Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 9 tháng 11 Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc đến biến cố kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin.
Bức tường này là biểu tượng của sự ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói: Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ những dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khổ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, một nền văn hóa gặp gỡ sẽ ngày càng được phổ biến, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có những con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.
Bức tường Bá Linh đã được cộng sản Đông Đức xây dựng từ ngày 16 tháng 8 năm 1961. Trước khi bức tường này được xây dựng 3.5 triệu người Đông Đức đã tìm cách vượt biên giới sang tị nạn tại Tây Đức. Sau khi bức tường dài 155km được xây dựng cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi dân chúng vùng lên xô đổ bức tường này, khoảng 5000 người đã vượt được bức tường này bất chấp 302 tháp canh, 20 công sự chiến đấu. Gần 200 người đã bị công an biên phòng cộng sản bắn chết.
Nhận định về bức tường này với tổng thống Đức hôm 8 tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói:
“Đó là bức tường của cái chết chia cắt đất nước chúng ta trong nhiều năm. Nó quyết liệt tách con người, gia đình, hàng xóm và bạn bè. Vì vậy, đối với nhiều người, những gì xảy ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 đã bất ngờ mở ra một cánh cửa mới đối với tự do. Đặc biệt là sau một đêm dài và đau đớn của bạo lực và áp bức bởi một hệ thống độc tài toàn trị. Cuối cùng, nó gây ra sự bi quan nặng nề làm trống rỗng linh hồn. Dưới chế độ độc tài cộng sản, không có hành động nào dù khốn nạn đến đâu được coi là sai trái hay vô luân. Bất cứ điều gì củng cố các mục tiêu của chế độ đều được coi là tốt, ngay cả khi nó thật là tàn bạo."
Bức tường này là biểu tượng của sự ngăn đôi thành phố và sự chia rẽ ý thức hệ của Âu Châu và toàn thế giới.
Đức Thánh Cha nói: Sự sụp đổ đã xảy ra một cách bất thình lình, nhưng nó đã có thể xảy ra nhờ những dấn thân lâu dài và vất vả của biết bao nhiêu người đã đấu tranh, cầu nguyện, đau khổ, và hy sinh mạng sống của nhiều người. Trong số những người đó thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là người đã có một vai trò tác nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện để với sự trợ giúp của Chúa và sự cộng tác của mọi người thiện chí, một nền văn hóa gặp gỡ sẽ ngày càng được phổ biến, có khả năng đánh đổ tất cả mọi bức tường còn chia rẽ thế giới, và đừng xảy ra nữa cảnh các người vô tội bị bách hại và bị giết chết vì niềm tin và tôn giáo của họ. Ở đâu có một bức tường, là ở đó có những con tim đóng kín. Chúng ta cần các cây cầu, chứ không cần các bức tường.
Bức tường Bá Linh đã được cộng sản Đông Đức xây dựng từ ngày 16 tháng 8 năm 1961. Trước khi bức tường này được xây dựng 3.5 triệu người Đông Đức đã tìm cách vượt biên giới sang tị nạn tại Tây Đức. Sau khi bức tường dài 155km được xây dựng cho đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 khi dân chúng vùng lên xô đổ bức tường này, khoảng 5000 người đã vượt được bức tường này bất chấp 302 tháp canh, 20 công sự chiến đấu. Gần 200 người đã bị công an biên phòng cộng sản bắn chết.
Nhận định về bức tường này với tổng thống Đức hôm 8 tháng 12 năm 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói:
“Đó là bức tường của cái chết chia cắt đất nước chúng ta trong nhiều năm. Nó quyết liệt tách con người, gia đình, hàng xóm và bạn bè. Vì vậy, đối với nhiều người, những gì xảy ra vào ngày 09 tháng 11 năm 1989 đã bất ngờ mở ra một cánh cửa mới đối với tự do. Đặc biệt là sau một đêm dài và đau đớn của bạo lực và áp bức bởi một hệ thống độc tài toàn trị. Cuối cùng, nó gây ra sự bi quan nặng nề làm trống rỗng linh hồn. Dưới chế độ độc tài cộng sản, không có hành động nào dù khốn nạn đến đâu được coi là sai trái hay vô luân. Bất cứ điều gì củng cố các mục tiêu của chế độ đều được coi là tốt, ngay cả khi nó thật là tàn bạo."