từng chịu tử đạo tại Tibhirine, Algeria, năm 1997. Các nữ tu cương quyết noi gương 7 người đàn ông anh hùng này, những người đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và cho những người lân cận Algeria thân thương của họ, bất kể là Kitô hữu hay người Hồi Giáo.
Câu Thánh kinh hướng dẫn các nữ tu này là câu Tin Mừng Gioan 10:16: “Còn nhiều chiên khác chưa thuộc đàn chiên này mà Ta cũng phải chăm nom. Cả chúng nữa, chúng cũng sẽ nghe tiếng Ta”.
Khi đã an cư tại Aleppo, với sự chúc lành của cả Đại Diện Tông Tòa La Tinh và Giám Mục Maronite của Tartous, các nữ tu lập tức hiểu ngay được tầm quan trọng của việc giúp Kitô hữu Ả Rập tiếp tục ở lại Trung Đông, cũng như việc tôn trọng tính đa dạng trong truyền thống của họ. Dự án của các nữ tu lúc đó và mãi mãi vẫn là thiết lập một đan viện thường trực trên mảnh đất họ mua được gần biên giới giữa Syria và Lebanon, trong ngôi làng Maronite tên là Azeir, trên đỉnh đồi, xa hẳn các đô thị lớn. Đan viện chuyên phục vụ các cộng đồng Kitô Giáo hẻo lánh, tại một lãnh thổ đại đa số là Hồi Giáo nhưng là nơi phát xuất các truyền thống Kitô Giáo cổ xưa nhất.
Đối với các nữ tu, Syria tượng trưng cho nơi gặp gỡ giữa Đông và Tây, nơi Kitô Giáo vốn bắt đầu và lan qua Tiểu Á, Hy Lạp, Rôma, rồi Armenia và Ấn Độ, Trung Hoa, với các vị thánh như Afraate, Ephraim, Cyrus, Simeon Protostilite, Maron, Isaac thành Niniveh, và nhiều vị khác bước chân theo các ngài, như Gioan Kim Khẩu và Gioan Đamascenô.
Chính trong truyền thống trên, bất chấp mọi lo sợ và khốn khó, luôn bền bỉ với sứ mệnh của mình, các nữ tu cương quyết giữ cho đan viện tiếp tục hoạt động và cung cấp cho bất cứ ai cần dừng chân ở đấy dăm ba ngày, với một ngôi nhà thờ để lui tới.
Trên thực tế, các nữ tu đã và đang cung cấp một cái nhìn độc lập rất cần thiết hiện nay đối với các biến cố hết sức hỗn loạn đang diễn ra tại Syria, qua các phúc trình tận mắt đăng trên trang mạng của họ và trên nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Sau đây là nguyên văn lá thư họ viết ngày 29 tháng Tám, trong đó xem ra các nữ tu đang nín thở chờ đợi xem Tổng Thống Obama sẽ đưa ra hành động nào chống lại Syria.
Hôm nay, chúng tôi không còn lời nào, ngoại trừ lời Thánh Vịnh mà kinh nguyện phụng vụ đã đặt vào miệng lưỡi chúng tôi những ngày qua:
“Xin Ngài hăm dọa Con Thú bãi lau, hăm dọa đàn bò mộng, với lũ bò con là dân của chúng...; còn những dân hiếu chiến, xin Ngài đập tan tành... Từ cõi cao vời trong thánh điện, Giavê cúi xuống; từ trời cao, Người nhìn xuống trái đất, lắng nghe tiếng thở than của kẻ bị giam cầm và giải thoát người bị án tử... Lạy Thiên Chúa, xin lắng nghe lời con năn nỉ, xin che chở mạng sống con khỏi cơn sợ hãi kẻ thù; xin dấu con khỏi liên đoàn kẻ dữ, khỏi phường gian ác. Chúng mài lưỡi như mài gươm, giương cung thóa mạ độc địa... Chúng giúp nhau trong các thiết kế gian tà, thảo luận cách đặt chông gài bẫy. Chúng bảo ‘ai thấy chúng ta?’. Đấng ấy sẽ thấy, Đấng vào sâu tận đáy bản nhiên con người, tận đáy lòng họ... Hãy cất lời ca tán tụng Thiên Chúa của tôi, hãy nổi trống lên, hãy hát ca vinh quang Thiên Chúa với chũm chọe, hãy hoà thánh vịnh và thánh ca dâng lên Người, hãy hiển dương danh Người, hãy cầu khẩn thánh danh... Vì Chúa là Đấng Thiên Chúa sẽ phá tan các chiến tuyến!... Lạy Chúa, Ngài là Đấng Cao Cả, Ngài là Đấng Hiển Vinh, Ngài là Đấng mạnh mẽ diệu kỳ, không ai thắng nổi Ngài”.
