CN 26C : Tại sao không cho người chết trở về cảnh cáo ?
Một nhà tư tưởng đã chỉ ra hai nguy cơ của sự giàu có mà thiếu tình thương như sau : Một là nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa : người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều tối quan yếu. Hai là nó khép kín lòng mình với tha nhân: người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay bên cổng nhà mình.
Vậy là từ sự khép kín này ở trần gian họ đi thêm bước nữa để vào vòng khép kín của hoả ngục. Hoả ngục chính là sự kéo dài của tình trạng khép kín này: người ta vẫn mãi xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Hố ngăn cách càng được đào sâu và rộng bao nhiêu, đời sau người ta sẽ hết phương trở về bấy nhiêu. Thế nên thật chí lý khi nói rằng: "Con người đã tự phán xử chính mình ngay ở đời này."
Nhưng, đọc tiếp dụ ngôn, có lẽ chúng ta không đồng ý với Abraham, tức là không đồng ý với Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu : "Ông nhà giàu nói : 'Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.' Ông nhà giàu nói : 'Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ. Mo-sê và các ngôn sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.
Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, giây phút này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi,” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi,” đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2013, ta bị chạm ngay.
Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, ngôn sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.
Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo ? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này, điểm chính vẫn là không được sống kép mình lại, ... nhưng ta cứ thử tìm xem.
Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về, với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.
1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì : sợ. Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.
Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.
Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố : Bằng chứng rõ nhất không có Chúa đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.
Giả như ai nói “làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (cảnh cáo ! vi cảnh !). Còn ai cả gan chửi Chúa : Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này ! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá ! liền bị Thiên Lôi lôi ngã xuống đất... . Thì làm sao ? Sẽ có rất nhiều người tin vào Chúa, tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã lỡ dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.
Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống. Vì Chúa không muốn người ta hoán cải, chỉ vì sợ hãi.
2. Tuy nhiên, cũng có thể theo như lý luận của dụ ngôn, kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ :
Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ đi vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, tử vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn, là một tháng, rồi lại lăn xả vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền ; và trên bình diện đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.
Thiên Chúa có thể mặc khải cho con người nhìn thấy rõ ràng trước mắt sự đau khổ mà con người phải chịu khi sống ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu. Thấy như thế, ắt con người sẽ sợ hãi và thay đổi cách sống. Nhưng nếu thay đổi cách sống tốt hơn chỉ vì sợ hãi, thì tính ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu vẫn còn nằm trong bản tính của họ. Và sự tốt đẹp hay tình thương họ thể hiện chỉ là bề ngoài và giả dối thôi.
Thiên Chúa muốn con người thay đổi nên tốt hơn và sống yêu thương hơn, nhưng không phải vì sợ hãi, vì áp lực bên ngoài như thế. Ngài muốn con người được tự do đúng theo phẩm giá cao cả của họ. Nếu có thay đổi khiến cuộc sống của họ tốt đẹp và yêu thương nhiều hơn thì phải do chính con người tự nhận ra điều đó là tốt đẹp, rồi họ tự nguyện và cố gắng thực hiện điều đó, nghĩa là hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và tình yêu đầy tự do của họ.
Vì thế, Thiên Chúa chỉ dùng những sứ điệp qua người này người kia Ngài sai đến để gợi ý giúp con người giác ngộ con đường họ phải theo, rồi để họ tự do theo hay không theo tùy ý họ. Như thế cái tốt đẹp của họ mới là tốt đẹp từ trong bản chất, và sự yêu thương họ tỏ lộ ra mới là tình thương đích thực. Chỉ có thứ yêu thương ấy mới có giá trị và mới phù hợp với phẩm giá người công dân của Nước Trời.
Vậy, cho dù hiện nay chúng ta giầu hay nghèo, chúng ta cần sống theo thánh ý của Thiên Chúa là sống có tình thương thật sự. Nếu giàu có, ta cần biết chia sẻ với những người nghèo khổ hơn chúng ta. Nếu nghèo khó, chúng ta vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh sống ấy đồng thời nỗ lực vươn lên trong tinh thần «đói cho sạch, rách cho thơm». Đừng bao giờ vì thiếu thốn, nghèo khổ mà làm điều gì trái với lương tâm, trái với sự công bằng hay tình thương của mình. Có thế, ta mới xứng đáng được Thiên Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Một nhà tư tưởng đã chỉ ra hai nguy cơ của sự giàu có mà thiếu tình thương như sau : Một là nó khép kín lòng mình với Thiên Chúa : người ta bằng lòng với những lạc thú trần gian mà quên đi đời sống vĩnh cửu là điều tối quan yếu. Hai là nó khép kín lòng mình với tha nhân: người ta không còn nhìn thấy người nghèo nằm ngay bên cổng nhà mình.
