Lòng đạo đức bình dân trong đời sống người giáo dân Việt nam

Nhìn vào lịch sử để định hướng cho thời đại hôm nay


I. Lòng đạo đức bình dân trong đời sống Giáo hội

1.1 Khái niệm “lòng đạo đức bình dân”

Cầu nguyện là một nhu cầu sống còn của đời sống Kitô hữu. Thánh Anphongso Ligouri đã qủa quyết: “ai cầu nguyện chắc chắn sẽ được cứu độ; ai không cầu nguyện chắc chắn sẽ bị án phạt”. “Không có gì sánh được với lời cầu nguyện; nhờ cầu nguyện, chúng ta làm những điều tưởng chừng không thể làm nổi, làm dễ dàng những điều tưởng chừng khó khăn. Người cầu nguyện thì không thể phạm tội”. Bởi đó truyền thống các thánh Tông đồ đã không ngừng kêu gọi: : “hãy cầu nguyện không ngừng” (1Tx 5, 17). “Hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha, trong mọi hoàn cảnh và về mọi sự” (Ep 5, 20). “Chúng ta không được truyền dạy là phải lao động, phải canh thức và giữ chay liên lỷ, nhưng ta có luật là phải cầu nguyện không ngừng”. Theo công đồng Vat. II thi đời sống cầu nguyện của Giáo hội tập trung vào mọi cử hành phụng vụ, vì đó là “hành động của Đức Kitô linh mục và của thân thể Ngươì là Giáo hội”, không một hình thức phụng tự nào khác có thể thay thế được, “ mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh và không một hành vi nào khác của Giáo hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”(SC - Sacrosanctum Concilium -, số 7) Tuy nhiên các nghị phụ Công đồng cũng công nhận rằng: “ đời sống thiêng liêng không chỉ giới hạn trong việc tham dự Phụng vụ Thánh. Bởi vì người Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện chung, nhưng cũng phải vào phòng riêng âm thầm cầu nguyện cùng Chúa Cha, hơn nữa phải cầu nguyện không ngừng như lời vị Sứ đồ đã dạy” (SC, số 12). Những hình thức cầu nguyện riêng tư đó được gọi là: lòng đạo đức bình dân.

Như vậy lòng đạo đức bình dân không là một hình thức cầu nguyện dành cho dân dã thuộc giới bình dân, nhưng là một phương thức cầu nguyện dành cho hết mọi tín hữu, dù tín hữu đó là một nhà bác học hay nông dân, là giáo hoàng hay người giáo dân bình thường. Gọi là đạo đức bình dân để phân biệt với Phụng vụ Thánh là “sinh hoạt tột đỉnh mà Giáo hội hướng tới” và là “nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo hội” (SC, số 10). Phụng vụ Thánh bao gồm việc cử hành Bí tích Thánh Thể, các bí tích và các Á Bí tích, các cử hành khác của Giáo hội như đọc kinh theo Các Giờ Kinh Phụng Vụ, những nghi thức mai táng Kitô hữu, nghi thức cung hiến thánh đường hay nghi thức tuyên khấn dòng dành cho các tu sĩ nam nữ. Chính Đức Kitô hành động trong phụng vụ, cho nên hành động của Giáo hội như là Thân thể của Người trong Phụng vụ chính là tham gia vào hành vi cứu rỗi của Chúa Kitô thượng tế (x. SC, số 7).

Trong khi đó lòng đạo đức bình dân “chỉ những biểu hiện Phụng tự mang tính cách cá nhân hay cộng đồng, mà trong khuôn khổ Đức tin Kitô giáo, diễn tả trưóoc hết, không phải theo các thể thức Phụng vụ, nhưng vay mượn những sắc thái đạc thù thuộc tinh hoa của một dân tộc hay một sắc tộc, nghĩa là thuộc văn hoá của họ. Lòng đạo đức bình dân được định nghĩa chính xác là ‘một kho tàng đích thực của dân Chúa’, biểu lộ một sự khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những kẻ đơn sơ và khó nghèo mới biết được. Nó làm cho người ta có khả năng quảng đại và hy sinh đến mức độ anh hùng, khi cần phải chứng tỏ Đức tin. Lòng đạo đức ấy chúua đựng một cảm thúuc bén nhạy về những thuộc tính thâm sâu của thiên Chúa: tình phụ tử, sự quan phòng, sự hiện diện đầy yêu thương và liên lỉ. Nó dẫn tới những thái độ nội tâm hiếm thấy ở nơi nào khác với cùng một mức độ như vậy: kiên nhẫn, ý thức về thập gía trong đời sống hằng ngày, sự từ bỏ, và thái độ cởi mở đón nhận những việc sùng mộ khác”.

1.2 Lịch sử và các hình thức khác nhau của lòng đạo đức bình dân

Lòng đạo đức bình dân là phương cách cầu nguyện nhằm “biểu lộ đức tin nhờ những yếu tố văn hóa của môi trường cụ thể, qua việc diễn tả và khơi gợi một cách mạnh mẽ và hữu hiệu tình cảm của những ai cùng sống trong môi trường đó”, bởi đó lòng đạo đc bình dân được diễn tả qua nhiều hình thức đa dạng và biến đổi hoặc nẩy sinh thêm tùy theo suy tư thần học hay hoàn cảnh chính trị, xã hội của từng thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống thiêng liêng của người tín hữu. Ít người biết đến nguồn gốc lòng đạo đức bình dân mang tính cổ xưa. Có thể ghi nhận sự hiện hữu của lòng đạo đức bình dân trong thế hệ Kitô tiên khởi: “những thứ nầy trước hết phát xuất từ truyền thống Do Thái; hơn nữa phù hợp với gương sáng của CGS và của Thánh Phaolô, những sáng kiến nầy của các Kitô hữu tiên khởi khơi nguồn cảm hứng từ những lời khuyên của các Ngài là phải dâng lời cầu nguyện liên lỉ (x. Lc 18,1; Rm 12,12; 1 Tx 5,17) lên TC để đạt được hoặc khởi sự mọi điều trong việc tạ ơn (x. 1 Cr 10, 31; 1Tx 2, 13; Cl 3,17). Người Do thái đạo đức bắt đầu ngày sống của mình bằng việc ngợi khen và cảm tạ TC, và họ làm mọi việc trong tinh thần đó suốt cả ngày. Như thế mọi thời điểm, dù vui dù buồn, đều là cơ hội để dâng lên một lời kinh ca ngợi, cầu xin hay tạ lỗi. Các sách Tin mừng và những bản văn khác trong Tân Ước đều chứa đựng những lời khẩn nài dâng lên Chúa Giêsu; và khi những lời ấy được tín hữu lập đi lập lại bên ngoài bối cảnh Phụng vụ, thì đã ít nhiều trở thành cfác kinh nguyện tắt, nhờ đó họ bày tỏ lòng sùng mộ của họ tập trung vào Chúa Kitô. Ta có thể nghĩ rằng các tín hữu đã có thói quen lập lại những cụm từ trong Kinh Thánh như: ‘lạy Chúa Giêsu, con vua Davít, xin thương xót con’ (Lc 18,38); ‘lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành con’ (Mt 8,1); ‘lạy Chúa Giêsu, xin nhớ đến con khi Chúa vào Nước Chúa’ (Lc 23,42); ‘Lạy Chúa và là Thiên Chúa của con’ (Ga 20,28); ‘lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận linh hồn con’ (Cv 7,59). Hình thức đạo đức nầy sẽ trở nên khuôn mẫu, từ đó triển khai nên vô vàn lời kinh mà tín hữu ở mọi thời dâng lên Đức Kitô”.

Một ít hình thức lòng đạo đức bình dân như kinh Mân côi và áo Đức Bà được thích nghi từ những thực hành trong dòng tu. Thí dụ như một lời kinh ca tụng Đức Maria được trước tác từ trình thuật Truyền tin của Lc được khám phá trên các mảnh gốm vào thế kỷ III tại một di tích lịch sử của tu viện Coptic:

Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà, cả Chúa Thánh Thần nữa. Thầy cả của bà mặc áo công chính. Những kẻ tôn kính bà sẽ vui mừng hớn hở. Lạy Chúa, vì Davít tôi tớ Chúa, xin Chúa hãy cứu vớt dân Người; hãy chúc phúc phần dân Chúa chọn. Kính mừng Đấng đồn trinh vinh hiển, Maria đầy phúc. Chúa ở cùng bà. Bà có phúc hơn mọi người nữ. Và phúc thay hoa qủa lòng bà; vì Đấng bà thụ thai chính là Đấng Kitô, Con thiên Chúa, Đấng cứu chuộc linh hồn chúng con”. Một số thực hành lòng đạo đức bình dân nhằm đến việc sùng kính Thánh tâm Chúa Giêsu và Anh tượng hay Anh Làm Phép lạ, được xem như có nguồn gốc trong những mặc khải tư, có nghĩa là qua một số thị kiến hay sứ điệp được trao ban cho một người tín hữu.

Vì lòng đạo đức bình dân được nẩy sinh nhằm đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của người tín hữu trong những nền văn hóa khác nhau, nên lòng đạo đức bình dân mang nhiều sắc thái đa dạng thay đổi theo thời gian và tùy theo nền văn hóa. Khi nói về sự đa dạng trong việc sùng kính Đức Maria, Đức Phaolô VI đã giải thích rằng: Giáo hội “không tự trói mình với bất cứ một sự diễn tả riêng tư nào của một thời kỳ văn hóa cá thể hay là với những ý niệm nhân loại học riêng biệt làm nền tảng cho những sự diễn tả ấy. Giáo hội hiểu rằng một sự diễn tả tôn giáo bên ngoài, tuy tự nó là hoàn toàn đúng, nhưng có thể ít thích hợp hơn cho những người nam và người nữ của những thời đại và của những nền văn hóa khác nhau”.