Chúng tôi nhìn những người chung quanh; những công nhân ban ngày của chúng tôi đang hiện diện ở đây, ai nấy như lơ lửng, thẫn thờ: ‘họ đã quyết định tấn công chúng ta’. Hôm nay, chúng tôi tới Tartous... chúng tôi cảm thấy giận dữ, vô vọng, hết khả năng hiểu được chuyện này: dân chúng vẫn cố gắng hết sức để làm việc và sống một cách bình thường. Quí vị thấy các nông dân vẫn đang tưới tắm đất đai của họ, các phụ huynh vẫn đang mua sách vở cho niên học sắp bắt đầu, không thèm để ý tới việc con cái đòi mua đồ chơi hay chiếc càrem... Quí vị thấy người nghèo, nhiều lắm, vẫn đang cố gắng cạo sạch ít đồng tiền cắc. Phố xá đầy dân tị nạn “nội địa” Syria, từ khắp nơi kéo nhau về khu vực duy nhất còn tương đối sống được... Quí vị thấy vẻ đẹp của núi đồi ở đây, nụ cười trên gương mặt dân chúng, cái nhìn đáng yêu của một cậu bé sắp sửa gia nhập quân ngũ sẵn sàng tặng chúng tôi hai hay ba hạt đậu phọng có sẵn trong túi làm biểu hiệu cho tình đồng hành... Ấy thế mà quí vị nhớ lại đi người ta đã quyết định oanh kích chúng tôi vào ngày mai... Đơn giản thế đấy. Chỉ vì “đây là lúc phải làm một điều gì”, như đã được phát biểu trong các tuyên bố của những người quan trọng, những người ngày mai sẽ vừa nhâm nhi ly trà vừa coi truyền hình để theo dõi xem “việc can thiệp nhân đạo” của mình hữu hiệu đến chừng nào...
Có phải họ bắt chúng tôi phải hít hơi độc của những kho họ sẽ tấn công ngày mai, để trừng phạt chúng tôi vì những chất hơi mà chúng tôi vốn đã hít vào?
Dân chúng đang mỏi mắt mỏi tai trước màn ảnh truyền hình: họ chờ xem ông Obama sẽ nói gì!
Ông Obama nói gì? Liệu người trúng giải Nobel về hoà bình có ném xuống chúng tôi câu phán gây chiến hay không? Bất chấp mọi công lý, mọi lương tri, mọi xót thương, mọi khiêm hạ, mọi khôn ngoan?
Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng, các thượng phụ và giám mục đã lên tiếng, không biết bao chứng nhân đã lên tiếng, các phân tích gia và người có kinh nghiệm đã lên tiếng, ngay cả những người bất đồng với chế độ cũng đã lên tiếng... Ấy thế mà ở đây, tất cả chúng tôi phải chờ chỉ một lời của ông Obama vĩ đại? Và nếu không phải ông ta, thì hẳn phải là một ai khác đó. Không phải ông ta, “người vĩ đại” mà là Tên Gian Ác đang thực sự hành động trong những ngày này.
Vấn đề hiện nay là người ta đã trở nên quá dễ dãi đối với việc biến dối trá thành nghĩa cử cao đẹp, biến tư lợi lộ liễu thành mưu tìm công lý, biến nhu cầu tỏ ra mình mạnh mẽ và sẵn sàng sử dụng sức mạnh thành “trách nhiệm tinh thần không được làm ngơ...”
