Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói giới tinh hoa Giáo Hội, tạo ra các bè phái và khinh miệt người khác tức là đang tư nhân hóa các đức tin và không theo con đường của Chúa Giêsu. Ngài nói như trên trong bài giảng vào lễ buổi sáng ngày thứ năm (29 tháng 1) tại nhà nguyện Santa Marta.

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng là phản ánh về sự cần thiết là các Kitô hữu theo Chúa Giêsu trong cách mà Người muốn và không đi theo mô hình không chính xác như tư nhân hóa đức tin của chúng ta.

Ngài nói: "Chúa Giêsu đã cứu tất cả chúng ta., Đó là sự thật, nhưng không phải một kiểu chung chung. Tất cả chúng ta, mỗi một với họ và tên riêng của mình. Và đó là sự cứu rỗi cá nhân của chúng ta. Tôi thực sự được cứu rỗi, Chúa nhìn tôi, ban cuộc sống Người cho tôi, Người mở cánh cửa này, một cuộc sống mới cho tôi và mỗi người trong chúng ta có thể nói "Cho tôi." Nhưng có một nguy cơ quên đi rằng Người cứu chúng ta cách riêng rẽ cá nhân, mà đồng thời cứu ta như là một phần Dân Chúa hay là thành phần trong Cộng đồng. Chúng ta là dân của Người. Chúa luôn luôn cứu dân của mình. Từ thời điểm Người gọi Abraham và hứa hẹn sẽ làm cho họ người dân của mình. Và Chúa cứu chúng ta như là một phần của cộng đồng này. Đó là lý do tại sao tác giả lá thư cho người Do Thái nói với chúng ta rằng: "Chúng ta hãy quan tâm cho nhau." Không thể có sự cứu rỗi chỉ duy nhất cho tôi. Nếu đó là cách tôi hiểu sự cứu rỗi, tôi đã nhầm lẫn và đi vào con đường sai lầm. Việc tư nhân hóa của ơn cứu độ là con đường sai lầm. "

Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng có ba tiêu chuẩn để không không tư nhân hóa sự cứu rỗi: “Đức Tin vào Chúa Giêsu, Đấng thanh tẩy chúng ta, Đức Cậy khích lệ chúng ta nhìn tới những lời hứa và tiến đi về phía trước và Đức Mến là chăm sóc lẫn nhau, khuyến khích tất cả chúng ta thực hành bác ái và các việc lành. "

"Và khi tôi ở trong một giáo xứ, trong một cộng đồng - hoặc bất cứ trong đoàn thể gì - tôi hiện diện ở đó, tôi có thể tư nhân hóa sự cứu rỗi và hiện diện ở đó chỉ cótrên một mức độ xã hội nhỏ. Nhưng để không tư nhân hóa sự cứu rỗi, tôi cần phải tự hỏi mình rằng nếu tôi nói và thông truyền đức tin, tôi có nói chuyện và giao tiếp về đức tin, đức cậy và đức mến không. Nếu trong một cộng đồng cụ thể nào đó không có sự thông truyền giữa các thành phần và không khuyến khích lẫn nhau thực hành các ba nhân đức trọng yếu trên, thì các thành viên của cộng đồng đó đã tư nhân đức tin của họ. Mỗi người trong số họ đang tìm kiếm sự cứu rỗi của riêng mình hoặc cá nhân của mình, không phải là sự cứu rỗi của tất cả mọi người, sự cứu rỗi của dân Chúa. Và Chúa Giêsu đã cứu rỗi tất cả chúng ta, như là một phần của dân Chúa, trong một Giáo Hội."

Đức Giáo Hoàng cho thấy rằng tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái đưa ra một số lời khuyên thực tế rất quan trọng: “Đừng vắng mặt trong Cộng đồng mà mình là thành phần, như một số đã làm”. Đức Giáo Hoàng nói điều này sẽ xảy ra khi chúng ta thuộc về một cộng đoàn như vậy, trong giáo xứ hay cộng đồng và chúng ta phán đoán người khác, nhất là khi lại miệt thị đối với những người khác. Điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh, không phải là con đường mới và sống động của Chúa Giêsu.

"Họ khinh miệt những người khác, họ tránh xa những cộng đồng, họ tránh xa những người dân Chúa, họ đã tư nhân hóa sự cứu rỗi: sự cứu rỗi là dành cho tôi và nhóm nhỏ của tôi, nhưng không phải cho tất cả dân của Thiên Chúa. Và đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Đó là những gì chúng ta nhìn thấy và gọi đó là: “Các tầng lớp ưu tú được tuyển chọn trong Giáo Hội”. Khi các nhóm nhỏ như thế được tạo ra trong các cộng đồng dân Chúa, những người nói trên tin rằng họ là những Kitô hữu tốt và cũng có thể cho rằng mình đang hành động trong đức tin tốt, nhưng họ là những nhóm nhỏ, những người có đang tư nhân hóa sự cứu rỗi. "

Nhắc lại rằng Thiên Chúa cứu độ chúng ta như là một phần của dân Chúa, không phải là một phần của một nhóm ưu tú, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bài giảng của Ngài bằng cách thúc giục chúng ta phải xem xét liệu chúng ta có xu hướng tư nhân hóa đức tin của chúng ta theo cách này thay vì được gần gũi với dân Chúa và thực hành ba nhân đức của đức tin, cậy, mến.