(Ấn Ðộ (Kochi) 5/01/2004) -Sau vụ một linh mục công giáo không cho phép một tín hữu chết vì bệnh liệt kháng được chôn cất trong nghĩa trang của giáo xứ nơi vị linh mục này là người cai quản, Ðức Hồng Y Vithayathil, Giám Mục Kochi và là nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo theo nghi thức Syro Malabar, đã ra một thư hướng dẫn kêu gọi các linh mục nên đối xử với các nạn nhân bệnh liệt kháng theo đúng nhân phẩm của họ.
Câu chuyện liên quan đến một người tài xế xe hàng tên là James, 38 tuổi. Người tài xế này chết vì bệnh liệt kháng. Linh mục George Payapilli, cha xứ nơi người tài xế này cư ngụ đã từ chối làm phép xức dầu trước khi người này qua đời. Thay vì được chôn cất trong nghĩa trang của giáo xứ, do không có sự đồng ý của linh mục quản nhiệm, thân nhân của người tài xế này phải chôn anh tại một miếng đất nằm bên ngoài nghĩa trang. Một vài giáo dân không đồng ý với hành động của cha xứ đã khiếu nại lên Ðức Hồng Y Vithayathil. Lập tức, Ðức Hồng Y đã thảo một lá thư hướng dẫn đề ngày 31 tháng 12 năm 2003 và sẽ được đọc trong thánh lễ tại các nhà thờ thuộc tổng giáo phận do ngài cai quản. Trong thư hướng dẫn này, Ðức Hồng Y Vithayathil khẳng định rằng không thể đối xử kỳ thị với các nạn nhân bệnh liệt kháng, nhất là trong vấn đề ban các nghi thức trước và sau khi người bệnh qua đời. Ngài kêu gọi các linh mục nên đào sâu kiến thức về bệnh liệt kháng để thay vì xa lánh người bệnh, các linh mục sẽ biết làm thế nào để chu toàn bổn phận mục vụ của họ đối với các bệnh nhân. Theo Ðức Hồng Y, những lo sợ thiếu căn bản về bệnh liệt kháng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kỳ thị. Các linh mục có bổn phận phải săn sóc cho người mắc bệnh này với tình yêu và lòng thương xót.
Lá thư hướng dẫn cũng nêu bật công tác săn sóc cho các bệnh nhân liệt kháng là một trong những chương trình ưu tiên của Giáo hội Công giáo Ấn Ðộ. Giáo hội Công giáo không lên án các bệnh nhân liệt kháng là những người tội lỗi. Tỏ thái độ kỳ thị với người bệnh khi họ còn sống hay sau khi họ qua đời là là vi phạm nguyên tắc cơ bản của đức tin Kitô giáo. Cũng trong lá thư, Ðức Hồng Y Vithayathil bày tỏ hy vọng là trường hợp kỳ thị này sẽ không tái diễn. Theo thống kê của Bộ Y Tế Ấn Ðộ, có gần 5 triệu người dân Ấn, đã bị nhiễm virút HIV của bệnh liệt kháng.
Câu chuyện liên quan đến một người tài xế xe hàng tên là James, 38 tuổi. Người tài xế này chết vì bệnh liệt kháng. Linh mục George Payapilli, cha xứ nơi người tài xế này cư ngụ đã từ chối làm phép xức dầu trước khi người này qua đời. Thay vì được chôn cất trong nghĩa trang của giáo xứ, do không có sự đồng ý của linh mục quản nhiệm, thân nhân của người tài xế này phải chôn anh tại một miếng đất nằm bên ngoài nghĩa trang. Một vài giáo dân không đồng ý với hành động của cha xứ đã khiếu nại lên Ðức Hồng Y Vithayathil. Lập tức, Ðức Hồng Y đã thảo một lá thư hướng dẫn đề ngày 31 tháng 12 năm 2003 và sẽ được đọc trong thánh lễ tại các nhà thờ thuộc tổng giáo phận do ngài cai quản. Trong thư hướng dẫn này, Ðức Hồng Y Vithayathil khẳng định rằng không thể đối xử kỳ thị với các nạn nhân bệnh liệt kháng, nhất là trong vấn đề ban các nghi thức trước và sau khi người bệnh qua đời. Ngài kêu gọi các linh mục nên đào sâu kiến thức về bệnh liệt kháng để thay vì xa lánh người bệnh, các linh mục sẽ biết làm thế nào để chu toàn bổn phận mục vụ của họ đối với các bệnh nhân. Theo Ðức Hồng Y, những lo sợ thiếu căn bản về bệnh liệt kháng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng kỳ thị. Các linh mục có bổn phận phải săn sóc cho người mắc bệnh này với tình yêu và lòng thương xót.
Lá thư hướng dẫn cũng nêu bật công tác săn sóc cho các bệnh nhân liệt kháng là một trong những chương trình ưu tiên của Giáo hội Công giáo Ấn Ðộ. Giáo hội Công giáo không lên án các bệnh nhân liệt kháng là những người tội lỗi. Tỏ thái độ kỳ thị với người bệnh khi họ còn sống hay sau khi họ qua đời là là vi phạm nguyên tắc cơ bản của đức tin Kitô giáo. Cũng trong lá thư, Ðức Hồng Y Vithayathil bày tỏ hy vọng là trường hợp kỳ thị này sẽ không tái diễn. Theo thống kê của Bộ Y Tế Ấn Ðộ, có gần 5 triệu người dân Ấn, đã bị nhiễm virút HIV của bệnh liệt kháng.