Hoàn cảnh ra đời
Trong kỳ họp thường niên lần thứ XII của HĐGM Việt Nam tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon, Thư Chung được soạn thảo đề ngày 10 tháng Mười năm 2013 nhằm công bố cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam được biết “định hướng và chương trình mục vụ” trong ba năm tới đây của Hội Thánh tại Việt Nam. Mở đầu thư là lời chào và lời cám ơn các tín hữu đã cầu nguyện cho kỳ Đại Hội. Nội dung Thư Chung được chứa đựng trọn vẹn trong 7 số. Phần kết thúc là lời cầu nguyện với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để xin các Ngài bầu cử cho thế hệ con cháu biết sống theo gương đức tin sáng chói mà các bậc tiền nhân để lại.
Vấn nạn thực tiễn
Làm thế nào để sống triệt để Tin Mừng như Chúa Giêsu, Người đã đến trần gian để không những rao giảng Nước Thiên Chúa mà còn bảo vệ các nạn nhân của bất công và bênh vực những người bị gạt ra ngoài lề của xã hội ? (x. số 3). Trước tình trạng nhiều người bỏ đạo tại nhiều nước, Giáo Hội tại Việt Nam cần làm gì để tránh “rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới” ? (số 4). Đó là những trăn trở của các Đấng Bản Quyền tại các giáo phận ở Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.
Trọng tâm
Thư Chung đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” như là hướng đi cho Giáo Hội tại Việt Nam trong ba năm tới. Điều này cũng phù hợp với đường hướng của Giáo Hội Hoàn Vũ nói chung thể hiện qua kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII nhóm họp tại Rôma từ ngày 7 đến ngày 28 tháng Mười 2012, cách riêng với bối cảnh trong năm nay Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 25 năm Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (x. số 2).
Quá trình thực hiện
“Kế hoạch mục vụ” này sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm, bắt đầu từ 2014 đến hết 2016. Cụ thể là trong năm 2014 đặt trọng tâm vào “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”, năm 2015 đề cao “Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn”, và cuối cùng năm 2016 thực thi “Phúc Âm hóa đời sống xã hội” (x. số 4).
Trong đó, “Phúc Âm hóa đời sống gia đình” được ưu tiên thực hiện ngay trong năm đầu tiên của chương trình mục vụ, năm 2014, vì gia đình có mối tương quan chặt chẽ với Giáo Hội: “Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình” (số 5). Với tầm quan trọng này, các Đức Giám Mục mời gọi mỗi tín hữu hãy “xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng” (số 6).
Về phía Giáo Hội Việt Nam cũng nêu ra những hành động cụ thể để nâng đỡ gia đình, như : lưu tâm đến các khóa học hỏi giáo lý dành cho các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân ; đồng hành với các gia đình trẻ ; nâng đỡ những trường hợp nhôn nhân đổ vỡ ; cổ võ các phong trào hiệp hội dấn thân phục vụ gia đình ; mỗi giáo phận nên chú trọng đến việc đào tạo những chuyên viên về mục vụ gia đình. (x. số 7).
Ưu tư cá nhân
1. Ngoài những hoạt động tiêu biểu phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương trên toàn quốc như đã nêu ở trong Thư Chung, thiết nghĩ Ủy Ban Mục Vụ Gia đình trực thuộc HĐGM Việt Nam đóng vai trò chủ động trong việc soạn thảo cẩm nang áp dụng chung cho các giáo phận học hỏi, tổ chức những buổi thuyết trình liên quan đến đề tài Phúc Âm hóa đời sống gia đình, nhất là nếu có thể quy tụ một kỳ đại hội gia đình trên cấp độ toàn quốc như là cao điểm của năm này.
2. Tất cả chỉ là khởi đầu và vẫn còn phải tiếp tục đào sâu. Giáo Hội Việt Nam trong ba năm vừa qua (2010-2013) không phải là đã thực hiện xong mục tiêu đề ra là “sống ý nghĩa Giáo Hội : màu nhiệm - hiệp thông - sứ vụ”. Chính vì thế, để xuyên suốt hướng đi, Thư Chung lần này cũng có nhắc lại mục tiêu ấy và cũng tái khẳng định kế hoạch mục vụ được trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thời còn làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vào dịp kỷ niệm 20 năm bế mạc Công Đồng Vaticano II đã có lý khi nói rằng : “Không có Giáo Hội trước hay sau Công Đồng mà chỉ có một và duy nhất Giáo Hội đang tiến về phía Thiên Chúa, càng ngày càng đào sâu và càng hiểu biết hơn kho tàng đức tin mà chính Người đã trao phó cho Giáo Hội” (x. Joseph RATZINGER, Entretien sur la foi, Fayard, 1985, trang 37).
