Chúa Nhật 23 TN - B
THỨ CÂM ĐIẾC ĐÁNG SỢ
(Dành cho Thiếu Nhi)
Trong giờ sinh học, cô giáo hỏi các em học sinh : "Đôi tai của chúng ta có chức năng gì?"
Một em trả lời : "Thưa cô, đôi tai có nhiều chức năng ạ. Thứ nhất là để nghe. Thứ hai là để cho mẹ em đeo kính (nhờ có hai tai mà kính không bị rớt đó). Và thứ ba là để cho ba em dắt bút chì, vì ba em làm nghề thợ mộc".
Đúng như em học sinh trả lời. Đôi tai có nhiều chức năng, nhưng chức năng quan trọng nhất vẫn là nghe. Còn chức năng của lưỡi là gì? Ngoài chức năng là cảm nhận các vị của đồ ăn thức uống, lưỡi còn có vai trò là định hình âm thanh khi ta nói. Không có lưỡi, hoặc lưỡi bị ngắn thì âm thanh phát ra sẽ không được định hình, và lúc đó sẽ bị câm hoặc bị ngọng.
Trong y học, có hai chứng bệnh được người ta ví như là anh em song sinh, đó là hai chứng bệnh nào chúng con biết không? Thưa là câm và điếc. Thằng nào có trước? Thằng điếc có trước. Vì sao? Vì như chúng con biết, ngôn ngữ là khả năng bắt chước. Chính vì điếc (nhất là điếc bẩm sinh) không nghe được, nên mới bị câm hoặc ngọng. Điếc còn được khuyến mãi, tặng kèm thứ gì nữa? Ạ, lác; người ta thường nói là “điếc lác” đó mà!
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh gì tại miền Thập Tỉnh? Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh câm điếc. Anh ta tên gì vậy? Thánh Macô không nói tên. Tạm gọi tên anh ta là Trần Câm Điếc nhé.
Chúa Giêsu đã thực hiện việc chữa lành cho anh Trần Câm Điếc bằng cách thức và quyền năng nào?
Chúa thực hiện một cách âm thầm, như thánh Marcô kể: “Ngài kéo anh ra khỏi đám đông”. Tại sao lại kéo anh ta ra khỏi đám đông? Tại vì Chúa không muốn kích động sự hiếu kỳ nơi dân ngoại; hơn nữa, không muốn dân chúng đi theo Chúa chỉ vì phép lạ.
Chúa thực hiện việc chữa lành không bằng các kỷ xảo như các nhà ảo thuật Hi Lạp, cũng không bằng những can thiệp y khoa như các thầy thuốc đương đại. Chúa chữa lành cho anh với quyền năng đến từ trời cao, thông qua sự tiếp xúc có tính cách bí tích: đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và bôi nước miếng vào lưỡi anh. Rồi Chúa ra lệnh: “Ep-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra”.
Hiệu quả ra sao? Hiệu quả hết sức ngoạn mục: “Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng” (Mc 7, 35). Anh ta có vui không. Chắc chắn là vui lắm. Vì anh đã có thể nghe được người ta nói, và nhất là nói chuyện được với người ta.
Có em nào ở đây bị điếc hay bị câm không? Cha tin chắc là không có ai. Nhưng đó là về thể lý, còn về tinh thần hay tâm hồn thì sao? Chúng con có dám chắc là mình không bị câm điếc về tâm hồn không?
Chúng con có thể bị câm về tâm hồn khi nào? Bị câm khi gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè hay người khác, không bao giờ dám nói về Chúa, hoặc về Lời Chúa cho họ nghe. Bị câm khi vào nhà thờ, không biết cất tiếng ca tụng vinh quang và quyền năng của Chúa.
Có người nói chuyện thì to lắm, hăng lắm, nhưng lại không mở miệng để thưa đáp, để hát ca chúc tụng ngợi khen Chúa; hoặc giả như có thưa có đáp đi nữa thì cũng yếu xiều như cái bánh bao chiều.
Có người có cái miệng rất đẹp rất duyên, nói cười có thêm cái lúm đồng tiền nữa, nhưng lại không bao giờ biết cất tiếng tạ ơn vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã yêu thương tặng ban cho mình.
Có người có cái miệng rộng mênh mông, ngoạm một cái đi luôn trái cam sành, vậy mà khi làm điều sai lỗi, không chịu nói lời xin lỗi; nhận được cái này cái kia người khác cho hay tặng, không nói được một lời cảm ơn. Tệ hơn vợ thằng Đậu!
Có người có cái miệng dẻo quẹo như kẹo kéo, nhưng không biết dùng để nói những lời an ủi động viên nâng đỡ bạn bè hay người khác khi họ gặp đau khổ, buồn phiền hay thất vọng, v.v… Rõ ràng những người như thế là những người đang bị câm về tinh thần đấy! Đúng không?
