Kompong Cham, Cambodia Lần đầu tiên sau 34 năm, Hai Nữ Tu Cambodia vừa khấn tạm thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá mà Dòng đã bị trục xuất khỏi Cambodia.
Nữ Tu Ang songvat và Bouang Buntharin đã khấn tạm trong buổi lễ tuyên khấn được của hành vào ngày Chúa Nhật 21/3 vừa qua tại Phủ Doãn Tông Tòa Kompong Cham có địa hạt bao gồm miền Đông Cambodia
Đức Ông Antonysamy Susairau, phủ doãn tông tòa tại Kompong Cham đã chủ sự Thánh Lễ và chứng nhận lời khấn.
Buổi lễ tuyên khấn được coi là bước đầu cho sự hồi sinh của Dòng Mến Thánh Giá tại Cambodia. Dòng Mến Thánh Giá bắt nguồn từ Việt Nam và được truyền sang Cambodia vào năm 1772, cho tới năm 1942 đã có được 115 Dì. Đến tháng 5/1970 hầu hết các nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá đã bị trục xuất do quân đội chính quyền điều động bởi Lon Nol. Lon Nol là cựu bộ trưởng quốc phòng tại Cambodia đã cầm đầu cuộc đảo chính Hoàng Thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970, đã trục xuất người Việt Nam khỏi Cambodia. Phần lớn các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá tại đây là người Việt Nam, thế nhưng cũng có nhiều Dì trong số họ sinh trưởng tại Cambodia.
Năm 1966, Linh Mục Andre Lessouel, thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê lúc đó Ngài là Phủ Doãn Tông Tòa tại Kompong Cham đã bắt đầu thành lập lại nhà Dòng. Thế nhưng mãi tới năm 1999, 2 thỉnh sinh bây giờ là Nữ Tu Ang và Bouang mới bắt đầu được tu huấn. Hai chị đã vào nhà tập vào năm 2002.
Buổi lễ tuyên khấn cũng là một bước tái lập giáo hội địa phương, vốn đã gần bị hủy diệt trong thời kỳ 1975-1979 dưới thời lãnh đạo của Polpot thuộc Khmer Đỏ. Lực lượng Khmer Đỏ đã giết gần 2 triệu người Cambodia trong chính sách diệt chủng. Vào tháng 6 năm 2003, Cambodia và Liên Hiệp Quốc đã đồng ý thiết lập tòa án quốc tế để xử các thành phần lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống sót.
Tổng số Giáo Dân Công Giáo tại Cambodia có khoảng 20000 người, phần lớn có nguồn gốc là người Việt Nam. Trước thời kỳ 1975-1979 có khoảng 60000 tín hữu Công Giáo sống tại Cambodiạ Trong thời kỳ dưới thời Polpot hầu hết các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Công Giáo lãnh đạo đã bị giết tại Cambodia.
Dòng Mến Thánh Giá do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập tại Việt Nam ở Đàng Ngoài vào năm 1670 và Đàng Trong vào năm 1671. Đây là Dòng Nữ đầu tiên mang bản sắc Á châu, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản Quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Ý định này của Đấng Sáng Lập đã được Công Đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận.
Ơn gọi sống đời thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đính là đối tượng duy nhất”.
- Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để phúc âm hóa các dân tộc Á Châu và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương vững chắc.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em đón nhận và thi hành, sẽ giúp chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phục vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
Đức Cha Lambert đã xác định mục đích Dòng Mến Thánh Giá là: Hằng ngày chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Đức Giêsu Kitô để hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Người.
Nữ Tu Ang songvat và Bouang Buntharin đã khấn tạm trong buổi lễ tuyên khấn được của hành vào ngày Chúa Nhật 21/3 vừa qua tại Phủ Doãn Tông Tòa Kompong Cham có địa hạt bao gồm miền Đông Cambodia
Đức Ông Antonysamy Susairau, phủ doãn tông tòa tại Kompong Cham đã chủ sự Thánh Lễ và chứng nhận lời khấn.