Và bất chấp mọi kiểu hoàn cầu hóa và mọi nguồn thông tin, dường như chẳng có điều chi được chứng nghiệm cả. Dường như không hề có những điều như một chút sự thật tối thiểu... Nghĩa là, người ta không hề muốn có bất cứ sự thật nào; cho dù trên thực tế sự thật quả có hiện hữu thật, và bất cứ ai trung thực cũng có thể tìm ra nó, nếu họ chịu tìm kiếm thực sự, nếu họ không bị ngăn cản bởi những người chuyên phục vụ các lợi ích khác.
Đang có điều gì đó sai lầm, điều gì đó hết sức nghiêm trọng... vì nhiều hậu quả sẽ giáng xuống đời sống của cả một dân tộc... điều đó diễn ra trong máu đang tràn ngập đường phố, mắt mũi và trái tim chúng tôi.
Thế thì lời nói còn có ích lợi chi? Tất cả đều bị tiêu diệt: một dân tộc bị tiêu diệt, các thế hệ trẻ bị trừ khử, trẻ em lớn lên múa may vũ khí, phụ nữ kết cuộc đơn độc và bị đủ thứ bạo lực nhắm vào... gia đình, truyền thống, nhà cửa, cơ sở tôn giáo, đền đài nói lên và duy trì lịch sử và do đó, gốc gác một dân tộc,... tất cả đều bị tiêu diệt...
Là Kitô hữu, chúng tôi chỉ biết dâng mọi sự trên cho lòng thương xót Chúa, liên kết chúng với máu Chúa Kitô, máu từng tạo nên sự cứu chuộc thế giới trong tất cả những người đau khổ.
Họ đang cố gắng giết chết hy vọng nhưng chúng tôi phải dùng hết sức mình để giữ nó lại. Với những người yêu mến Syria (yêu mến nhân loại, yêu mến sự thật...), chúng tôi xin quí vị cầu nguyện... lời cầu nguyện phong phú, tận đáy lòng, và can đảm.
Các nữ đan sĩ Dòng Trappist Azeir, Syria, 29 tháng Tám, 2013
Tháng 3 năm 2005, các nữ đan sĩ thuộc Đan Viện Xitô Valserena miền Tuscany, Ý, này quyết định di chuyển tới Aleppo, Syria, để thiết lập một cộng đồng đan tu mới ở đó. Họ muốn tiếp nối di sản của 7 đan sĩ từng chịu tử đạo tại Tibhirine, Algeria, năm 1997. Các nữ tu cương quyết noi gương 7 người đàn ông anh hùng này, những người đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và cho những người lân cận Algeria thân thương của họ, bất kể là Kitô hữu hay người Hồi Giáo.
Câu Thánh kinh hướng dẫn các nữ tu này là câu Tin Mừng Gioan 10:16: “Còn nhiều chiên khác chưa thuộc đàn chiên này mà Ta cũng phải chăm nom. Cả chúng nữa, chúng cũng sẽ nghe tiếng Ta”.
Khi đã an cư tại Aleppo, với sự chúc lành của cả Đại Diện Tông Tòa La Tinh và Giám Mục Maronite của Tartous, các nữ tu lập tức hiểu ngay được tầm quan trọng của việc giúp Kitô hữu Ả Rập tiếp tục ở lại Trung Đông, cũng như việc tôn trọng tính đa dạng trong truyền thống của họ. Dự án của các nữ tu lúc đó và mãi mãi vẫn là thiết lập một đan viện thường trực trên mảnh đất họ mua được gần biên giới giữa Syria và Lebanon, trong ngôi làng Maronite tên là Azeir, trên đỉnh đồi, xa hẳn các đô thị lớn. Đan viện chuyên phục vụ các cộng đồng Kitô Giáo hẻo lánh, tại một lãnh thổ đại đa số là Hồi Giáo nhưng là nơi phát xuất các truyền thống Kitô Giáo cổ xưa nhất.
Đối với các nữ tu, Syria tượng trưng cho nơi gặp gỡ giữa Đông và Tây, nơi Kitô Giáo vốn bắt đầu và lan qua Tiểu Á, Hy Lạp, Rôma, rồi Armenia và Ấn Độ, Trung Hoa, với các vị thánh như Afraate, Ephraim, Cyrus, Simeon Protostilite, Maron, Isaac thành Niniveh, và nhiều vị khác bước chân theo các ngài, như Gioan Kim Khẩu và Gioan Đamascenô.