Vậy là từ sự khép kín này ở trần gian họ đi thêm bước nữa để vào vòng khép kín của hoả ngục. Hoả ngục chính là sự kéo dài của tình trạng khép kín này: người ta vẫn mãi xa cách Thiên Chúa và tha nhân. Hố ngăn cách càng được đào sâu và rộng bao nhiêu, đời sau người ta sẽ hết phương trở về bấy nhiêu. Thế nên thật chí lý khi nói rằng: "Con người đã tự phán xử chính mình ngay ở đời này."
Nhưng, đọc tiếp dụ ngôn, có lẽ chúng ta không đồng ý với Abraham, tức là không đồng ý với Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu đặt vào miệng Abraham câu trả lời cho lời van xin của người giàu : "Ông nhà giàu nói : 'Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.' Ông nhà giàu nói : 'Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.' Ông Áp-ra-ham đáp : 'Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Ta không đồng ý, là bởi vì người chết hiện về nói, là hiệu quả chứ. Mo-sê và các ngôn sứ thì xa xưa rồi, chắc họ nói cho ai chứ đâu phải cho mình, còn kẻ chết hiện về, đích thị là nói cho mình, mình tin ngay. Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. Nay đã thấy quan tài, mà là quan tài sống, tức người chết trong quan tài hiện về nói, chắc phải đổ lệ thôi. Vì nó sờ tới gáy của mình.
Bằng chứng hiện nay, khi nghe tin thấy Đức Mẹ khóc chỗ này, nhỏ lệ chỗ kia, ta ùn ùn kéo tới, vì xem đó như sứ điệp đụng tới ta, giây phút này. Còn Mẹ hiện ra “năm xưa trên cây sồi,” thì là năm xưa rồi, lại còn “làng Fatima xa xôi,” đâu có đụng gì, chạm gì tới gáy của ta đâu. Cho nên cũng là những lời kêu gọi hoán cải năm xưa 1917 của Mẹ Fatima, thì ta không nghe, nhưng nếu nó là giọt lệ hôm nay 2013, ta bị chạm ngay.
Cũng vậy, Mosê thì xưa rồi, ngôn sứ đã quá xa, ta quên hết, nhưng nếu kẻ chết, mới chết thôi hiện về, ta thấy gáy ta lạnh ngay, thay đổi lối sống tức thì. Thay được bao lâu không biết, nhưng chắc chắn là thay.
Nhưng tại sao Chúa không cho người chết hiện về cảnh cáo ? Chắc Ngài cũng có lý do mà ta thử tìm. Dĩ nhiên dụ ngôn người phú hộ và Lazarô không có ý dạy ta về điều này, điểm chính vẫn là không được sống kép mình lại, ... nhưng ta cứ thử tìm xem.
Giả như Chúa cho người chết hiện về. Dụ ngôn giảm nhẹ mức độ, bằng cách chỉ xin cho Lazarô hiện về, chứ nếu muốn hiệu quả, phải chính người phú hộ hiện về, với bộ quần áo rực lửa, thân hình đen đủi đớn đau, mặt phỏng độ chín, thì chắc phải hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ người phú hộ đang mặc cả, nếu Chúa cho Lazarô về, ông sẽ nài thêm, “thôi để con về, con biết cách nói cho 5 anh em con hoán cải.” Nhưng xin cho Lazarô về đã không được, nên ông chẳng thể nài thêm.
1. Giả như Chúa cho người chết hiện về, và như chúng ta vừa phân tích, thế nào 5 anh em kia cũng sẽ sợ mà hoán cải. Chúng ta vừa nói chữ gì : sợ. Họ sợ hãi và hoán cải. Họ sợ vì họ thấy quan tài, nên phải đổ lệ, chứ nếu không phải Lazarô, và nhất là không phải anh ruột của mình hiện về, chắc chắn họ cũng chưa, cũng không hoán cải đâu, vì chưa lạnh gáy. Khi làm điều gì vì sợ, thì không còn tự do, và vì thế cũng mất giá trị.
Một cô gái yêu chàng trai kia vì sợ, tình yêu đó đâu có giá trị. Chúa chẳng muốn người ta yêu Chúa, chỉ vì sợ hãi. Chúa chẳng muốn người ta tin Chúa, chỉ vì sợ hãi.