Các hình thức của Lòng đạo đức bình dân qui chiếu vào những đối tượng sau đây:

  • Chúa Giêsu : lòng đạo đức bình dân đặc biệt tập trung vào khuôn mặt của Đúuc Kitô với các hình thức: Tôn sùng Trái Tim Chúa, Kiệu và chầu Thánh Thể, Chặng đàng Thánh gía, việc diễn tả biến cố Nhập thể, cuộc Thương khó và sự Phục sinh Chúa, v. v.v…
  • Đức mẹ Maria: việc tôn sùng Đức Maria rất đa dạng như: dành riêng ngày thứ bảy để kính nhớ Đức Mẹ; Tuần Tam Nhật, Thất nhật, cửu nhật; tháng Đức Mẹ với các hình thức tôn sùng phong phú, các kinh về Đức Mẹ đặc biệt như : kinh Truyền tin, kinh lạy Nữ Vương Thiên Đàng, kinh Mân Côi, các Kinh cầu Đức Me, ở Việt nam có kinh “Đức Mẹ La vang”; việc tận hiến cho Đức mẹ; việc mang áo Camêlô và những áo khác; việc mang trong mình hoặc chưng bày trong nhà các ảnh tượng Đức mẹ, các trung tâm hành hương về Đức Mẹ, v.v.v…
  • Các Thánh được trình bày đặc biệt qua các kinh, như kinh cầu, ờ Việt nam có kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, những cuộc rước ảnh các Thánh, những tuần Tam nhật, Thất nhật, Cửu nhật, việc tôn kính ảnh tượng. v.v.v…
  • Việc chuyển cầu cho những người đã qua đời, đặc biệt ở Việt nam có kinh giỗ cầu cho người thân đã qua đời nhân dịp 30 ngày, một năm, hay hàng năm.


1.3 Giáo huấn của Giáo hội về “Lòng đạo đức bình dân”

Mặc dầu Giáo hội luôn khẳng định: “Phụng vụ là trung tâm điểm của đời sống Giáo hội và không có một diễn tả đạo đức nào khác có thể thay thế Phụng vụ hoặc được xem ngang hàng với Phụng vụ”, Giáo hội cũng không ngừng cổ võ “Lòng đạo đức bình dân”, nếu việc thi hành lòng đạo đức đó không đi ngược với cá lề luật và qui tắc của giáo hội (x. SC, số 13). Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông thư Vicesimus Quintus Annus đã nói: “Lòng đạo đức bình dân không thể bị làm ngơ, hay bi đối xử một cách dửng dưng, khinh miệt, vì giá trị của nó rất phong phú và tự thân nó diễn tả nền tảng tín ngưỡng của con người trước Thiên Chúa. … Cá việc đạo đức của Dân chúa, cũng như những hình thức sùng mộ khác đều được đón nhận và cổ vũ, miễn là chúng không thay htế và không lẫn lộn với những cử hành phụng vụ”. Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cũng đã khẳng định: “Theo huấn quyền, lòng đạo đức bình dân là một thực tại sống động ở trong lòng Giáo hội: lòng đạo đức ấy có nguồn gốc trong sự hiện diện liên tục và tích cực của Thánh Thần, Đấng ban sự sống cho toàn thể Giáo hội. … Huấn quyền đã không quên bày tỏ sự ứu ái của mình đối với lòng đạo đức bình dân và những biểu hiện khác nhau của nó; Huấn quyền cũng mạnh dạn bày tỏ sự bất bình của mình đối với những ai làm ngơ, bỏ qua hay xem thườnjg lòng đạo đức bình dân, và khuyên họ có thái độ tích cực hơn bằng cách lư tâm đến gía trị của nó. Cuối cùng Huấn quyền không do dự trình bày lòng đạo đức bình dân như kho tàng đích thực của Dân Thiên Chúa”. Giáo hội luôn công giá trị và tầm quan trọng của lòng đạo đức bình dân trong đời sống của Giáo hội. Nó có ảnh hưởng lớn lao trong công việc loan báo Tin mừng và phát triển Giáo hội. Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích ghi nhận: “không thể nào bỏ qua những việc đạo đức được tín hữu thực thi trong một số miền một cách sốt sắng và với ý ngay lành đến cảm động. Cũng thế, ta có thể khẳng định rằng cảm thức tôn giáo lành mạnh của ngươì bình dân, nhờ vào cội rễ rất Công giáo củahọ, có thể là một liều thuốc giải độc đối với các giáo phái và là một bảo đảm cho lòng trung thành đối với sứ điệp cứu rỗi. Lòng đạo đức bình dân cũng là công cụ Chúa ban để giữ gìn đức tin, trong những miền mà các Kitô hữu thiếu sự giúp đỡ mục vụ; hơn nữa ở những nơi mà việc loan báo Tin mừng chưa được đầy đủ, dân chúng biểu lộ phần lớn đức tin của họ nhờ lòng đạo đức bình dân. Cuối cùng, lòng đạo đức bình dân là một khởi điểm thích hợp và không thể thay thế, giúp giáo dân đạ tới mọt đức tin chín chắn và sâu sắc hơn”

II. Lòng đạo đức bình dân trong đời sống của Giáo hội Việt nam

2.1 Lòng đạo đức bình dân giúp Giáo hội Việt nam vượt gian lao và vươn mình lên

Vào ngày Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08.12.1960, Đức Gíao hoàng Gioan XXIII, trong tự sắc Venerabilium Nostrorum đã công nhận sự lớn mạnh của Giáo hội Việt nam và quyết định thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Để có được thành qủa nầy Giáo hội đã vượt bao gian lao thử thách, đã đổ ra bao nhiêu máu đào của các vị thánh tử đạo. Lịch sử Giáo hội Việt nam kể từ khi Tin mừng được gieo vãi vào năm 1533 là một lịch sử được viết bằng nước mắt, gian khổ và máu đào kéo dài từ năm 1627 đến cuối thế kỷ 19 (1888). Có thể nói Giáo hội Việt nam đã đứng vững để vượt qua được những cuộc bách hại kinh hồn là nhờ lòng đạo đức đã đâm rễ sâu với một đức tin vững vàng. Lòng đạo đức của người giáo hữu Việt nam được củng cố bởi ân sủng Thiên Chúa không những nhờ việc lãnh các Bí tích, sự khích lệ của các Thừa sai, nhưng còn nhờ một yếu tố quan trọng khác đó chính là nhờ việc trung thành, sốt sắng thi hành các việc đạo đức khác được gọi là lòng đạo đức bình dân.

Qủa thật lòng đạo đức bình dân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa giáo hội Việt nam bước tới chỗ trưởng thành. Lịch sử Giáo hội Việt Nam sẽ không bao giờ quên hình ảnh những tín hữu Việt nam hằng ngày qui tụ trong thánh đường dưới sự hướng dẫn của các ông trùm hay thầy giảng để đọc kinh chung với nhau qua việc viếng Thánh Thể, lần chuỗi Mân côi, đi chặng đàng Thánh Gía, hay làm các tuần tam nhật, thất nhật, cửu nhật để suy niệm các biến cố của Mầu nhiệm Cứu chuộc, hay để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria hoặc các Thánh. Đó chính là nguồn mạch nuôi dưỡng lòng đạo đức giúp người tín hữu vượt thắng được những gian lao thử thách.

1. Lòng đạo đức bình dân khơi nguồn lòng đạo đức nơi người giáo dân. Các nhà thừa sai đã kinh ngạc trước sự nhiệt thành, sốt sắng của giáo dân Việt nam trong việc thực thi lòng đạo đức bình dân. Cha Đắc lộ (Alexandre de Rhode) trong tác phẩm Hành trình và Truyền giáo đã ghi nhận rằng giáo dân Việt nam hàng ngày sốt sắng lần chuỗi, suy ngắm về cuộc khổ nạn Chúa, ăn chay và kiêng thịt trong suốt mùa chay. 40 ngày giữ chay đối với giáo dân Việt nam không có gì khó khăn. Cha Đắc lộ còn soạn ra 15 ngắm sự thương khó Chúa Giêsu để người giáo dân suy ngắm về mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Việc ngắm 15 sự thương khó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho giáo dân. Trong ba ngày tuần thánh người giáo dân luôn tấp nập đến nhà thờ để tham dự những nghi thức tưởng niệm sự thương khó Chúa. Có những giáo đoàn người giáo dân nguyện ngắm nửa tiếng mỗi buổi sáng. Lịch sử Giáo hội Việt nam luôn công nhận: “những giáo dân tiên khởi có một lòng đạo đức rất cao, họ siêng năng đọc kinh cầu nguyện sớm tối, tham dự Thánh lễ và rước lễ”. De Marini nhận định: lòng đạo đức của người giáo dân Việt nam tuy đối diện với nhiều thử thách, nhưng không hề suy giảm. Ngoài ra ho họ còn sống một đời sống thánh thiện gương mẫu, người ngoài công giáo phải cảm phục. Không thẹn với đạo của mình, mọi người tín hữu đều đeo tràng hạt, hay ảnh tượng trước ngực. Với dấu hiệu đó họ nhận ra nhau là ngươii công giáo. Nếu phải đi đường đêm hôm tìm nơi cư ngụ, họ chỉ cần tìm đến các họ đạo là được lo lắng chỗ ăn, chỗ ngủ chu đáo. Số người sống nhiệm nhặt khổ tu, ăn chay hành xác cũng không thiếu.Lòng đạo đức nầy không xây dựng trên những tình cảm chóng qua, nhưng thực sự đâm rễ sâu trong đức tin. Chính vì thế họ sẵn sàng bỏ nhà cửa làng mạc trong thời gian bách hại để trốn chui trốn nhủi trong rừng sâu, hoặc núi đồi, chấp nhận sống thiếu thốn, cực khổ để trung thành với đức tin; hoặc chấp nhận từ bỏ quan quyền, bổng lộc vì đức tin công giáo; hoặc chấp nhận bị cha mẹ ruồng bỏ, bị gia đình xa tránh vì đạo Thánh Chúa.