Chính trong truyền thống trên, bất chấp mọi lo sợ và khốn khó, luôn bền bỉ với sứ mệnh của mình, các nữ tu cương quyết giữ cho đan viện tiếp tục hoạt động và cung cấp cho bất cứ ai cần dừng chân ở đấy dăm ba ngày, với một ngôi nhà thờ để lui tới.
Trên thực tế, các nữ tu đã và đang cung cấp một cái nhìn độc lập rất cần thiết hiện nay đối với các biến cố hết sức hỗn loạn đang diễn ra tại Syria, qua các phúc trình tận mắt đăng trên trang mạng của họ và trên nhật báo Avvenire của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Sau đây là nguyên văn lá thư họ viết ngày 29 tháng Tám, trong đó xem ra các nữ tu đang nín thở chờ đợi xem Tổng Thống Obama sẽ đưa ra hành động nào chống lại Syria.
Hôm nay, chúng tôi không còn lời nào, ngoại trừ lời Thánh Vịnh mà kinh nguyện phụng vụ đã đặt vào miệng lưỡi chúng tôi những ngày qua:
“Xin Ngài hăm dọa Con Thú bãi lau, hăm dọa đàn bò mộng, với lũ bò con là dân của chúng...; còn những dân hiếu chiến, xin Ngài đập tan tành... Từ cõi cao vời trong thánh điện, Giavê cúi xuống; từ trời cao, Người nhìn xuống trái đất, lắng nghe tiếng thở than của kẻ bị giam cầm và giải thoát người bị án tử... Lạy Thiên Chúa, xin lắng nghe lời con năn nỉ, xin che chở mạng sống con khỏi cơn sợ hãi kẻ thù; xin dấu con khỏi liên đoàn kẻ dữ, khỏi phường gian ác. Chúng mài lưỡi như mài gươm, giương cung thóa mạ độc địa... Chúng giúp nhau trong các thiết kế gian tà, thảo luận cách đặt chông gài bẫy. Chúng bảo ‘ai thấy chúng ta?’. Đấng ấy sẽ thấy, Đấng vào sâu tận đáy bản nhiên con người, tận đáy lòng họ... Hãy cất lời ca tán tụng Thiên Chúa của tôi, hãy nổi trống lên, hãy hát ca vinh quang Thiên Chúa với chũm chọe, hãy hoà thánh vịnh và thánh ca dâng lên Người, hãy hiển dương danh Người, hãy cầu khẩn thánh danh... Vì Chúa là Đấng Thiên Chúa sẽ phá tan các chiến tuyến!... Lạy Chúa, Ngài là Đấng Cao Cả, Ngài là Đấng Hiển Vinh, Ngài là Đấng mạnh mẽ diệu kỳ, không ai thắng nổi Ngài”.
Chúng tôi nhìn những người chung quanh; những công nhân ban ngày của chúng tôi đang hiện diện ở đây, ai nấy như lơ lửng, thẫn thờ: ‘họ đã quyết định tấn công chúng ta’. Hôm nay, chúng tôi tới Tartous... chúng tôi cảm thấy giận dữ, vô vọng, hết khả năng hiểu được chuyện này: dân chúng vẫn cố gắng hết sức để làm việc và sống một cách bình thường. Quí vị thấy các nông dân vẫn đang tưới tắm đất đai của họ, các phụ huynh vẫn đang mua sách vở cho niên học sắp bắt đầu, không thèm để ý tới việc con cái đòi mua đồ chơi hay chiếc càrem... Quí vị thấy người nghèo, nhiều lắm, vẫn đang cố gắng cạo sạch ít đồng tiền cắc. Phố xá đầy dân tị nạn “nội địa” Syria, từ khắp nơi kéo nhau về khu vực duy nhất còn tương đối sống được... Quí vị thấy vẻ đẹp của núi đồi ở đây, nụ cười trên gương mặt dân chúng, cái nhìn đáng yêu của một cậu bé sắp sửa gia nhập quân ngũ sẵn sàng tặng chúng tôi hai hay ba hạt đậu phọng có sẵn trong túi làm biểu hiệu cho tình đồng hành... Ấy thế mà quí vị nhớ lại đi người ta đã quyết định oanh kích chúng tôi vào ngày mai... Đơn giản thế đấy. Chỉ vì “đây là lúc phải làm một điều gì”, như đã được phát biểu trong các tuyên bố của những người quan trọng, những người ngày mai sẽ vừa nhâm nhi ly trà vừa coi truyền hình để theo dõi xem “việc can thiệp nhân đạo” của mình hữu hiệu đến chừng nào...
