Theo cư dân địa phương, hôm thứ Bảy vừa rồi, nhiều người sắc tộc thiểu số đã di chuyển bằng xe hơi tới Buôn Ma Thuột và tập trung bên ngoài công ốc của chính quyền tỉnh.
Hiệp Hội Người Thượng, một tổ chức ở nước ngoài, đại diện cho một số sắc dân thiểu số, nói rằng đây là những tín đồ Tin Lành, và nhân dịp lễ Phục Sinh, những người này biểu tình phản kháng chuyện bị nhà chức trách đàn áp.
Hiệp Hội Người Thượng tố cáo chính quyền Hà Nội là đã ngược đãi các sắc dân thiểu số vì lý do sắc tộc và tôn giáo, và nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, trong có tổ chức Human Rights Watch và Hội Ân Xá Quốc tế, cũng đã đưa ra những lo ngại tương tự. Đa số những vụ bất ổn xảy ra trên vùng Tây Nguyên hồi tháng Hai năm 2001 ví lý do tôn giáo và quyền sở hữu tài sản đã bị nhà cầm quyền Hà Nội dẹp tan, và từ đó đến nay, vùng này đã trở thành nơi khó lai vãng vì lý do an ninh.
Ngay cả các nhà ngoại giao và nhà báo nuớc ngoài cũng cần phải có giấy phép mới được đi tới vùng này. Theo nhiều nguồn tin, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình tại Buon Ma Thuột trước khi bị giải tán hôm thứ Bảy.
Một người được mục kích mọi chuyện tại Buôn Ma Thuột nói với Thông Tấn Xã AFP rằng phố xá trong hai ngày qua rất lộn xộn, nhưng nay đã trở lại bình thường và đâu đâu người ta cũng thấy bóng giáng lực lượng an ninh.
Một nguồn tin y tế nói là có khoảng 40 binh sĩ và cảnh sát viên bị thương trong những vụ xung đột với người biểu tình hôm thứ Bảy. Không rõ có bao nhiêu người biểu tình bị bắt giữ trong vụ này.
Các hãng thông tấn đều cho rằng đây là vụ biểu tình phản kháng lớn nhất kể từ 3 năm nay. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết hôm thứ Bảy, một phái đoàn gồm các viên chức của tòa đại sứ đã không được phép tới Buon Ma Thuột.
Đoàn xe chở phái đoàn đã bị chặn lại ở tỉnh Bình Phước và được cho biết là tình hình trên vùng Tây Nguyên không thuận tiện cho những cuộc viếng thăm của người nước ngoài.
Báo chí và các cơ quan truyền thông nhà nước đã không tường trình gì về các vụ rối ren trên vùng tây nguyên. Các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền nói là nhận được nhiều nguồn tin độc lập về các vụ xung đột và những vụ bắt giữ.
Tin AFP còn cho hay là cảnh sát Kampuchia đã gia tăng các biện pháp bảo vệ an ninh dọc biên giới với Việt Nam sau các vụ lộn xộn trên vùng tây nguyên của Việt Nam hôm cuối tuần, vì ngại là người Thượng tại Việt Nam sẽ lại vượt biên giới sang Kampuchia như đã từng xảy ra hồi đầu năm 2001.
Cảnh sát trưởng của các tỉnh dọc biên giới đều nói là lực luợng cảnh sát tại đây đang được đặt trong tình trạng báo động cao và ứng trực suốt ngày đêm. Theo họ, bất cứ ai không có đủ giấy tờ hợp lệ đều không được phép nhập nội Kampuchia. (VOA)
Hiệp Hội Người Thượng, một tổ chức ở nước ngoài, đại diện cho một số sắc dân thiểu số, nói rằng đây là những tín đồ Tin Lành, và nhân dịp lễ Phục Sinh, những người này biểu tình phản kháng chuyện bị nhà chức trách đàn áp.
Hiệp Hội Người Thượng tố cáo chính quyền Hà Nội là đã ngược đãi các sắc dân thiểu số vì lý do sắc tộc và tôn giáo, và nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, trong có tổ chức Human Rights Watch và Hội Ân Xá Quốc tế, cũng đã đưa ra những lo ngại tương tự. Đa số những vụ bất ổn xảy ra trên vùng Tây Nguyên hồi tháng Hai năm 2001 ví lý do tôn giáo và quyền sở hữu tài sản đã bị nhà cầm quyền Hà Nội dẹp tan, và từ đó đến nay, vùng này đã trở thành nơi khó lai vãng vì lý do an ninh.
Ngay cả các nhà ngoại giao và nhà báo nuớc ngoài cũng cần phải có giấy phép mới được đi tới vùng này. Theo nhiều nguồn tin, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình tại Buon Ma Thuột trước khi bị giải tán hôm thứ Bảy.
Một người được mục kích mọi chuyện tại Buôn Ma Thuột nói với Thông Tấn Xã AFP rằng phố xá trong hai ngày qua rất lộn xộn, nhưng nay đã trở lại bình thường và đâu đâu người ta cũng thấy bóng giáng lực lượng an ninh.
Một nguồn tin y tế nói là có khoảng 40 binh sĩ và cảnh sát viên bị thương trong những vụ xung đột với người biểu tình hôm thứ Bảy. Không rõ có bao nhiêu người biểu tình bị bắt giữ trong vụ này.
Các hãng thông tấn đều cho rằng đây là vụ biểu tình phản kháng lớn nhất kể từ 3 năm nay. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết hôm thứ Bảy, một phái đoàn gồm các viên chức của tòa đại sứ đã không được phép tới Buon Ma Thuột.
Đoàn xe chở phái đoàn đã bị chặn lại ở tỉnh Bình Phước và được cho biết là tình hình trên vùng Tây Nguyên không thuận tiện cho những cuộc viếng thăm của người nước ngoài.
Báo chí và các cơ quan truyền thông nhà nước đã không tường trình gì về các vụ rối ren trên vùng tây nguyên. Các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền nói là nhận được nhiều nguồn tin độc lập về các vụ xung đột và những vụ bắt giữ.
Tin AFP còn cho hay là cảnh sát Kampuchia đã gia tăng các biện pháp bảo vệ an ninh dọc biên giới với Việt Nam sau các vụ lộn xộn trên vùng tây nguyên của Việt Nam hôm cuối tuần, vì ngại là người Thượng tại Việt Nam sẽ lại vượt biên giới sang Kampuchia như đã từng xảy ra hồi đầu năm 2001.
Cảnh sát trưởng của các tỉnh dọc biên giới đều nói là lực luợng cảnh sát tại đây đang được đặt trong tình trạng báo động cao và ứng trực suốt ngày đêm. Theo họ, bất cứ ai không có đủ giấy tờ hợp lệ đều không được phép nhập nội Kampuchia. (VOA)