Buổi lễ tuyên khấn được coi là bước đầu cho sự hồi sinh của Dòng Mến Thánh Giá tại Cambodia. Dòng Mến Thánh Giá bắt nguồn từ Việt Nam và được truyền sang Cambodia vào năm 1772, cho tới năm 1942 đã có được 115 Dì. Đến tháng 5/1970 hầu hết các nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá đã bị trục xuất do quân đội chính quyền điều động bởi Lon Nol. Lon Nol là cựu bộ trưởng quốc phòng tại Cambodia đã cầm đầu cuộc đảo chính Hoàng Thân Norodom Sihanouk vào tháng 3/1970, đã trục xuất người Việt Nam khỏi Cambodia. Phần lớn các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá tại đây là người Việt Nam, thế nhưng cũng có nhiều Dì trong số họ sinh trưởng tại Cambodia.
Năm 1966, Linh Mục Andre Lessouel, thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê lúc đó Ngài là Phủ Doãn Tông Tòa tại Kompong Cham đã bắt đầu thành lập lại nhà Dòng. Thế nhưng mãi tới năm 1999, 2 thỉnh sinh bây giờ là Nữ Tu Ang và Bouang mới bắt đầu được tu huấn. Hai chị đã vào nhà tập vào năm 2002.
Buổi lễ tuyên khấn cũng là một bước tái lập giáo hội địa phương, vốn đã gần bị hủy diệt trong thời kỳ 1975-1979 dưới thời lãnh đạo của Polpot thuộc Khmer Đỏ. Lực lượng Khmer Đỏ đã giết gần 2 triệu người Cambodia trong chính sách diệt chủng. Vào tháng 6 năm 2003, Cambodia và Liên Hiệp Quốc đã đồng ý thiết lập tòa án quốc tế để xử các thành phần lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống sót.
Tổng số Giáo Dân Công Giáo tại Cambodia có khoảng 20000 người, phần lớn có nguồn gốc là người Việt Nam. Trước thời kỳ 1975-1979 có khoảng 60000 tín hữu Công Giáo sống tại Cambodiạ Trong thời kỳ dưới thời Polpot hầu hết các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân Công Giáo lãnh đạo đã bị giết tại Cambodia.
Dòng Mến Thánh Giá do Đức Cha Lambert de la Motte sáng lập tại Việt Nam ở Đàng Ngoài vào năm 1670 và Đàng Trong vào năm 1671. Đây là Dòng Nữ đầu tiên mang bản sắc Á châu, vừa chiêm niệm vừa hoạt động, có lời khấn, sống thành cộng đoàn theo một bản luật, trực thuộc Đấng Bản Quyền sở tại và hướng về việc truyền giáo cho lương dân. Ý định này của Đấng Sáng Lập đã được Công Đồng Đông Dương năm 1934 xác nhận.
Ơn gọi sống đời thánh hiến trong Dòng Mến Thánh Giá là quà tặng cao quý của Thiên Chúa, làm cho người nữ tu thông dự vào linh đạo và đặc sủng của Đấng Sáng Lập bằng cách:
- Hướng trọn lòng trí và cuộc sống về “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đính là đối tượng duy nhất”.
- Sống sứ vụ tông đồ thừa sai để phúc âm hóa các dân tộc Á Châu và góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương vững chắc.
Đặc sủng của Dòng thể hiện trong mục đích và sứ mạng, được mỗi chị em đón nhận và thi hành, sẽ giúp chị em sống hạnh phúc trong khi dấn thân phục vụ tha nhân để làm vinh danh Thiên Chúa.
Đức Cha Lambert đã xác định mục đích Dòng Mến Thánh Giá là: Hằng ngày chuyên chú suy niệm, tưởng nhớ và noi theo cuộc đời lữ thứ hy sinh của Đức Giêsu Kitô để hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn cho Người.