Có phải họ bắt chúng tôi phải hít hơi độc của những kho họ sẽ tấn công ngày mai, để trừng phạt chúng tôi vì những chất hơi mà chúng tôi vốn đã hít vào?
Dân chúng đang mỏi mắt mỏi tai trước màn ảnh truyền hình: họ chờ xem ông Obama sẽ nói gì!
Ông Obama nói gì? Liệu người trúng giải Nobel về hoà bình có ném xuống chúng tôi câu phán gây chiến hay không? Bất chấp mọi công lý, mọi lương tri, mọi xót thương, mọi khiêm hạ, mọi khôn ngoan?
Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng, các thượng phụ và giám mục đã lên tiếng, không biết bao chứng nhân đã lên tiếng, các phân tích gia và người có kinh nghiệm đã lên tiếng, ngay cả những người bất đồng với chế độ cũng đã lên tiếng... Ấy thế mà ở đây, tất cả chúng tôi phải chờ chỉ một lời của ông Obama vĩ đại? Và nếu không phải ông ta, thì hẳn phải là một ai khác đó. Không phải ông ta, “người vĩ đại” mà là Tên Gian Ác đang thực sự hành động trong những ngày này.
Vấn đề hiện nay là người ta đã trở nên quá dễ dãi đối với việc biến dối trá thành nghĩa cử cao đẹp, biến tư lợi lộ liễu thành mưu tìm công lý, biến nhu cầu tỏ ra mình mạnh mẽ và sẵn sàng sử dụng sức mạnh thành “trách nhiệm tinh thần không được làm ngơ...”
Và bất chấp mọi kiểu hoàn cầu hóa và mọi nguồn thông tin, dường như chẳng có điều chi được chứng nghiệm cả. Dường như không hề có những điều như một chút sự thật tối thiểu... Nghĩa là, người ta không hề muốn có bất cứ sự thật nào; cho dù trên thực tế sự thật quả có hiện hữu thật, và bất cứ ai trung thực cũng có thể tìm ra nó, nếu họ chịu tìm kiếm thực sự, nếu họ không bị ngăn cản bởi những người chuyên phục vụ các lợi ích khác.
Đang có điều gì đó sai lầm, điều gì đó hết sức nghiêm trọng... vì nhiều hậu quả sẽ giáng xuống đời sống của cả một dân tộc... điều đó diễn ra trong máu đang tràn ngập đường phố, mắt mũi và trái tim chúng tôi.
Thế thì lời nói còn có ích lợi chi? Tất cả đều bị tiêu diệt: một dân tộc bị tiêu diệt, các thế hệ trẻ bị trừ khử, trẻ em lớn lên múa may vũ khí, phụ nữ kết cuộc đơn độc và bị đủ thứ bạo lực nhắm vào... gia đình, truyền thống, nhà cửa, cơ sở tôn giáo, đền đài nói lên và duy trì lịch sử và do đó, gốc gác một dân tộc,... tất cả đều bị tiêu diệt...
Là Kitô hữu, chúng tôi chỉ biết dâng mọi sự trên cho lòng thương xót Chúa, liên kết chúng với máu Chúa Kitô, máu từng tạo nên sự cứu chuộc thế giới trong tất cả những người đau khổ.
Họ đang cố gắng giết chết hy vọng nhưng chúng tôi phải dùng hết sức mình để giữ nó lại. Với những người yêu mến Syria (yêu mến nhân loại, yêu mến sự thật...), chúng tôi xin quí vị cầu nguyện... lời cầu nguyện phong phú, tận đáy lòng, và can đảm.
Các nữ đan sĩ Dòng Trappist Azeir, Syria, 29 tháng Tám, 2013