Cũng vậy, có người có hai lỗ tai rất thính, thính như tai dơi vậy, có điều lại thường dửng dưng không nghe lời kêu xin của người nghèo khổ bất hạnh.
Có người có đôi tai được trang điểm bằng những vòng khuyên bằng vàng rất xì-tin, nhưng lại không muốn nghe Lời của Chúa, của cha xứ, của các Giáo Lý Viên, cũng như của cha mẹ, thầy cô và các anh chị mình; hoặc không lắng nghe lời góp ý chân thành của người khác. Đó cũng là những người bị điếc về phương diện thiêng liêng.
Câm điếc về thể lý có khi chưa đáng sợ bằng điếc câm về linh hồn. Đành rằng câm điếc về thể lý cũng là một bất hạnh vì khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, có khi câm điếc về thể lý mà lại ít tội. Có đúng không chúng con? Thế cha hỏi nè : câm có nói tục chửi thề được không? Câm có cãi lộn, chửi lộn được không? Câm có nói hành nói xấu người khác được không? Câm có vu vạ cáo gian người khác được không? Không.
Rồi, điếc có nghe lời dụ dỗ làm điều xấu, điều bậy được không? Điếc có nghe được những lời mắng chửi của nguời khác để mà chửi lại được không? Không. Vậy thì bị câm điếc về thể lý đâu có đáng sợ và đáng tội như câm điếc về linh hồn. Vì sao? Vì người ta có thể mất phần rỗi linh hồn, tức là đánh mất sự sống đời đời.
Vậy vấn đề là chúng con có ý thức về tình trạng câm điếc thiêng liêng của mình để sám hối và tha thiết xin Chúa chữa lành hay không?
Lạy Chúa! Con là người câm và điếc trước tình yêu của Chúa và anh chị em con, vì con điếc đã không nghe thấy tiếng Chúa mời gọi con, dạy dỗ, an ủi và đỡ nâng con; con đã không nghe thấy những nhu cầu của anh em. Vì con câm nên không cất lên lời tạ ơn, sám hối và van xin tình yêu của Chúa; con không cất lên những tiếng nói đượm tình yêu thương tha thứ và cảm thông với anh em quanh con. Lạy Chúa! Xin hãy tha thứ và chữa lành cho con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
THỨ CÂM ĐIẾC ĐÁNG SỢ
(Dành cho Thiếu Nhi)
Trong giờ sinh học, cô giáo hỏi các em học sinh : "Đôi tai của chúng ta có chức năng gì?"
Một em trả lời : "Thưa cô, đôi tai có nhiều chức năng ạ. Thứ nhất là để nghe. Thứ hai là để cho mẹ em đeo kính (nhờ có hai tai mà kính không bị rớt đó). Và thứ ba là để cho ba em dắt bút chì, vì ba em làm nghề thợ mộc".
Đúng như em học sinh trả lời. Đôi tai có nhiều chức năng, nhưng chức năng quan trọng nhất vẫn là nghe. Còn chức năng của lưỡi là gì? Ngoài chức năng là cảm nhận các vị của đồ ăn thức uống, lưỡi còn có vai trò là định hình âm thanh khi ta nói. Không có lưỡi, hoặc lưỡi bị ngắn thì âm thanh phát ra sẽ không được định hình, và lúc đó sẽ bị câm hoặc bị ngọng.
Trong y học, có hai chứng bệnh được người ta ví như là anh em song sinh, đó là hai chứng bệnh nào chúng con biết không? Thưa là câm và điếc. Thằng nào có trước? Thằng điếc có trước. Vì sao? Vì như chúng con biết, ngôn ngữ là khả năng bắt chước. Chính vì điếc (nhất là điếc bẩm sinh) không nghe được, nên mới bị câm hoặc ngọng. Điếc còn được khuyến mãi, tặng kèm thứ gì nữa? Ạ, lác; người ta thường nói là “điếc lác” đó mà!
Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh gì tại miền Thập Tỉnh? Chúa Giêsu chữa lành cho một người bị bệnh câm điếc. Anh ta tên gì vậy? Thánh Macô không nói tên. Tạm gọi tên anh ta là Trần Câm Điếc nhé.
Chúa Giêsu đã thực hiện việc chữa lành cho anh Trần Câm Điếc bằng cách thức và quyền năng nào?
Chúa thực hiện một cách âm thầm, như thánh Marcô kể: “Ngài kéo anh ra khỏi đám đông”. Tại sao lại kéo anh ta ra khỏi đám đông? Tại vì Chúa không muốn kích động sự hiếu kỳ nơi dân ngoại; hơn nữa, không muốn dân chúng đi theo Chúa chỉ vì phép lạ.