Trong một buổi diễn thuyết về tin có Chúa, một cử toạ đứng lên mạnh mẽ tuyên bố : Bằng chứng rõ nhất không có Chúa đó là không có một kẻ nào tuyên bố không có Chúa, hoặc tệ hơn nữa, chửi rủa Chúa, mà bị Chúa cho sét đánh chết cả.
Giả như ai nói “làm gì có Chúa,” là bị cứng lưỡi 5 phút (cảnh cáo ! vi cảnh !). Còn ai cả gan chửi Chúa : Chúa đi chơi đâu rồi mà để tôi bị oan thế này ! Hoặc, Chúa gì mà ác quá vậy, thất thiên thất đức quá ! liền bị Thiên Lôi lôi ngã xuống đất... . Thì làm sao ? Sẽ có rất nhiều người tin vào Chúa, tin có Chúa. Nhưng tin vì sợ chứ không tin vì yêu. Chúa không muốn người ta tin Chúa, yêu Chúa, chỉ vì sợ, chỉ vì không còn con đường nào khác. Chúa đã lỡ dựng nên con người có tự do, thì Chúa cũng tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do không tin Chúa, tự do đi vào hoả ngục.
Vậy là ta tạm tìm lý do, tại sao Chúa không cho kẻ chết hiện về cảnh cáo người sống. Vì Chúa không muốn người ta hoán cải, chỉ vì sợ hãi.
2. Tuy nhiên, cũng có thể theo như lý luận của dụ ngôn, kẻ chết có về, họ cũng chẳng sợ. Ta thử đưa một ví dụ :
Ai chẳng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hoặc mạnh hơn, ma tuý là kẻ giết người. Ấy vậy mà vẫn cứ đi vào. Nếu bạn mình chết vì hút thuốc, tử vì nàng tiên nâu, thì mình sợ, bỏ vài bữa, hay hơn, là một tháng, rồi lại lăn xả vào lại ngay. Cho nên làm vì sợ, không vững bền ; và trên bình diện đạo, làm vì sợ, yêu vì sợ chẳng có giá trị gì.
Thiên Chúa có thể mặc khải cho con người nhìn thấy rõ ràng trước mắt sự đau khổ mà con người phải chịu khi sống ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu. Thấy như thế, ắt con người sẽ sợ hãi và thay đổi cách sống. Nhưng nếu thay đổi cách sống tốt hơn chỉ vì sợ hãi, thì tính ích kỷ, vô tình, độc ác, thiếu tình yêu vẫn còn nằm trong bản tính của họ. Và sự tốt đẹp hay tình thương họ thể hiện chỉ là bề ngoài và giả dối thôi.
Thiên Chúa muốn con người thay đổi nên tốt hơn và sống yêu thương hơn, nhưng không phải vì sợ hãi, vì áp lực bên ngoài như thế. Ngài muốn con người được tự do đúng theo phẩm giá cao cả của họ. Nếu có thay đổi khiến cuộc sống của họ tốt đẹp và yêu thương nhiều hơn thì phải do chính con người tự nhận ra điều đó là tốt đẹp, rồi họ tự nguyện và cố gắng thực hiện điều đó, nghĩa là hoàn toàn xuất phát từ thiện chí và tình yêu đầy tự do của họ.
Vì thế, Thiên Chúa chỉ dùng những sứ điệp qua người này người kia Ngài sai đến để gợi ý giúp con người giác ngộ con đường họ phải theo, rồi để họ tự do theo hay không theo tùy ý họ. Như thế cái tốt đẹp của họ mới là tốt đẹp từ trong bản chất, và sự yêu thương họ tỏ lộ ra mới là tình thương đích thực. Chỉ có thứ yêu thương ấy mới có giá trị và mới phù hợp với phẩm giá người công dân của Nước Trời.
Vậy, cho dù hiện nay chúng ta giầu hay nghèo, chúng ta cần sống theo thánh ý của Thiên Chúa là sống có tình thương thật sự. Nếu giàu có, ta cần biết chia sẻ với những người nghèo khổ hơn chúng ta. Nếu nghèo khó, chúng ta vui vẻ chấp nhận hoàn cảnh sống ấy đồng thời nỗ lực vươn lên trong tinh thần «đói cho sạch, rách cho thơm». Đừng bao giờ vì thiếu thốn, nghèo khổ mà làm điều gì trái với lương tâm, trái với sự công bằng hay tình thương của mình. Có thế, ta mới xứng đáng được Thiên Chúa ân thưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm