Như đã biết, Đức GH Phanxicô vừa xác nhận 48 vị giáo phẩm làm thành viên của THĐ về Gia Đình năm 2015, sau khi các vị được các HĐGM quốc gia đề cử. John L. Allen Jr., phụ tá chủ bút của tạp chí Crux, dựa vào danh sách này, để đưa ra nhận định: tuy danh sách này chưa đầy đủ vì còn chờ các HĐGM khác đệ nạp danh sách và chính Đức Phanxicô bổ nhiệm các thành viên của các bộ và của riêng ngài, nhưng chỉ cần nhìn vào nó, người ta cũng thấy: không có lý do gì để tin rằng THĐ năm 2015 khác THĐ năm 2014 về độ tranh cãi sôi động, lắm khi đạt tới ngỡ ngàng.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng THĐ năm 2014 suy xét nhiều vấn đề về gia đình, trong đó, có nhiều vấn đề không gây tranh cãi chi cả như việc Giáo Hội cần làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các cặp vợ chồng luôn luôn trung thành, và việc Giáo Hội mong muốn xã hội phải đầu tư nhiều hơn vào gia đình.
Tuy nhiên, những vấn đề sau đã được tranh luận gay gắt tại THĐ này:
* Giáo Hội nên có thái độ chào đón ra sao đối với người đồng tính, lưỡng tính và biến tính (transgender)?
* Giáo Hội nên tích cực ra sao đối với các mối liên hệ “bất hợp lệ” như sống chung với nhau không cần cưới xin gì cả?
* Các người Công Giáo ly dị và sau đó kết hôn mà không được tuyên bố hôn nhân trước vô hiệu có nên được rước lễ hay không?
Dựa vào các nhân vật vừa được Đức Phanxicô xác nhận, người ta thấy các đóng góp trong THĐ năm 2015 sẽ hết sức đa dạng khiến cho các phiên họp sẽ sôi động ít nhất cũng bằng THĐ năm 2014.
Cũng như năm ngoái, các vị giáo phẩm Phi Châu xem ra sẽ có tiếng nói vang dội tại THĐ năm nay. Thí dụ, một trong hai đại diện của Kenya là Đức HY Njue của Nairobi. Ngài vốn nổi tiếng là người rất thẳng thắn trong việc bênh vực cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các phong thái văn hóa Phi Châu. Khi TT Barack Obama thăm Nairobi năm 2008 và lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Đức HY Njue lập tức phản pháo:
“Những người từng phá hoại xã hội của họ… đừng để họ trở thành thầy dạy để bảo chúng ta phải đi đâu. Tôi nghĩ chúng ta cần hành động theo các truyền thống và các niềm tin của chúng ta”.
Vị giám mục khác của Kenya là Đức Cha James Wainaina Kungu của Muranga thì nổi tiếng trong việc cổ vũ các chương trình bài AIDS trong giáo phận của ngài, gọi là “Nhà Trung Thành” dựa trên tiết dục và lòng trung thành hơn là ngừa thai.
Đức TGM Charles Palmer-Buckle của Ghana là một điển hình khác. Mới đây, ngài có đăng tải một kiến nghị tiền THĐ của một liên minh các nhà bảo thủ về văn hóa khắp thế giới lên trang Facebook của tổng giáo phận của ngài.
Nhóm “con thảo” trên kêu gọi Đức GH Phanxicô đưa ra lời tuyên bố rõ ràng chống lại việc bãi bỏ lệnh cấm rước lễ đối với người ly dị và tái hôn ở toà đời, và chống lại bất cứ sự thay đổi nào đối với chủ trương của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.
Đức Cha Gervais Bashimiyubusa, chủ tịch HĐGM Burundi và một đại biểu THĐ khác mới đây chỉ trích các cố gắng của Tây Phương nhằm vổ vũ việc ngừa thai, gọi ngừa thai là “một đe dọa đối với mọi gia đình Burundi”.
Tại Mỹ Châu La Tinh, tình hình có phức tạp hơn, vì có những tiếng nói mạnh thuộc cả hai khuynh hướng. Từ Á Căn Đình, Đức TGM José María Arancedo, hồi tháng Mười vừa qua, cho tờ La Nacion hay: “Nên có cởi mở đối với vấn đề người ly dị và tái hôn”.
Đức HY Mario Poli, người thay thế Đức Phanxicô tại TGP Buenos Aires, cũng có cùng một cung giọng, khi gọi việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ là một “vấn đề mục vụ” không liên hệ gì tới các vấn đề khác về luân lý tính dục như hôn nhân đồng tính.
Điều đáng lưu ý là các giám mục Á Căn Đình đã bầu Đức TGM Héctor Rubén Aguer của La Plata làm người dự khuyết, vì vị giáo phẩm này vốn nổi tiếng bảo thủ, có lần đã “đọ kiếm” với vị giáo hoàng tương lai trong những cuộc tranh luận tại bàn hội nghị.
Ở Chile cũng thế, Đức HY Ricardo Ezzati Andrello từng phát biểu ôn hòa về các vấn đề gia đình và ngài từng ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự của các cặp đồng tính, dù không được hưởng trọn quyền như các cuộc hôn nhân.
Đàng khác, Đức TGM Antonio Arregui Yarza của Ecuador là một thành viên tu hội Opus Dei, người từng lãnh đạo các giám mục nước này chống đối các biện pháp sinh sản “lành mạnh” và các cuộc kết hợp đồng tính trong tân hiến pháp quốc gia được thông qua năm 2008.
Phần lớn 4 đại biểu của Mễ Tây Cơ tại THĐ xem ra sẽ tham gia hàng ngũ các vị bảo thủ, trong đó có ĐC Rodrigo Aguilar Martínez của Tehuacán, người vốn lớn tiếng trong nhiều năm qua chống “các ý thức hệ phá hoại chính quan niệm gia đình”.
Từ Hoa Kỳ, 4 thành viên THĐ do HĐGM bầu ra dường như sẽ bỏ phiếu “không” chống lại việc thay đổi chủ trương truyền thống của Giáo Hội. Bốn vị này là Đức TGM Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch HĐ; Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, phó chủ tịch; Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia, người sẽ là chủ nhà đón tiếp Đức GH Phanxicô vào tháng Chín này tại ĐH Thế Giới Các Gia Đình do Tòa Thánh bảo trợ; và Đức TGM José Gómez của Los Angeles, vị giáo phẩm cao cấp nhất gốc Mỹ Châu La Tinh trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn của Crux năm 2014, Đức TGM Kurtz nói rằng các giám mục Hoa Kỳ nói chung thận trọng đối với việc thay đổi qui luật về những người ly dị và tái hôn, vì các ngài “rất quan ngại đối việc duy trì dây hôn phối, sự toàn vẹn của sợi dây này”.
Tuy nhiên, một số vị giáo phẩm Á Châu vừa được Đức GH Phanxicô xác nhận, xem ra cởi mở hơn đối với việc suy nghĩ lại. Đức TGM Bùi Văn Đọc của Việt Nam, chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, nói rằng vấn đề người ly dị và tái hôn làm rõ nét sự căng thẳng giữa “chân lý và bác ái” và cho biết chưa có câu trả lời hiển nhiên, gọi vấn đề này “khúc mắc” (knotty).
Cũng thế, hiện có những chủ trương tương phản nhau một cách mạnh mẽ nơi một số các giám mục Âu Châu. Đức TGM Georges Pontier của Marseille (Pháp) đã ra dấu cho thấy sự cởi mở đối với cách tiếp cận mới các vấn đề về gia đình. Trong một cuộc họp báo của Tòa Thánh vào năm ngoái, ngài nói rằng THĐ không nên chỉ lặp lại ngôn ngữ quen thuộc liên quan tới giáo huấn của GH về hôn nhân. Ngài cho biết: “đó không phải là điều Đức Thánh Cha mong muốn”.
Đức HY Vincent Nichols của Westminster (Anh), lúc kết thúc THĐ năm ngoái, tuyên bố rằng ngài sẽ ủng hộ việc rước lễ của người ly dị và tái hôn, sau điều ngài gọi là “con đường thống hối đầy đòi hỏi”.
Nhưng mặt khác, cũng có những vị bảo thủ văn hóa mạnh mẽ trong các giám mục Âu Châu, trong đó có Đức HY Wim Eijk của Hòa Lan và Đức HY Audrys Bačkis của Lithuania, người chắc chắn sẽ tham gia các cố gắng nhằm đẩy lui các đề xuất như trên.
Và cả từ Đại Dương Châu, cũng khó tiên đoán được chiều hướng tương lai. Thí dụ, HĐGM nhỏ bé của Tân Tây Lan có thể sẽ phái vị tân HY của họ là John Dew tới THĐ. Vị này vốn có thành tích ủng hộ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ. Nhưng ngài chỉ được bầu làm người dự khuyết, còn Đức Cha Charles Drennan của Palmerston North, mới là thành viên chính thức. Vị giáo phẩm này có một đường hướng tế nhị hơn đối với người ly dị và tái hôn.
Trong một khảo luận gần đây, Đức Cha Drennan cảnh cáo rằng các giải pháp đề xuất dựa vào lòng thương xót không được xâm hại tới “việc nhìn nhận sự thật”; ít nhất, ngài cũng cho thấy niềm hoài nghi nào đó đối với chủ trương cải cách.
THĐ năm 2015, vì thế, khó có thể đạt được nhất trí cao, ít nhất về những vấn đề hiện đang gây tranh cãi. Nó có thể là kính vạn hoa phản ảnh mọi điều dân Chúa, trong tính đa dạng của nó, đang ấp ủ. Lời hợp nhất cuối cùng của Đức GH Phanxicô vì thế mới là điều người ta mong đợi.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng THĐ năm 2014 suy xét nhiều vấn đề về gia đình, trong đó, có nhiều vấn đề không gây tranh cãi chi cả như việc Giáo Hội cần làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ các cặp vợ chồng luôn luôn trung thành, và việc Giáo Hội mong muốn xã hội phải đầu tư nhiều hơn vào gia đình.
Tuy nhiên, những vấn đề sau đã được tranh luận gay gắt tại THĐ này:
* Giáo Hội nên có thái độ chào đón ra sao đối với người đồng tính, lưỡng tính và biến tính (transgender)?
* Giáo Hội nên tích cực ra sao đối với các mối liên hệ “bất hợp lệ” như sống chung với nhau không cần cưới xin gì cả?
* Các người Công Giáo ly dị và sau đó kết hôn mà không được tuyên bố hôn nhân trước vô hiệu có nên được rước lễ hay không?
Dựa vào các nhân vật vừa được Đức Phanxicô xác nhận, người ta thấy các đóng góp trong THĐ năm 2015 sẽ hết sức đa dạng khiến cho các phiên họp sẽ sôi động ít nhất cũng bằng THĐ năm 2014.
Cũng như năm ngoái, các vị giáo phẩm Phi Châu xem ra sẽ có tiếng nói vang dội tại THĐ năm nay. Thí dụ, một trong hai đại diện của Kenya là Đức HY Njue của Nairobi. Ngài vốn nổi tiếng là người rất thẳng thắn trong việc bênh vực cả giáo huấn của Giáo Hội lẫn các phong thái văn hóa Phi Châu. Khi TT Barack Obama thăm Nairobi năm 2008 và lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Đức HY Njue lập tức phản pháo:
“Những người từng phá hoại xã hội của họ… đừng để họ trở thành thầy dạy để bảo chúng ta phải đi đâu. Tôi nghĩ chúng ta cần hành động theo các truyền thống và các niềm tin của chúng ta”.
Vị giám mục khác của Kenya là Đức Cha James Wainaina Kungu của Muranga thì nổi tiếng trong việc cổ vũ các chương trình bài AIDS trong giáo phận của ngài, gọi là “Nhà Trung Thành” dựa trên tiết dục và lòng trung thành hơn là ngừa thai.
Đức TGM Charles Palmer-Buckle của Ghana là một điển hình khác. Mới đây, ngài có đăng tải một kiến nghị tiền THĐ của một liên minh các nhà bảo thủ về văn hóa khắp thế giới lên trang Facebook của tổng giáo phận của ngài.
Nhóm “con thảo” trên kêu gọi Đức GH Phanxicô đưa ra lời tuyên bố rõ ràng chống lại việc bãi bỏ lệnh cấm rước lễ đối với người ly dị và tái hôn ở toà đời, và chống lại bất cứ sự thay đổi nào đối với chủ trương của Giáo Hội về đồng tính luyến ái.
Đức Cha Gervais Bashimiyubusa, chủ tịch HĐGM Burundi và một đại biểu THĐ khác mới đây chỉ trích các cố gắng của Tây Phương nhằm vổ vũ việc ngừa thai, gọi ngừa thai là “một đe dọa đối với mọi gia đình Burundi”.
Tại Mỹ Châu La Tinh, tình hình có phức tạp hơn, vì có những tiếng nói mạnh thuộc cả hai khuynh hướng. Từ Á Căn Đình, Đức TGM José María Arancedo, hồi tháng Mười vừa qua, cho tờ La Nacion hay: “Nên có cởi mở đối với vấn đề người ly dị và tái hôn”.
Đức HY Mario Poli, người thay thế Đức Phanxicô tại TGP Buenos Aires, cũng có cùng một cung giọng, khi gọi việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ là một “vấn đề mục vụ” không liên hệ gì tới các vấn đề khác về luân lý tính dục như hôn nhân đồng tính.
Điều đáng lưu ý là các giám mục Á Căn Đình đã bầu Đức TGM Héctor Rubén Aguer của La Plata làm người dự khuyết, vì vị giáo phẩm này vốn nổi tiếng bảo thủ, có lần đã “đọ kiếm” với vị giáo hoàng tương lai trong những cuộc tranh luận tại bàn hội nghị.
Ở Chile cũng thế, Đức HY Ricardo Ezzati Andrello từng phát biểu ôn hòa về các vấn đề gia đình và ngài từng ủng hộ các cuộc kết hợp dân sự của các cặp đồng tính, dù không được hưởng trọn quyền như các cuộc hôn nhân.
Đàng khác, Đức TGM Antonio Arregui Yarza của Ecuador là một thành viên tu hội Opus Dei, người từng lãnh đạo các giám mục nước này chống đối các biện pháp sinh sản “lành mạnh” và các cuộc kết hợp đồng tính trong tân hiến pháp quốc gia được thông qua năm 2008.
Phần lớn 4 đại biểu của Mễ Tây Cơ tại THĐ xem ra sẽ tham gia hàng ngũ các vị bảo thủ, trong đó có ĐC Rodrigo Aguilar Martínez của Tehuacán, người vốn lớn tiếng trong nhiều năm qua chống “các ý thức hệ phá hoại chính quan niệm gia đình”.
Từ Hoa Kỳ, 4 thành viên THĐ do HĐGM bầu ra dường như sẽ bỏ phiếu “không” chống lại việc thay đổi chủ trương truyền thống của Giáo Hội. Bốn vị này là Đức TGM Joseph Kurtz của Louisville, chủ tịch HĐ; Đức HY Daniel DiNardo của Galveston-Houston, phó chủ tịch; Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia, người sẽ là chủ nhà đón tiếp Đức GH Phanxicô vào tháng Chín này tại ĐH Thế Giới Các Gia Đình do Tòa Thánh bảo trợ; và Đức TGM José Gómez của Los Angeles, vị giáo phẩm cao cấp nhất gốc Mỹ Châu La Tinh trong hàng giáo phẩm Hoa Kỳ.
Trong một cuộc phỏng vấn của Crux năm 2014, Đức TGM Kurtz nói rằng các giám mục Hoa Kỳ nói chung thận trọng đối với việc thay đổi qui luật về những người ly dị và tái hôn, vì các ngài “rất quan ngại đối việc duy trì dây hôn phối, sự toàn vẹn của sợi dây này”.
Tuy nhiên, một số vị giáo phẩm Á Châu vừa được Đức GH Phanxicô xác nhận, xem ra cởi mở hơn đối với việc suy nghĩ lại. Đức TGM Bùi Văn Đọc của Việt Nam, chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, nói rằng vấn đề người ly dị và tái hôn làm rõ nét sự căng thẳng giữa “chân lý và bác ái” và cho biết chưa có câu trả lời hiển nhiên, gọi vấn đề này “khúc mắc” (knotty).
Cũng thế, hiện có những chủ trương tương phản nhau một cách mạnh mẽ nơi một số các giám mục Âu Châu. Đức TGM Georges Pontier của Marseille (Pháp) đã ra dấu cho thấy sự cởi mở đối với cách tiếp cận mới các vấn đề về gia đình. Trong một cuộc họp báo của Tòa Thánh vào năm ngoái, ngài nói rằng THĐ không nên chỉ lặp lại ngôn ngữ quen thuộc liên quan tới giáo huấn của GH về hôn nhân. Ngài cho biết: “đó không phải là điều Đức Thánh Cha mong muốn”.
Đức HY Vincent Nichols của Westminster (Anh), lúc kết thúc THĐ năm ngoái, tuyên bố rằng ngài sẽ ủng hộ việc rước lễ của người ly dị và tái hôn, sau điều ngài gọi là “con đường thống hối đầy đòi hỏi”.
Nhưng mặt khác, cũng có những vị bảo thủ văn hóa mạnh mẽ trong các giám mục Âu Châu, trong đó có Đức HY Wim Eijk của Hòa Lan và Đức HY Audrys Bačkis của Lithuania, người chắc chắn sẽ tham gia các cố gắng nhằm đẩy lui các đề xuất như trên.
Và cả từ Đại Dương Châu, cũng khó tiên đoán được chiều hướng tương lai. Thí dụ, HĐGM nhỏ bé của Tân Tây Lan có thể sẽ phái vị tân HY của họ là John Dew tới THĐ. Vị này vốn có thành tích ủng hộ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ. Nhưng ngài chỉ được bầu làm người dự khuyết, còn Đức Cha Charles Drennan của Palmerston North, mới là thành viên chính thức. Vị giáo phẩm này có một đường hướng tế nhị hơn đối với người ly dị và tái hôn.
Trong một khảo luận gần đây, Đức Cha Drennan cảnh cáo rằng các giải pháp đề xuất dựa vào lòng thương xót không được xâm hại tới “việc nhìn nhận sự thật”; ít nhất, ngài cũng cho thấy niềm hoài nghi nào đó đối với chủ trương cải cách.
THĐ năm 2015, vì thế, khó có thể đạt được nhất trí cao, ít nhất về những vấn đề hiện đang gây tranh cãi. Nó có thể là kính vạn hoa phản ảnh mọi điều dân Chúa, trong tính đa dạng của nó, đang ấp ủ. Lời hợp nhất cuối cùng của Đức GH Phanxicô vì thế mới là điều người ta mong đợi.