Một báo cáo mới công bố ngày 25-2 của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, cảnh báo trẻ em thuộc các sắc dân thiểu số thuộc vào các nhóm dễ bị nguy hiểm nhất trên thế giới.
Báo cáo mang tên ‘Bảo đảm quyền cho trẻ em bản xứ’ mô tả các quyền của trẻ em sắc dân thiểu số đã bị tổn thương và phủ nhận ra sao.
Bản báo cáo của Innocenti Research Centre thuộc UNICEF tại Florence nói rằng cần phải xem trẻ em – đặc biệt là những em thuộc các cộng đồng thiểu số – là trọng tâm cho các nỗ lực nếu thế giới muốn đạt các mục tiêu như giảm nghèo, giáo dục cho mọi người và chấm dứt nạn dịch HIV/AIDS.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có 300 triệu người thuộc các sắc dân thiểu số trên thế giới, trong đó có mười triệu người ở Việt Nam.
Báo cáo cho hay tại Việt Nam, khả năng truy cập các dịch vụ chăm sóc bà mẹ thì cao hơn tại các khu đô thị; tại các khu vực vùng núi phía bắc, tỉ lệ tử vong ở bà mẹ cao gấp bốn lần so với đồng bằng.
Thông thường tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thiểu số cũng cao hơn so với người Kinh. Chẳng hạn, cứ 1000 em bé Gia-rai sinh ra thì có 70 em qua đời, cao gấp đôi so với tỉ lệ trung bình toàn quốc.
Mặc dù ở Việt Nam, 92% trẻ em đều cắp sách đến trường tiểu học, nhưng khi xét đến từng sắc dân thiểu số thì tình hình lại khác. Tỉ lệ đăng ký đi học ở các sắc dân Ba-na, Gia-rai, Xu-đăng hay Hmông dao động từ 42% đến 70%.
Kể từ chính sách đổi mới năm 1986, chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sự quyết tâm cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho các sắc dân thiểu số.
Tuy vậy, đại diện của UNICEF ở Việt Nam, Anthony Bloomberg, nói việc đáp ứng các quyền giáo dục và y tế căn bản vẫn diễn ra chậm và việc tăng hỗ trợ và tài nguyên đang là nhu cầu cấp bách.(BBC)
Báo cáo mang tên ‘Bảo đảm quyền cho trẻ em bản xứ’ mô tả các quyền của trẻ em sắc dân thiểu số đã bị tổn thương và phủ nhận ra sao.
Bản báo cáo của Innocenti Research Centre thuộc UNICEF tại Florence nói rằng cần phải xem trẻ em – đặc biệt là những em thuộc các cộng đồng thiểu số – là trọng tâm cho các nỗ lực nếu thế giới muốn đạt các mục tiêu như giảm nghèo, giáo dục cho mọi người và chấm dứt nạn dịch HIV/AIDS.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, có 300 triệu người thuộc các sắc dân thiểu số trên thế giới, trong đó có mười triệu người ở Việt Nam.
Báo cáo cho hay tại Việt Nam, khả năng truy cập các dịch vụ chăm sóc bà mẹ thì cao hơn tại các khu đô thị; tại các khu vực vùng núi phía bắc, tỉ lệ tử vong ở bà mẹ cao gấp bốn lần so với đồng bằng.
Thông thường tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thiểu số cũng cao hơn so với người Kinh. Chẳng hạn, cứ 1000 em bé Gia-rai sinh ra thì có 70 em qua đời, cao gấp đôi so với tỉ lệ trung bình toàn quốc.
Mặc dù ở Việt Nam, 92% trẻ em đều cắp sách đến trường tiểu học, nhưng khi xét đến từng sắc dân thiểu số thì tình hình lại khác. Tỉ lệ đăng ký đi học ở các sắc dân Ba-na, Gia-rai, Xu-đăng hay Hmông dao động từ 42% đến 70%.
Kể từ chính sách đổi mới năm 1986, chính phủ Việt Nam đã bày tỏ sự quyết tâm cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho các sắc dân thiểu số.
Tuy vậy, đại diện của UNICEF ở Việt Nam, Anthony Bloomberg, nói việc đáp ứng các quyền giáo dục và y tế căn bản vẫn diễn ra chậm và việc tăng hỗ trợ và tài nguyên đang là nhu cầu cấp bách.(BBC)