Ngày 23 tháng 11 năm 2013
Trong kỳ họp thường niên lần thứ XII của HĐGM Việt Nam tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon, Thư Chung được soạn thảo đề ngày 10 tháng Mười năm 2013 nhằm công bố cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa tại Việt Nam được biết “định hướng và chương trình mục vụ” trong ba năm tới đây của Hội Thánh tại Việt Nam. Mở đầu thư là lời chào và lời cám ơn các tín hữu đã cầu nguyện cho kỳ Đại Hội. Nội dung Thư Chung được chứa đựng trọn vẹn trong 7 số. Phần kết thúc là lời cầu nguyện với Các Thánh Tử Đạo Việt Nam để xin các Ngài bầu cử cho thế hệ con cháu biết sống theo gương đức tin sáng chói mà các bậc tiền nhân để lại.
Vấn nạn thực tiễn
Làm thế nào để sống triệt để Tin Mừng như Chúa Giêsu, Người đã đến trần gian để không những rao giảng Nước Thiên Chúa mà còn bảo vệ các nạn nhân của bất công và bênh vực những người bị gạt ra ngoài lề của xã hội ? (x. số 3). Trước tình trạng nhiều người bỏ đạo tại nhiều nước, Giáo Hội tại Việt Nam cần làm gì để tránh “rơi vào tình trạng băng giá của mùa đông đức tin như một số nơi trên thế giới” ? (số 4). Đó là những trăn trở của các Đấng Bản Quyền tại các giáo phận ở Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn hiện nay.
Trọng tâm
Thư Chung đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” như là hướng đi cho Giáo Hội tại Việt Nam trong ba năm tới. Điều này cũng phù hợp với đường hướng của Giáo Hội Hoàn Vũ nói chung thể hiện qua kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XIII nhóm họp tại Rôma từ ngày 7 đến ngày 28 tháng Mười 2012, cách riêng với bối cảnh trong năm nay Giáo Hội Việt Nam kỷ niệm 25 năm Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II tuyên phong 117 chứng nhân đức tin (x. số 2).
Quá trình thực hiện
“Kế hoạch mục vụ” này sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm, bắt đầu từ 2014 đến hết 2016. Cụ thể là trong năm 2014 đặt trọng tâm vào “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”, năm 2015 đề cao “Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và các cộng đoàn”, và cuối cùng năm 2016 thực thi “Phúc Âm hóa đời sống xã hội” (x. số 4).
Trong đó, “Phúc Âm hóa đời sống gia đình” được ưu tiên thực hiện ngay trong năm đầu tiên của chương trình mục vụ, năm 2014, vì gia đình có mối tương quan chặt chẽ với Giáo Hội: “Hội Thánh được gọi là gia đình của Thiên Chúa và mỗi gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia. Việc canh tân Hội Thánh phải được bắt đầu từ mỗi gia đình” (số 5). Với tầm quan trọng này, các Đức Giám Mục mời gọi mỗi tín hữu hãy “xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng” (số 6).
Về phía Giáo Hội Việt Nam cũng nêu ra những hành động cụ thể để nâng đỡ gia đình, như : lưu tâm đến các khóa học hỏi giáo lý dành cho các bạn trẻ chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân ; đồng hành với các gia đình trẻ ; nâng đỡ những trường hợp nhôn nhân đổ vỡ ; cổ võ các phong trào hiệp hội dấn thân phục vụ gia đình ; mỗi giáo phận nên chú trọng đến việc đào tạo những chuyên viên về mục vụ gia đình. (x. số 7).
Ưu tư cá nhân
1. Ngoài những hoạt động tiêu biểu phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương trên toàn quốc như đã nêu ở trong Thư Chung, thiết nghĩ Ủy Ban Mục Vụ Gia đình trực thuộc HĐGM Việt Nam đóng vai trò chủ động trong việc soạn thảo cẩm nang áp dụng chung cho các giáo phận học hỏi, tổ chức những buổi thuyết trình liên quan đến đề tài Phúc Âm hóa đời sống gia đình, nhất là nếu có thể quy tụ một kỳ đại hội gia đình trên cấp độ toàn quốc như là cao điểm của năm này.
2. Tất cả chỉ là khởi đầu và vẫn còn phải tiếp tục đào sâu. Giáo Hội Việt Nam trong ba năm vừa qua (2010-2013) không phải là đã thực hiện xong mục tiêu đề ra là “sống ý nghĩa Giáo Hội : màu nhiệm - hiệp thông - sứ vụ”. Chính vì thế, để xuyên suốt hướng đi, Thư Chung lần này cũng có nhắc lại mục tiêu ấy và cũng tái khẳng định kế hoạch mục vụ được trình bày trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI thời còn làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, vào dịp kỷ niệm 20 năm bế mạc Công Đồng Vaticano II đã có lý khi nói rằng : “Không có Giáo Hội trước hay sau Công Đồng mà chỉ có một và duy nhất Giáo Hội đang tiến về phía Thiên Chúa, càng ngày càng đào sâu và càng hiểu biết hơn kho tàng đức tin mà chính Người đã trao phó cho Giáo Hội” (x. Joseph RATZINGER, Entretien sur la foi, Fayard, 1985, trang 37).
Ngày 23 tháng 11 năm 2013