2. Lòng đạo đức bình dân nung nấu người giáo dân truyền giáo. Trong thời bình minh của Giáo hội Việt nam, con số người gia nhập đạo Công giáo càng ngày càng đông. Một thí dụ: tại Cochinchina (Đàng Trong) năm 1631 có 5727 tân tòng, đến năm 1641 con số tân tòng lến tới 108.000; tại Tongking (Đàng Ngoài) năm 1630 có 7942 tân tòng, đến năm 1646 con số tân tòng lên đến khoảng 200.000. Một điều chắc chắn sự phát triển nầy là nhờ công lao của các nhà thừa sai, nhưng lịch sử cũng không thể phủ nhận công lao to lớn của người giáo dân cộng tác với các cha thừa sai trong việc loan báo Tin mừng. Khi nghiên cứu về lịch sử Giáo hội Việt nam, câu hỏi được đạt ra là với con số thừa sai ít ỏi, làm sao mà con số trở lại đạo công giáo càng ngày càng đông. Câu trả lời thật rõ ràng : chính hoạt động truyền giáo của người giáo rất mạnh va đã mang lại nhiều kết qủa tốt đẹp. Nhà thừa sai Cardim đã nhận định: trước tiên chính nhờ lòng nhiệt thành, một tình yêu được đâm rễ sâu trong đức tin, đã thúc đầy người giáo dân hăng say đi rao giảng đạo thánh Chúa. Họ loan truyền những gì họ được giảng dạy, và những gì họ hiểu. Họ đi đến các làng mạc, và tất cả những ai họ gặp đều được họ nói cho nghe về Tin mừng của Chúa. Các nhà thừa sai như cha J. Bardinotti (1591 - 1631), F. Cardim (1597 - 1659) và A. de Rhodes (1519 - 1660) trong các bài tường trình đều bộc lộ sự ngạc nhiên và khâm phục về sự nhiệt thành rao giảng đạo Thánh Chúa của người giáo dân. Một trong muôn vàn thí dụ được nhắc đến bà phu nhân quan trấn kẻ Đông (Hải dương ngày nay) có tên thánh là Anna, đã đưa nhiều người trong vùng vào đạo, xây nhiều nhà nguyện cho những họ đạo mới. Có nhiều dịp phải lên kinh đô thay chồng, bà thường đem nhiều tân tòng đến xin các cha rửa tội. Động llức thúc đẩy người giáo dân nhiệt tình hăng say rao truyền lời Chúa chính là tình yêu được nuôi dưỡng bởi nguồn mạch đạo đức bình dân. Các thừa sai đề công nhận người giáo dân Việt nam rất sốt sắng và thường xuyến đến nhà thờ, hoặc qui tụ vơí nhau một nơi nào đó để cầu nguyện qua những hình thức của lòng đạo đức bình dân như lần chuỗi, chặng đàng Thánh gía, suy niệm … nhờ vậy mà đức tin của họ càng ngày càng vững chắc và thúc đẩy họ đi loan truyền Tin mừng

3. Lòng đạo đức Bình dân động là lực thúc đẩy công việc bác ái của người giáo dân. Một đặc tính nổi bật nơi người giáo dân Việt nam trong thời kỳ bình minh của Giáo hội Việt nam, nhờ đó mà Giáo hội được lớn lên chính là lòng Bác ái. Cha A. de Rhodes đã làm chứng rằng người giáo dân Việt nam đã dấn thân trong công việc bác như là phương thế để làm chứng cho đức tin của mình. Họ đã chia sẻ cơm bánh cho nhau mà không phân biệt người đối diện của họ thuộc giai cấp nào. Những người giàu có đã giúp đỡ người nghèo khó trong tinh thần khiêm nhượng đích thực của kitô giáo. A. de Rhodes kể tiếp, các tín hữu rất mau mắn giúp đỡ những kẻ túng thiếu, nhận nuôi những trẻ bị bỏ rơi, lo giúp đỡ chôn cất cho những gia đình của người qúa cố túng quẫn, có khi đi bộ trên 150 cây số đề đi thăm viếng những người bện hoạn ốm đau, hoặc để thăm nom những người bị giam cầm vì đạo. Sử gia Bùi Đức Sinh cũng tường thuật: Ở xứ Bắc có ông Phansinh. Ong rất mực thương người, chăm lo giúp đỡ những người ghèo khổ, nhất là việc ma chay tống táng cho những gia đình túng bấn. Nhiều khi chính ông đến khâm liệm và chôn cất họ. Cũng vì công việc bác ái đó mà ông bị tố cáo. Nhà thừa sai Cardim cũng công nhận: người giáo dân Việt nam hăng say torng việc giúp đỡ cho người nghèo và bệnh hoạn. Họ muốn sống theo lời Chúa dạy. Họ sẵn sàng bỏ tiên ra để xây cất những bệnh xá. Đứng trước tấm lòng bác ái của họ nhiều người ngoại giáo đã xin gia nhập đạo công giáo. Chà thứa sai và các sử gia có cường điệu qúa hay không trong cuốn sách của các ngài, nhưng dầu sao các ngài cũng đã nói lên một một khía cách tích cực trong việc tông đồ của người giáo dân Việt nam trong thời kỳ đầu của Giáo hội, mà nhờ đó con số gia nhập đạo càng ngày càng tăng. Chắc chắn lòng bác ái phát sinh bởi lòng đạo đức được nuôi dưỡng bằng lòng đạo đức bình dân. Bởi thiết nghĩ lòng đạo đức của người giáo dân Việt nam được tăng trưởng là nhờ việc siêng năng cầu nguyện qua những hình thức của lòng đạo đức bình dân, nhiểu hơn là nhờ ở việc tham dự và cử hành các nghi thức phụng vụ. Bởi trong một giai đoạn các nhà thừa sai ít ỏi, phương thiện giao thông khó khăn, các họ đạo xa xôi, các người công giáo còn sống rải rác, rôì còn bị theo dõi bắt bớ, nên việc lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh thể, hoặc việc tham dự các cử hành phụng vụ chắc chắn hiếm hoi. Do đo, để có thể thi hành nghĩa vụ Bác ái theo tinh thần Kitô giáo đòi hỏi người tín hữu phải gắn bó mật thiết với Đức Kitô, để từ đó họ kín múc được sức mạnh tình yêu của Chúa như là động lực nhằm thúc đẩy họ thi hành luật Chúa truyền là :hãy yêu thương nhau. Một trong những con đường gắn bó với Đức Kitô có ảnh hưởng lớn lao nhất đối với người giáo dân Việt nam lúc bấy giờ chính là lòng đạo đức được khơi nguồn từ những cử thực hành lòng đạo đức bình dân.

4. Lòng đạo đức bình dân là thành lũy bảo vệ đức tin. Như đã trình bày ở trên, Lịch sử Giáo hội Việt nam được viết bằng máu, nước mắt và khổ đau. Gần 300 năm bị bách hại một cách khủng khiếp và dã mãn, tưởng như hạt giống phúc âm không thể tồn tại trên mảnh đất Việt nam được. Thế nhưng hạt giống vẫn nẩy mầm, lớn lên và đơm bông kết trái. Để rồi Giáo hội Việt nam ngẩng đầu hãnh diện với con số 117 vị Thánh và một á thánh tử đạo được ghi vào sổ các Thánh của Giáo hội. Bởi đâu mà Giáo hội Việt nam vượt qua được những cơn bão táp khủng khiếp. Chính sự đoái nhhìn của tình thương của Thiên Chúa bởi nhờ đức tin đơn sơ chân thành của người tín hữu Việt nam. Một đức tin được nuôi dưỡng chăm bón bởi những lời kinh đơn sơ mộc mạc, những giờ cầu nguyện với Đức Trinh nữ Maria qua chuỗi mân côi, những gìơ suy niệm về tình thương của Chúa qua mầu nhiệm nhập thể, Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô qua những việc tôn sùng Thánh thể, suy tôn Thánh giá. Thánh gía là biểu tượng được người tín hữu Việt nam tôn sùng cách đạc biệt, và vì thế một dấu chỉ để được xác quyết bỏ đạo là “qúa khóa”, tức là bước qua Thánh gía. Hàng ngàn tín hữu Việt Nam đã sẵn sàng chịu chết chứ không chịu tự bước qua, hay là để cho người khác lôi mình qua Thánh gía. Và “hội dòng mến Thánh gía” là hội dòng được thành lập tại giáo phận Đàng ngoài, Việt nam do Đức cha Lambert de la Motte (1624 - 1679) vào ngày 19.02.1676. Theo sử gia Bùi Đức Sinh “trong thời cấm cách, nhà thờ bị đóng cửa thì mỗi gia đình đã trở nên một nhà thờ khác. Hàng ngày tối sớm cha mẹ con cái họp nhau đọc kinh, nghe sách đạo”. Những hình thức cầu nguyện như thế đã dẫn đưa đức người tín hữu Việt nam càng ngày càng gắn bó trung thành với Đức tin của mình. Gần 300 năm bị bách hại con số chết vì đạo thường được Giaó hội Việt nam nhắc đến là khoảng hơn 100.000 người, trong số đó có gần khoảng 95.000 là giáo dân.

2.2 Các hình thức lòng đạo đức bình dân tại Việt nam

Các hình thức lòng đạo đức bình dân tại Việt nam rất đa dạng và phong phú. Một phần được các nhà Thừa sai mang đến từ Châu âu, một số được các nhà thừa sai biên soạn phù hợp với ngôn ngữ, phong tục và văn hóa của người Việt nam. Chúng tôi không có tham vọng trình bày ở đây tất cảcác hình thức lòng đạo đức bình dân được thực hành trên khắp cả ba miền đất nước. Chúng tôi chỉ có một ước mơ nhỏ là trình bày một số hình thức thông dụng mang đặc tính truyền thống trong GHVN:

1. Kinh: Đối với người giáo dân Việt nam Kinh sách là một phần bất khả ly thân của đời sống Kitô hữu. Trẻ em tới tuổi qui định, để được Xưng tội, Rước lễ hoặc Thêm sức, ngoài những kiến thức về giáo lý căn bản còn phải thuộc một số kinh sách do cha xứ qui định. Trước kia, tức khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước hầu như ở tất cả các giáo xứ đòi hỏi các thanh niên nam nữ muốn cử hành Bí tích Hôn phối đều phải thuộc một số kinh qui định. Hiện nay yều cầu đó vẫn còn được áp dụng trong nhiều giáo xứ. Kinh là một hình thức giúp cho người tín hữu dễ cầu nguyện, và rất phù hợp với người tín hữu Việt nam mà đa phần là thuộc giới bình dân. Kinh đã giúp người giáo dân Việt nam cầu nguyện một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi lúc, thí dụ: khi đi đường, khi làm việc, khi gặp chuyện rắc rối buồn phiền, khi đối diện với những biến cố vui buồn. v.v.v…; Có những kinh ghi tóm lại những điều phải tin, những điều phải giữ, những điều phải thi hành đối với một người Kitô hữu; có những kinh được soạn ra để đọc trước và sau khi ăn cơm, trước khi làm một công việc gì, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, chôn cất hay giỗ chạp… Có những kinh được soạn với một ngôn từ cách đơn sơ, dễ hiểu, và có tính vần điệu phù hợp với cung giọng của người Việt nam, cho nên dễ nhớ, dễ thuộc, ai cũng có thể học được, từ giới trí thức cho tới giới bình dân, từ giáo sĩ đến giáo dân, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Cũng có những kinh mang tính hàn lâm với lời kinh chữ nôm nói lên sắc thái văn hoá dân tộc Việt, nó trở thành kho tàng qúi gía cho những ai nghiên cứ về công cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội công giáo Việt nam.

Kinh là một kho tàng của lòng đạo đức bình dân tại Việt nam cho nên nó có tính cách đa dạng phong phú. Mỗi địa phận đều có sách kinh riêng. Chúng tôi tạm phân chia các loại kinh thông dụng như sau:

  • Những kinh mang tính giáo huấn: Kinh nghĩa Đức tin, kinh mười điều răn, kinh sáu điều răn, kinh bảy Bí tích, kinh mười bốn mối, kinh cải tội bảy mối, kinh tám mối phúc thật, kinh tin kính, kinh tin, kinh cậy, kinh mến, kinh thờ lạy, kinh truyền tin, kinh lạy Nữ vương Thiên đàng, kinh sấp mình, v.v v…
  • Những kinh sách mang tính cầu xin, hay tạ ơn trong cuộc sống hàng ngày:, kinh kính mừng, kính sáng danh, kinh đội ơn, kinh ăn năn tội, kinh thốn hối, kinh trươc khi rước lễ, kinh sau khi rước lễ, kinh phù hộ, kinh sáng soi, kinh cám ơn, kinh trước bữa ăn, kinh sau bữa ăn, kinh phó dâng, kinh cầu xin lúc bệnh tật, kinh cầu cho các linh hồn, kinh bởi trời
  • Những kinh cầu cùng Chúa, Đức Maria và các Thánh: kinh lạy Cha, Kinh Đức Chúa Thánh Thần, kinh Linh hồn Chúa Giêsu, Kinh đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, kinh dâng loài người cho rất Thánh Trái tim Chúa Giêsu, kinh Mân côi, kinh tận hiến cho Đức me, kinh dâng mọi người nước Việt Nam cho Đức Bà Maria đồng trinh, kinh lạy Nữ Vương, kinh lạy Thánh mẫu, kinh trông cậy, kinh hãy nhớ, kinh Đức Thánh Thiên thần, Kinh thánh Giuse, kinh các thánh Tử đạo Việt nam, kinh cầu các Thánh Tử Đạo Việt Nam, v.v.v…
  • Các loại kinh cầu: Kinh cầu trái tim Đức Chúa Giêsu, kinh cầu chịu nạn, kinh cầu Đức Bà, Kinh tôn Trái Tim Đức Mẹ làm nữ vương gia đình, kinh cầu Thánh Giuse, kinh cầu các Thánh…


Việc đọc kinh vào buổi sáng và buổi tối ở gia đình hay tại nhà thờ thuộc về truyền thống tốt đẹp có lâu đời của người giáo dân Việt nam. Các kinh thường có hai cung điệu vui và thương tùy từng kinh, từng mùa phụng vu, dĩ nhiên nó cũng ảnh hưởng bởi âm giọng của ba miền đất nước. Cung vui thường được xây dựng trên bốn nốt nhạc Sol, la, đô, rê dành cho mùa Giáng sinh, Phục sinh. Cung thương được soạn dựa trên hai nốt nhạc la, đô thuộc gam thứ thường dành cho mùa chay, hoặc những kinh cầu cho các linh hồn

2. Sách: Là một hình thức giúp người giáo dân cầu nguyện, suy niệm về các mầu nhiệm, về gương Đức Mẹ Maria và các Thánh. Ban đầu “Sách” thường được đọc trong nhà thờ, nhằm mục đích rao lịch và đọc các thơ luân lư u mang tính giáo huấn của các linh mục, vì số các linh mục qúa ít không thể có mặt đầy đủ trong các nhà thờ, hoặc bị theo dõi không thể tự do hoạt động. Thường các linh mục t biên soạn những lời giáo huấn dưới dạng thơ luân lưu cho các thầy giảng hoặc ông trùm đọc trong nhà thờ cho người giáo dân nghe, để giúp các tín hữu giữ đạo và sống đạo. Tập tục nầy được duy trì cho đến ngày nay. Các giáo huấn từ từ được thay thế bởi những cuốn sách biên soạn mang tính suy niệm. Có bốn loại sách: 1) sách truyện các thánh, sử ký Giáo hội; 2) sách chầu Mình Thánh chúa, sách tháng trái tim Chúa Giêsu, sách tháng Đức Bà, tháng Tháng Giuse, tháng các linh hồn; 3) sách tuần chín ngày, sách sửa mình, sách ngắm các ngày lễ trọng và Chủ nhật; 4) sách giảng về sự thương khó Đức Chúa Giêsu (sách nầy do cha Đắc lộ biên soạn), sách ngắm dấu đanh và ngắm rằng.

Sách cũng được đọc theo một cung giọng đặc biệt tùy theo loại sách và tuy theo âm điệu của ba miền Nam, Trung, Bắc, nhằm diễn tả tâm tình mà cuốn sách hướng tới. Cung điệu của người đọc đã giúp người nghe đạt được mục đích của giây phút suy niệm, nó khắc ghi trong lòng người nghe giúp cho ngọn lửa mến luôn bừng cháy trong họ. Đây là một hình thức cầu nguyện độc đáo, nó vừa gần gũi với người giáo dân vì những âm điệu mang tính văn hoá Việt, vừa dẫn đắt người nghe đắm mình vào biển rộng tình yêu của Chúa mà nội dung cuốn sách muốn trình bày để ngọn lửa mến yêu bùng cháy mãnh liệt, và không bao giờ muốn sống bất trung; hay làm người nghe như đang đối diện với những biến cố đang được đọc để sống, để hoà nhập vào biến cố đó, ai mà không chảy nước mắt khi nghe đọc về cuốn sách giảng về sự thương khó Đức Giêsu, như là muốn chết thay cho Chúa; hoặc giúp cho người đọc cảm nhận được cách rõ ràng gương sáng của Đức Trinh nữ Maria hay của các Thánh mà sẵn sàng noi theo. Chính Phương thức đạo đức bình dân nầy đã nuôi dưỡng lòng đạo đức của người giáo dân Việt nam trong những thời kỳ Giáo hội đối diện với nhiều khó khăn.

3. Những hình thức tôn sùng đặc biệt. Ngoài kinh sách, còn xuất hiện những hình thức biểu lộ lòng đạo đức của người giáo dân Việt nam trong việc kính thờ Chúa Giêsu, tôn sùng Đức Maria và các Thánh. Chúng tôi cũng không thể trình bày ở đây hết tất cả các hình thức của việc tôn sùng đặc biệt nầy, chúng tôi cũng chỉ dám xin mạo muội trình bày một ít hình thức đặc trưng có tính cách truyền thống. Chúng tôi tạm phân biệt các hình thức tôn sùng nầy như sau:

  • Những việc sùng mộ qui chiếu về Chúa Ba Ngôi Chúa Giêsu: Kiệu Thánh thể, Vọng Giáng Sinh, diễn nguyện cuộc thương khó Chúa Giêsu, những hình thức suy tôn Thánh Gía Chúa. Kiệu tượng Thánh Tâm Chúa. Đầu năm mới thì có nghi thức chúc tuổi Chúa Ba ngôi mang sắc thái văn hóa dân tộc …
  • Những việc tôn sùng qui chiếu về Đức Mẹ Maria và các Thánh: Dâng hoa cho Đức Mariavào tháng năm với các ca vãn kèm theo các điệu múa gọi là vãn hoa. Tháng mười thi diễn nguyện về kinh Mân côi với những nghi thức long trọng. Kiệu Đức Mẹ và các Thánh. Ngày đầu năm mới, người giáo dân Việt Nam cũng không quên gởi đến Đức Maria và các Thánh lời chúc tuổi với nghi thức trang trọng đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Các nghi thức mang tính cổ truyền nhằm tôn sùng Các Thánh Tử Đạo VN.


Các hình thức kiệu rước cũng đóng một vai trò quan trọng đời đời sống đạo đức của người giáo dân Việt nam. Bởi văn hóa của người Việt là văn hóa của hội hè, đình đám, “từ lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc, điạ phương trong các thời đại được tái hiện dưới nhiều hình thức văn hoá …. Qua lễ hội con người được hòa mình vào vũ tru, thiên nhiên, cộng đồng và qua hành động lễ bái, cầu khấn, người ta tìm lại qúa khứ, tìm lại chính mình để tĩnh tâm và thanh tịnh, xin trời đất thánh thần mở huệ cho chúng sinh muôn loài. Trang bị cho lễ hội là làm phong phú nghi lễ bằng áo mão cân đai, bằng cờ phướn, lọng kiệu, bằng múa rước trống chiêng…”. Người công giáo Việt nam không thoát ra khỏi trào lưu văn hóa đó. Các hình thức kiệu rước cũng in đậm tư tưởng văn hoá hội hè đình đám, nó là một phần của đời sống Kitô hữu nhằm biểu lộ tâm tình đạo đức của người giáo dân Việt Nam. Giáo quyền cũng khẳng định: “Các cuộc kiệu rước, trong những hình thức đúng đắn nhất, tạo điều kiện cho dân chúng bày tỏ niềm tin của họ; hơn nũa, các cuộc rước nầy lại đâm rễ sâu vào nền văn hoá địa phương, và điều nầy góp phần vào việc khơi dậy tình cảm tôn giáo của các tín hữu”

4. Hành hương: là một thực hành tôn giáo phổ biến “và cũng biểu hiện điển hình của lòng đạo đức bình dân”. Tại những nơi hành hương, người hành hương ngoaì việc tham dự một số nghi thức phụng tự thuộc phụng vụ, họ cũng thực hiện một số hành vi thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân. Người hành hương thường đến trước ảnh tượng Đức Mẹ, hoặc các Thánh để dâng những cầu nguyện, vì họ coi các Ngài là những đấng chuyển cầu một cách chính đáng cho mình bên Thiên Chúa chí tôn. Có thể nói người Công giáo Việt nam rất sùng kính Đức Mẹ Maria hơn nhiều truyền thống công giáo các nước khác. Nên ở Việt Nam có nhiều nơi hành hương dành riêng để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ:

  • Trung tâm Thánh mẫu La Vang - Quảng trị: Theo lưu truyền đây là nơi Đức Mẹ đã hiện ra. Ngày 22.8.1961 Tòa thánh nâng đền thờ La Vang lên hàng Vương cung Thánh đường, và cùng ngày Hàng giáo phẩm Việt nam chính thức tuyên bố La vang là trung tâm Thánh mẫu toàn quốc.
  • Đền Đức Mẹ Trà Kiệu - Quảng Nam. Năm 1898 một ngôi đền được xây dựng trên đỉnh đồi Trà Kiệu để ghi ơn Đức Mẹ, và cung hiến cho Đức Mẹ với tước hiệu “Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu”. Và sau đó đã trở thành nơi hành hương nổi tiếng.
  • Đền thánh Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai - Nam Định (933).
  • Trung tâm hành hương Fatima Vĩnh Long (1960)
  • Trung tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu - Vũng Tàu (1962)
  • Trung tâm Thánh Mẫu Fatima - Bình Triệu (1966)


Ngoài ra cũng có những nơi hành hương khác như: Tượng đài Đức Kitô Vua trên núi Tao Phùng - Vũng tàu (1974), Đền thánh Tử đạo Hải Dương (1906), Đền Thánh Martinô - Hố Nai.

5. Anh tượng: Việc tôn kính các ảnh tượng của Chúa Giêsu, của Đức Mẹ hay của các Thánh đều là những việc đạo đức thuộc lãnh vực của lòng đạo đức bình dân. Giáo quyền khẳng định: “Việc tôn sùng ảnh tượng, dù được họa ra, hay thể hiện dưới dạng tượng, phù điêu hoặc những cách biểu thị khác, là quan trọng trong khuôn khổ Phụng Vụ cũng như trong lãnh vực của lòng đạo đức bình dân: các tín hữu cầu nguyện trước những ảnh tượng đó cả trong nhà thờ, cũng như trong nhà ở. Họ trang hoàng ảnh tượng bằng bông hoa, ánh sáng và đá qúi; họ dùng những hình thức khác nhau để bày tỏ lòng kính trọng có tính tôn giáo, họ rưóoc kiệu những ảnh tượng, họ treo những biển tạ ơn bên cạnh để tỏ lòng tri ân, họ đạt ảnh tượng trong những hang vòm hay những ngai tòa nhỏ dụng ngoài đồng hoặc trên đường đi”. Tín hữu Việt Nam rất hâm mộ việc tôn kính các ảnh tượng các Thánh. Đã là gia đình công giáo, nhà nào cũng làm một bàn thờ chưng bày các ảnh tượng, thường thì tượng chuộc tội ở giữa, hai bên là tượng Đức Mẹ và thánh Giuse. Bàn thờ được đặt chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà. Nơi đó qui tụ cả nhà đọc kinh cầu nguyện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tập tục đạo đức nầy đóng một vai trò quan trọng giúp người giáo dân giữ vững đức tin trong thời bị bách hại, và đó cũng môi trường cha mẹ dùng để truyền đạt đức tin cho con cái, hâm nóng lòng đạo đức, nơi gieo hạt giống ơn gọi cho con cái. Va sau khi con cái được Rửa tội chắc chắn phải đeo vào cổ đức bé một ảnh tượng Chúa Giêsu, hoặc Đức Mẹ hay một vị Thánh mà họ qúi mến đặc biệt.

Nhà thừa sai Đắc lộ đã đánh gía: “Không gì làm tôi xúc động bằng thấy có bao nhiêu giáo dân là bấy nhiêu thiên thần. Họ có một đức tin vững chắc đến nỗi không ai có thể nhổ ra được. … Họ có nhiều thói quen lành thánh như:Chuộng nghi lễ, thích đoàn hội, tôn sùng Thánh Gía, qúi trọng các Bí tích, thích đeo ảnh tượng, qúy nước phép, siêng năng nguyện ngắm, giữ chay nhiệm nhặt và đạc biệt lòng sùng kính Đức Mẹ. … Thú thật, lòng sốt sắng của giáo dân ờ đây không thể thấy ở các nước Châu âu. Thế mà người ta cứ tưởng ngoài Châu Au ra thì toàn là man di mọi rợ cả”.

6. Cầu nguyện cho những người qua đời. Việc cầu nguyện cho người đã qua đời là “một biểu hiện phụng tự của niềm tin vào sự hiệp thông giữa các Thánh. … Bởi vì ‘ý tưởng cầu nguyện cho những người chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi, là một ý tưởng thánh htiện và đạo đức’ (2Mcb 12, 46). Trong những việc cầu nguyện đó, việc cử hành thánh lễ đứng hàng đầu, rồi tới những việc đạo đức khác, như nguyện kinh, chia sẻ, làm việc bác aí, lãnh nhận các An xá chỉ cho các linh hồn”. Như vậy việc cầu nguyện cho người đã chết trong một số hành vi phụng tự thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân. Văn hóa Việt nam còn có thể được gọi là văn hoá của lòng hiếu thảo. Điều đó rất phù hợp với điều răn thứ tư trong 10 giới răn của Thiên luật. Cho nên kính nhớ ông bà tổ tiên, cha mẹ và những người thân đã qua đời được người tín hữu Việt nam tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Mặc dầu trong buổi sơ khai khai của Giáo hội, những việc thờ cúng tổ tiên theo thói tục dân gian bị cấm đoán vì bị hiểu lầm là mê tín dị đoan, là thờ bụt thần, nhưng người giáo dân Việt nam vẫn trung thành một lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân yêu qua đời bằng những hình thức khác được Giáo hội cho phép, ngoài việc xin lễ, còn tổ chức những buổi đọc kinh cầu nguyện trong gia đình sau khi chôn táng, ngày giáp tháng, giáp năm, ngày giỗ hàng năm. Qủa thật là một thách đố lớn cho người giáo dân Việt nam trước công đồng Vat. II trong việc thi hành theo thói tục dân gian để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân yêu qua đời. Thế nhưng lòng thảo hiểu vẫn được người tín hữu Việt nam trân trọng giữ gìn qua những việc đạo đức bởi lời kinh, việc bác ái, sự hy sinh của những người còn sống. Điều đó phù hợp với chỉ dẫn của Giáo quyền về lòng đạo đức bình dân đối với người qúa cố:

  • làm tuần cửu nhật cho những người đã qua đời, chuẩn bị lễ Các Linh Hồn ngày 2. 11, và tuần bát nhật sau đó
  • Viếng nghĩa trang, có thể viếng cách cộng đồng hay viếng riêng tư
  • gia nhập những đoàn thể hay hiệp hội đạo đức có mục đích “an táng kẻ chết”, bằng cách dâng những lời chuyển cầu cho những người chết và bày tỏ tính liên đới cụ thể giữa các tín hữu và bà con thân thuộc của người qúa cố
  • Những cách chuyển cầu cho người qúa cố: Các việc từ thiện đa dạng, các ân xá và nhất là các kinh nguyện
III. Định hướng lòng đạo đức bình dân nơi GHVN trong thời đại hôm nay

3.1 Những thách đố của thời đại đối với lòng đạo đức bình dân

Bước vào thế kỷ 21 nhân loại được thừa hưởng sự phát triển khoa học học kỹ thuật có thể nói được là bước tiến tột bực, nhờ đó đời sống vật chất của con người được cải thiện tốt hơn, thoải mái hơn. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho con người một đời sống tiện lợi, từ đó hình thành một khuynh hướng thực dụng hóa mọi lãnh vực và tạo thành một chủ nghĩa hưởng thụ. Từ xu hướng đó con người lao vào vòng xoáy của cơn lốc duy vật chất, làm sao kiếm được thật nhhiều tiền để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ càng ngày càng cao. Có thể nói thế kỷ của chúng ta đang sống là thế kỷ vàng son của khoa học kỹ thuật. Thế nhưng xảy ra một nghịch lý: khi con người nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khám phá kho tàng thiên nhiên vô tận được trao ban để mưu cầu cho sự sống trần thế của con người, thay vì dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân vì những gì Chúa trao ban, con người lại dừng lại chính nơi công trình mình vừa khám phá và coi đó là cùng dích của sự sống. Con người vội quên Thiên Chúa, và tệ hơn họ coi sự hiện hữu của Thiên Chúa là dư thừa và không cần thiết nữa. Mặc dầu họ không coi tôn giáo là thuốc phiện, là tha hoá con người, nhưng tôn giáo đối với họ không cần thiết và nhiều khi còn rắc rối. Cái cùng đích của sự sống không còn Thiên Chúa, nhưng là làm thoả mãn các nhu cầu của đời sống thế tục. Do đó, mặc dầu không còn coi tôn giáo là nguyên cớ gây nên sự chậm tiến, nhưng là vật cản đáng ghét của trào lưu tự do hưởng thụ.

Trong bối cảnh nầy, đời sống của người Kitô hữu cũng đang bị đe dọa rơi vào cơn lốc của trào lưu hưởng thụ đó. Qủa thật trong khi các Thánh đường càng ngày càng vắng bóng các tín hữu đến để tôn thờ Thiên Chúa, thì ở các bãi biển, các khu vui chơi, các quán bar, sòng bài càng ngày càng chật kín người. Trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của thời đại hôm nay nẩy sinh chủ thuyết toàn cầu hóa với ước mong làm cho thế giới gần gũi nhau hơn, và chương trình đô thị hoá để nhằm thăng tiến đời sống của người dân, bên cạnh đó nó cũng làm cho lòng đạo đức của người Kitô hữu bị chao đảo và đời sống của họ bị tục hoá bởi chủ trương thực dụng mang nặng tính chất duy vật chất của nó. Do đó người Kitô hữu cảm thấy không còn có thời giờ để nghĩ đến nhu cầu thiêng liêng của cuộc sống. Họ lao đầu vào công việc để kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ mà nền văn minh thời đại mời gọi, và đó như là mục tiêu đầu tiên của cuộc sống của thế giới hôm nay; những ngày cuối tuần người Kitô hữu nghĩ đến vấn đề giải trí như là nhu cầu cấp bách cho đời sống thế tục; nhu cầu thiêng liêng bị loại ra, và Thiên Chúa như là Đấng xa lạ không liên quan gì đến cuộc sống. Tờ nhật báo “Tây Uc Châu” (The West Australian) phát hành tại thành phó Perth ngày 2.2.2004 đưa tin rằng: Hội đồng Giám mục anh giáo sẽ họp ở Luân đôn vào tháng tới để cứu xét đề nghị cải cách cấp tiến là đưa vấn đề việc phụng vụ cử hành trong ngày Chủ Nhật sang một ngày khác trong tuần nhằm gia tăng tín hữu đến thánh đường tham dự Thánh lễ. Thượng hội đồng Giám mục Anh giáo được yêu cần ủng hộ những lời khuến cáo trong một bản phúc trình cho rằng trong nền văn hóa tân thời, con người không còn thì giờ để đến nhà thờ trong những ngày cuối tuần. Bản phúc trình nhận định rằng, Chủ nhật không còn là ngày dành cho nhà thờ, nhưng là ngày cho gia đình. Thách đố đó không chỉ xảy ra đối với Giáo hội Anh giáo mà thôi, nhưng Giáo hội Công giáo cũng không thoát khỏi cơn sóng gió đo.

Khủng hoảng niềm tin tôn giáo không chỉ dừng lại trong vấn đề tham dự và cử hành các hành vi phụng tự trong chiếu kích phụng vụ mà thôi, nhưng nó còn kéo theo luôn thái độ của người Kitô hữu đối với Thiên Chúa. Có nghĩa là bao gồm hết tất cả mọi hành vi phụng tự: Phụng vụ lẫn lòng đạo đức bình dân. Nếu được hỏi về vấn đề cầu nguyện, hầu hết các bạn trẻ Công giáo hôm nay đều trả lời là: không quan tâm hoặc không có thời giờ. Cái quan tâm của thế hệ trẻ hôm nay là: Sự nghiệp, môi trường,sức khỏe và hưởng thụ.

Giáo hội Việt nam dưới cái nhìn của các Giáo hội Châu âu mặc dầu được đánh giá là Giáo hội vẫn còn tràn đầy sức sống được nuôi dưỡng bởi lòng đạo đức nhiệt thành của các giáo hữu. Các Thánh đường vẫn đầy ắp người tín hữu vào mỗi Chủ nhật. Việc xây cất thêm hoặc sửa sang lại Thánh đường cho phù hợp với con số đông đảo giáo dân vẫn là một nhu cầu cấp bách. Thế nhưng, nếu nhìn vấn đề cho thật thấu đáo thì Giáo hội Việt nam cũng đang đối diện với thách đố như các Giáo hội Châu âu gặp phải: chủ nghĩa thực dụng và trào lư u hưởng thụ cũng đang tung hoành trên giải đất Việt nam. Cái hậu qủa của nó mang lại là làm suy yếu đi lòng đạo đức của người tín hữu. Đặc biệt là các hình thức cầu nguyện thuộc lãnh vực của lòng đạo đức bình dân đang từ từ bị quên lãng. Thói quen những buổi tối cả nhà cùng quây quần đọc kinh đã trở thành những kỷ niệm, nhất là những vùng thị tứ. Thay vào đó là các bận bịu với computer, TV, phim ảnh hoặc các giải trí khác. Kinh hạt đã trở nên lỗi thời đối với phần nhiều các bạn trẻ hôm nay, và coi đó như là công việc của “đàn bà con nít”, và còn coi là việc “làm mất thời giờ”. Nhìn về tương lai, có nhiều thách đố mà lòng đạo đức của người tín hữu được kêu gọi đáp trả. Xã hội trong thế kỷ qua đã chịu nhiều thay đổi sâu rộng trong đó có những thay đổi đã làm cho sự dấn thân của Giáo Hội bị thử thách nặng nề. “Trước mặt chúng ta là một thế giới mà những dấu hiệu của Tin Mừng đang bị giảm sút, kể cả tại những miền có truyền thống Kitô kỳ cựu. Đây là thời kỳ tái truyền giảng Tin Mừng. Phụng Vụ đang bị thách đố ấy kêu gọi đáp trả”.

Nhìn thoáng qua, lòng đạo đức Kitô giáo dường như đang bị một xã hội tục hóa sâu rộng gạt ra ngoài lề. “Nhưng một sự kiện tỏ tường là mặc dù có sự tục hóa, trong thời đại chúng ta ngày nay đang tái xuất hiện một nhu cầu thiêng liêng với bao nhiêu hình thức khác nhau. Làm sao chúng ta lại có thể không coi đó như một bằng chứng là trong thẳm sâu của tâm hồn con người, người ta không thể xóa bỏ niềm khao khát Thiên Chúa. Có những câu hỏi hiện sinh chỉ tìm được câu trả lời trong sự tiếp xúc cá vị với Chúa Kitô. Chỉ trong cuộc sống thân mật với Ngài, cuộc sống con người mới đạt được ý nghĩa và có thể cảm nghiệm được niềm vui đã làm cho Thánh Phêrô nói trên núi Hiển Dung "Lậy Thầy, ở đây thật là tốt với chúng con". (Lc 9:33)”.