Chúa thực hiện việc chữa lành không bằng các kỷ xảo như các nhà ảo thuật Hi Lạp, cũng không bằng những can thiệp y khoa như các thầy thuốc đương đại. Chúa chữa lành cho anh với quyền năng đến từ trời cao, thông qua sự tiếp xúc có tính cách bí tích: đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và bôi nước miếng vào lưỡi anh. Rồi Chúa ra lệnh: “Ep-pha-tha, nghĩa là : hãy mở ra”.
Hiệu quả ra sao? Hiệu quả hết sức ngoạn mục: “Lập tức tai anh mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng” (Mc 7, 35). Anh ta có vui không. Chắc chắn là vui lắm. Vì anh đã có thể nghe được người ta nói, và nhất là nói chuyện được với người ta.
Có em nào ở đây bị điếc hay bị câm không? Cha tin chắc là không có ai. Nhưng đó là về thể lý, còn về tinh thần hay tâm hồn thì sao? Chúng con có dám chắc là mình không bị câm điếc về tâm hồn không?
Chúng con có thể bị câm về tâm hồn khi nào? Bị câm khi gặp gỡ tiếp xúc với bạn bè hay người khác, không bao giờ dám nói về Chúa, hoặc về Lời Chúa cho họ nghe. Bị câm khi vào nhà thờ, không biết cất tiếng ca tụng vinh quang và quyền năng của Chúa.
Có người nói chuyện thì to lắm, hăng lắm, nhưng lại không mở miệng để thưa đáp, để hát ca chúc tụng ngợi khen Chúa; hoặc giả như có thưa có đáp đi nữa thì cũng yếu xiều như cái bánh bao chiều.
Có người có cái miệng rất đẹp rất duyên, nói cười có thêm cái lúm đồng tiền nữa, nhưng lại không bao giờ biết cất tiếng tạ ơn vì muôn hồng ân Thiên Chúa đã yêu thương tặng ban cho mình.
Có người có cái miệng rộng mênh mông, ngoạm một cái đi luôn trái cam sành, vậy mà khi làm điều sai lỗi, không chịu nói lời xin lỗi; nhận được cái này cái kia người khác cho hay tặng, không nói được một lời cảm ơn. Tệ hơn vợ thằng Đậu!
Có người có cái miệng dẻo quẹo như kẹo kéo, nhưng không biết dùng để nói những lời an ủi động viên nâng đỡ bạn bè hay người khác khi họ gặp đau khổ, buồn phiền hay thất vọng, v.v… Rõ ràng những người như thế là những người đang bị câm về tinh thần đấy! Đúng không?
Cũng vậy, có người có hai lỗ tai rất thính, thính như tai dơi vậy, có điều lại thường dửng dưng không nghe lời kêu xin của người nghèo khổ bất hạnh.
Có người có đôi tai được trang điểm bằng những vòng khuyên bằng vàng rất xì-tin, nhưng lại không muốn nghe Lời của Chúa, của cha xứ, của các Giáo Lý Viên, cũng như của cha mẹ, thầy cô và các anh chị mình; hoặc không lắng nghe lời góp ý chân thành của người khác. Đó cũng là những người bị điếc về phương diện thiêng liêng.
Câm điếc về thể lý có khi chưa đáng sợ bằng điếc câm về linh hồn. Đành rằng câm điếc về thể lý cũng là một bất hạnh vì khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên, có khi câm điếc về thể lý mà lại ít tội. Có đúng không chúng con? Thế cha hỏi nè : câm có nói tục chửi thề được không? Câm có cãi lộn, chửi lộn được không? Câm có nói hành nói xấu người khác được không? Câm có vu vạ cáo gian người khác được không? Không.
Rồi, điếc có nghe lời dụ dỗ làm điều xấu, điều bậy được không? Điếc có nghe được những lời mắng chửi của nguời khác để mà chửi lại được không? Không. Vậy thì bị câm điếc về thể lý đâu có đáng sợ và đáng tội như câm điếc về linh hồn. Vì sao? Vì người ta có thể mất phần rỗi linh hồn, tức là đánh mất sự sống đời đời.
Vậy vấn đề là chúng con có ý thức về tình trạng câm điếc thiêng liêng của mình để sám hối và tha thiết xin Chúa chữa lành hay không?
Lạy Chúa! Con là người câm và điếc trước tình yêu của Chúa và anh chị em con, vì con điếc đã không nghe thấy tiếng Chúa mời gọi con, dạy dỗ, an ủi và đỡ nâng con; con đã không nghe thấy những nhu cầu của anh em. Vì con câm nên không cất lên lời tạ ơn, sám hối và van xin tình yêu của Chúa; con không cất lên những tiếng nói đượm tình yêu thương tha thứ và cảm thông với anh em quanh con. Lạy Chúa! Xin hãy tha thứ và chữa lành cho con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long