Câu hỏi được đặt ra là phải làm gì để bảo tồn các hình thức cầu nguyện thuộc lòng đạo đức bình dân như là phương tiện giúp người tín hữu nuôi dưỡng đức tin và sống đức tin của mình, và làm thế nào để lòng đạo đức bình dân trở thành phương thế truyền giáo trong xã hội hôm nay?

3.2 Củng cố lòng đạo Đức bình dân trong sinh hoạt của người tín hữu Việt nam

Như trên đã trình bày, mặc dầu Phụng vụ là đỉnh cao trong lãnh vực phụng tự của đời sống tín hữu và không có một hình thức cầu nguyện nào khác có thể so sánh được, nhưng các hình thức cầu nguyên được trình bày trong lãnh vực thuộc lòng đạo đức bình dân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người tín hữu kết hợp mật thiết với Chúa, qua cuộc gặp gỡ được diễn tả bằng những lời kinh, những tâm tình phù hợp với từng hoàn cảnh, ngôn ngữ và văn hoá của người tín hữu; nó khơi lên lòng đạo đức qua việc thực thi lời dạy dỗ của Thánh tông đồ: “hãy cầu nguyện không ngừng” (1Tx 5, 17). Và như Đức Gioan Phaolô II khằng định rằng, lòng đạo đức bình dân như là “kho tàng đích thực của Dân Thiên Chúa”. Bởi đó, các Giáo hội địa phương phải nỗ lực duy trì, cổ võ lòng đạo đức bình dân nơi hết thảy mọi người Kitô hữu.

Để đối phó với những thách đố của thời đại hôm nay, nhất là những tiêu cực phát sinh từ những tiến bộ của khoa học như các phương thế ngừa thai nhân tạo, phá thai, trợ tử, tạo sinh vô tính; sự phát triển chủ nghĩa đề cao tự do cá nhân qúa trớn đưa tới tình trạng hỗn loạn trong đời sống hôn nhân và gia đình, như tự do luyến ái, tự do sống thử với nhau trước khi kết hôn, hoặc đồng tính luyến ái; sự bành trướng của chủ nghĩa duy thực dụng, thúc đẩy con người chỉ nghĩ đến đời sống hưởng thụ, Giáo hội Việt nam phải cổ võ không ngừng đời sống cầu nguyện thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân như là phương thế hữu hiệu. Điều đó không là gì mới lạ, đó chỉ lập lại những kinh nghiệm lịch sử của một Giáo hội luôn đối diện với nhiều bách hại của những thù nghịch. Lịch sử chứng nhận rằng, đức tin của người tín hữu đã được nâng đỡ bởi những hình thức và thực hành đạo đức. Lịch sử chung của Giáo hội toàn cầu cũng như lịch sử riêng của Giáo hội Việt Nam. Một thí dụ: nếu như không có lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Giáo Hoàng Pio V đến với mọi Kitô hữu trên thế giới về việc lần chuỗi Môi khôi để cầu xin cho cuộc chiến giữa đạo quân Hồi giáo và đạo quân Thánh giá, thì làm gì có cuộc chiến thắng lịch sử của đạo binh Thánh giá tại vịnh Lépante, vào 7.10.1511; hay là nếu không có những hình thức phụng tự được trình bày đơn sơ thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân, thì làm sao Giáo hội Việt nam có thể đứng vững vượt qua cơn gian lao thử thách trong gần 300 năm? Qủa thật “ những thách đố nghiêm trọng mà thế giới phải đương đầu khi bước vào ngàn năm thứ mới, khiến chúng ta nghĩ rằng chỉ có sự can thiệp từ trên cao, có khả năng hướng dẫn tâm hồn những người sống trong những hoàn cảnh xung đột và những người nắm giữ vận mệnh các quốc gia, mới có thể cho chúng ta lý do để hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn”. Sự can thiệp từ trên cao đến được từ những lời cầu nguyện đơn sơ được thể hiện trong những hinh thức cầu nguyện thuộc lòng đạo đức bình dân, như chuỗi Môi khôi.

Việc củng cố không chỉ là những lời kêu gọi suông của các vị có trách nhiệm, nhưng phải tạo ra một phong trào, một bầu khí phù hợp với não trạng của thời đại hôm nay. Khuyến kích và canh tân việc đọc kinh tại gia đình, vì “gia đình đã lãnh nhận từ Thiên Chúa sứ mệnh trở nên tế bào đầu tiên và sống động của xã hội. Gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh đó nếu gia đình tỏ ra như một đến thờ của Giáo hội trong nhà mình nhờ yêu thương nhau và cùng nhau dâng cầu nguyện lên Thiên Chúa” (AA - Apostolicam actuositatem -11). Đức Gioan Phaolô II cũng khẳng định tầm quan trong của việc đọc kinh chung trong gia đình. Bởi khi các thành viên trong gia đình cùng “đưa mắt hướng về Đức Kitô, cũng sẽ tìm lại được khả năng nhìn thẳng vào mắt nhau, tỏ tìnhliên đới, tha thứ cho nhau, và nhìn thấy giao ước tình yêu của họ được đổi mới trong Thấn Khí của Thiên Chúa”

Những hình thức đọc kinh liên gia cần được chú ý chăm lo và nhân rộng. Và biến hình thức cầu nguyện nầy trở thành phương thế để loan báo Tin mừng. Việc đi thăm và giúp kẻ liệt dọn mình phải được canh tân đề trở thành niềm hy vọng và vui mừng không những cho người đau yếu mà còn cho cả thân nhân của họ. Có thể thành lập nhóm giải trí hợp với từng lứa tuổi, nhưng luôn được lồng vào đó những giây phút cầu nguyện, thí dụ hội đánh cờ tướng, nhưng trước khi đánh cờ thì đọc 10 kinh Mân côi.

Trước kia, một thói quen tốt thường được áp dụng trong hết mọi thánh đường là: trước khi cử hành thánh lễ, cha xứ thường dành 15 phút để giáo dân đọc kinh, lần chuỗi. Thế nhưng với cuộc sống tất bật của thời đại hôm nay, câu hỏi được đặt ra là: có nên duy trì giờ đọc kinh đó không, bởi ngày nay người tín hữu ngại đọc kinh, nhất là giới thanh niên? Thiết nghĩ là nên duy trì tập quán tốt nầy, vì đó không những là tạo cho người tín hữu thói quen đàm thoại với Chúa qua những lời kinh đơn sơ, nuôi dưỡng lòng đạo đức, và đó như còn là một khí cụ để giúp người tín hữu đối phó với những thử thách đức tin, tìm được nguồn an ủi khi thất vọng, ngoài ra còn giúp người tín hữu chuẩn bị tâm hồn để dâng lễ cho sốt sắng. Thế nhưng cần tạo một bầu khí sinh động, tích cực trong buổi đọc kinh. Thanh niên nhàm chán và ngán đọc kinh là vì họ chưa hiểu giá trị của nó, hoặc bầu khí buổi cầu nguyện qúa tẻ nhạt, máy móc vô hồn. Trước tiên các vị chủ chăn cần giải thích cho người tín hữu hiểu tầm quan trọng, và hữu ích của việc đọc kinh sách, giúp người tín hữu khám phá ra kho tàng ẩn chứa ở trong đó. Có thể các vị chủ chăn tổ chức đọc kinh sách, nhưng các ngài chưa giúp người tín hữu hiểu được lý do, và lợi ích của việc làm đó. Nên chăng các vị chủ chăn nên hình thành những nhóm đọc kinh cầu nguyện tùy theo lứa tuổi trong khuôn viên nhà thờ trước khi cử hành thánh lễ? “Chắc chắn cần thực hiện điều đó, để ý đến các khả năng của các tín hữu trong những hoàn cảnh, tuổi tác, và văn hóa khác nhau của họ và cần tránh thái độ chỉ hài lòng với những gì là "tối thiểu". Nền sư phạm của Giáo Hội cần phải là ‘dám làm’”. Phải hường dẫn sao cho người tính hữu hiểu được rằng, các hình thức cầu nguyện thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân là nguồn mạch nuôi dưỡng lòng đạo đức. Không thể để cho “kho tàng” nầy bị mai một bởi nền văn minh tiên tiến hiện đại, hoặc bị phai mờ bởi đời sống thực dụng hôm nay, các vị chủ chăn phải nỗ lực giúp người tín hữu tái khám phá lại gía trị khôn sánh của lòng đạo đức bình dân.

Ngoài ra cần cổ súy các tín hữu chú tâm vào trong việc cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh "vì đó là kinh nguyện công khai của Giáo Hội, là nguồn mạch lòng đạo đức và là lương thực nuôi dưỡng kinh nguyện riêng" (SC số 90). Trong việc khích lệ và bảo tồn lòng đạo đức bình dân, người tín hữu cần được chỉ dẫn cho biết về sự hiệp nhất trong Giáo hội, mọi hình thức phụng tự nên qui về cái chung hơn cái riêng. Trung tâm điểm của các hính thức phụng tự phải qui về chính là mầu nhiệm Chúa Kitô. Bởi đó việc đọc các giờ kinh Phụng vụ vừa đáp ứng được tâm tình cầu nguyện riêng tư vừa cùng với Giáo hội cử hành hành vi Phụng vụ, tột đỉnh của mọi hình thức cầu nguyện. Qủa thật, “Phụng Vụ Các Giờ Kinh không phải là một hoạt động cá nhân hay riêng tư nhưng ‘thuộc về toàn thể Thân Mình Giáo Hội[..]. Vì thế nếu các tín hữu được triệu tập để cử hành Phụng Vụ Các Giờ Kinh và tụ tập cùng nhau hợp lòng hợp tiếng thì họ đang diễn tả Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô’. Sự chú ý đặc biệt đến kinh nguyện phụng vụ này không tạo ra căng thẳng với kinh nguyện bản thân. Trái lại, Phụng Vụ Các Giờ Kinh giả định và đòi phải có kinh nguyện bản thân liên kết tốt đẹp với các hình thức khác của kinh nguyện cộng đồng nhất là nếu các hình thức ấy được Giáo Quyền nhìn nhận và khuyến khích”.

3.3 Canh tân lòng đạo đức bình dân phù hợp với văn hóa dân tộc.

Mọi nỗ lực tái khám phá gía trị của lòng đạo đức bình dân phải được khởi sự qua việc canh tân các hình thức lòng đạo đức bình dân. Đó là cần thiết và cấp bách. Các hình thức cầu nguyện thuộc lãnh vực của lòng đạo đức bình dân không “giới hạn sự tự do chính đáng trong việc cầu nguyện cá nhân và cộng đồng, mà tùy theo những nhu cầu thiêng liêng và mục vụ, cũng như tùy theo trường hợp các cử hành Phụng vụ đặc biệt, cần phải có một sự thích nghi tương xứng”. Canh tân các hình thức lòng đạo đức bình dân là khơi dậy “những tiềm năng và phẩm chất của đời sống Kitô hữu”. Hơn nữa “vì Tin mừng là thước đo và tiêu chuẩn cho mọi hình thức, cũ cũng như mới, của lòng đạo đức Kitô giáo, nên việc nâng cao gía trị các việc đạo đức và những việc sùng một cần phải đi đôi với công việc thanh lọc, để chúng được hài hoà với mầu nhiệm Kitô”. Thánh bộ Phụng tự đã đưa ra những yếu tố căn bản nồng cốt trong việc canh tân lòng đạo đức bình dân:

  • Cảm hứng từ Kinh Thánh. Các kinh nguyện Kitô giáo phải qui hướng về Thánh Kinh cách gián tiếp hay trực tiếp;
  • Cảm hứng từ Phụng vụ, lòng đạo đức làm nổi bật hay phản ánh những mầu nhiệm được cử hành trong Phụng vụ;
  • Cảm hứng từ đại kết, chú ý đến các hình thức cầu nguyện của các giáo hội Kitô khác, và tránh những thử nghiệm không phù hợp.
  • Cảm hứng mang tính nhân loại học, chú ý các yếu tố của từng dân tộc, nỗ lực đối thoại với những điều nhảy cảm của thời đại. Lưu ý đến nơi chốn và hoàn cảnh.


Trong hoàn cảnh Việt Nam hôm nay, việc canh tân đặc biệt phải để ý đến hai khía cạnh: văn hóa và đối thoại. Đây cũng là những yếu tố và Công đồng Vat. II đặc biệt lưu tâm trong khi nỗ lực canh tân Giáo hội.

* Công đồng đã nhắn nhủ: “các tín hữu phải sống liên kết hết sức chặt chẽ với những người đương thời và để tâm tìm hiểu tường tận lối suy tư và cảm nghĩ đã được diễn tả qua những tinh hoa văn hóa riêng của họ” (GS - Gaudium et Spes -, số 62). Trong chiều hướng đó, các hình thức cầu nguyện cũng cần phải được canh tân phù hợp với nền văn hóa của dân tộc. Trước sự bành trướng của chủ trương toàn cầu hóa, xu thế mới của thời đại hôm nay là trở về nguồn nhằm nỗ lực bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Trước xu thế đó, một sự canh tân các hình thức cầu nguyện hợp với bản sắc văn hóa dân tộc là một điều cần thiết, không những vì thiết thực với tâm tình của người Việt, nhưng còn là phương thế hữu hiệu để loan báo Tin mừng. Bởi đó, trước tiên cần phải xem xét lại những hình thức cầu nguyện thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân cổ xưa, xem điều gì cần duy trì, điều gì cần thay đổi hoặc mạnh dạn hủy bỏ, nếu những điều đó không còn phù hợp với tâm thức của thời đại hôm nay; hoặc nhiên cứu biên soạn bổ sung thêm những hình thức đạo đức phù hợp với nếp văn hóa của một vùng nhất định nào đó. Thí dụ, có thể thêm những thể loại suy niệm cuộc thương khó, dâng hoa kèm bài hát với cung giọng ca cổ hoặc cải lương thuộc nếp văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nên chăng các ảnh tượng về Chúa và về Đức Maria trình bày làm sao để diễn tả được con người Việt nam với nét văn hoá độc dáo riêng? Bởi vì những ảnh tượng được tôn kính không vì bản thân của ảnh tượng đó, nhưng vì những Đấng mà ảnh tượng miêu tả “chính qua ảnh tượng thánh mà tín hữu nhận ra những yếu tố của nền văn hóa đạc thù của họ: họ nhảy cảm với những lối diễn tả hiện thực, với những nhân vật họ có thể dễ dàng nhận diện và với những đặc điểm gợi lại các phương diện khác nhau của cuộc sống con người: sinh ra, đau khổ, hôn nhân, lao động và cái chết”. Tuy nhiên Thánh bộ Phụng tự và kỷ luậy Bí tích lư ý rằng: cần tránh trình bày ảnh tượng bằng những nghệ thuật tín ngưỡng dân gian suy thoái, vì điều đó mang lại sự màu mẻ,nông cạn, thiếu nội dung đích thực. Anh tượng cần phải nằm trong khuôn khổ qui tắc của khoa ảnh tượng thánh.

* Đối thoại tôn giáo là một hướng đi được Giáo hội sau thời Công đồng Vat. II đặc biệt nhấn mạnh trong nỗ lực giới thiệu Chúa Giêsu cho thế giới hôm nay. Đức Giáo hoàng trong tông huấn “Sứ vụ Đấng Cứu Thế” đã nói: “đối thoại tôn giáo là một thành phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội. Được hiểu như cách thức và phương thế nhắm tới sự hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau, việc đối thoại không mâu thuẫn với sứ vụ đến với muôn dân, ngược lại, còn có liên hệ đặc biệt và diễn tả sứ vụ ấy”. Việc đối thoại liên tôn đạc biệt tại Việt nam mang một tầm vóc quan trọng trong việc loan báo Tin mừng, vì nơi đây là mảnh đất nẩy sinh nhiều tôn giáo. Việc đối thoại liên tôn không chỉ là công việc nằm trên bình diện của các cuộc gặp gỡ, hội thảo, nghiên cứu, nhưng nó còn được hiện thực trong những buổi đọc kinh cầu nguyện của người tín hữu qua. Bởi đó cần phải lưu ý đến những kinh sách mang nặng tính độc tôn tôn giáo qúa khích làm nguy hại đến công cuộc đối thoại tôn giáo. Nên chăng thay thế những kinh sách có tính đe dọa, phê phán, lên án bằng những kinh sách chất chứa niềm vui, hoan lạc, bao dung và hy vọng ?

Dù trong thời đại nào lòng đạo dức bình dân vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng lòng dạo đức của người tín hữu và là động lực thúc đẩy công cuộc rao giảng Phúc âm. Đặc biệt đối với tín hữu Việt nam, lòng đạo đức bình dân đã trở thành một hành vi phụng tự quen thuộc không thể thiếu được trong đời sống cầu nguyện, nhất là trong việc tôn kính Đức Trinh nữ Maria. Điều đó thật đáng mừng cho Giáo hội Việt Nam. Nhưng trong một góc độ nào đó, vẫn còn nhiều việc cần phải chỉnh đốn lại, như cần phải hường dẫn cho người tín hữu hiểu đúng đắn vể chỗ đứng và tầm quan trọng của Phụng vụ trong đời sống tín hữu. Các hình thức cầu nguyện thuộc lãnh vực lòng đạo đức bình dân không thể thay thế cho hành vi phụng tự của Phụng vụ. Nhất là việc tôn kính Đức Trinh nữ Maria và các Thánh không thể chiếm vị trí ưu tiên thay thế cho việc tôn thờ Thiên Chúa được biểu lộc cách đặc biệt trong Phụng vụ. Vì Phụng vụ tự bản chất cao hơn hẳn các việc đạo đức khác. Việc canh tân lòng đạo đức bình dân là một việc làm thúc bách đối với Giáo hội Việt nam trong thời đại hôm nay, để truyền thống cầu nguyện nầy đã từng nuôi dưỡng Đức tin và làm cho Đức tin được lớn mạnh nơi cha ông không bị mai mọt. Một trong những công việc thiết yếu của công cuộc canh tân nầy chính làhuấn luyện giáo sĩ cũng như giáo dân hiểu đúng đắn hai cách biểu lộ phụng tự Kitô giáo: Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân. Việc huấn luyện nầy “rõ ràng là một phương tiện thích hợp để giải quyết những nguyên nhân gây mất quân bình hoặc gây căng thẳng giữa Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân. Ngoài nhu cầu phải huấn luyện về Phụng vụ, là một công việc lâu dài, mà lúc nào cũng phải tái khám phá và đào sâu, cộng thêm với việc huấn luyện ấy, cần phải huấn luyện về lòng đạo đức bình dân nhằm tạo nên một linh đạo hài hòa và có phẩm chất”.