NGHĨA VỤ ỨNG CỬ VÀ BẦU CỬ
Trong giờ phút Giao thừa thiêng liêng giữa Dê và Khỉ, một nguồn tin gây sự quan tâm phấn khởi nơi tôi là ‘công dân Nguyễn Quang A kêu gọi đồng bào ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân’. Đồng thời, để ‘lời nói đi đôi với hành động’, ông tuyên bố sẽ ghi danh ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào ngày 22.05.2016. Do đó, thật chính đáng để đồng bào thiện chí ủng hộ Ông, cử tri tín nhiệm Ông và những vị yêu nước khác hãy can đảm hưởng ứng lời mời gọi này. Nhiệm vụ Quốc hội nhiệm kỳ này cực kỳ quan trọng đối với Tổ Quốc và Toàn Dân chúng ta trước thời điểm 2020.
I.- ĐẢNG CƯỚP CHỦ QUYỀN TOÀN DÂN CHÚNG TA.
A./ Thế nào là Dân Chủ ?
Ngay khi được tái cử sau cuộc bầu cử độc diễn và đầy tranh luận, Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng, trong lúc họp báo ngày 28.01.2016, đã đề cao chế độ tập thể độc đảng lãnh đạo Việt Nam ‘dân chủ hơn hẳn’ so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu. Giới bình luận thế giới chỉ mĩm cười tha thứ, chứ không muốn bình luận. Nói đến ‘Dân Chủ’, chúng ta, kể cả ‘ngài’ Tổng Trọng, đều đồng ý : ‘Chủ quyền quốc gia là tổng khối chủ quyền của 62.675.812 cử tri (số liệu người Việt ghi danh bầu đại biểu Quốc hội năm 2011). Mỗi người dân hợp lệ đầu phiếu (cử tri), bằng lá phiếu, trao phần quyền mình cho một ứng cử viên. Ứng cử viên thu nhiều phiếu hợp lệ được tuyên bố đắc cử đại biểu để đến Quốc hội hành xử Quyền Lập pháp (làm luật), biểu quyết Ngân sách, kiểm soát các cơ quan nhà nước, quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo… (Điều 70 Hiến pháp ngày 28.11.2013).
B./ Điều 4 Hiến pháp cho phép Đảng đoạt quyền toàn dân.
Từ Hiến pháp năm 1980 và các Bản kế tiếp, Đảng Cộng sản đã ra lịnh cho các đại biểu, được đắc cử do ân huệ Đảng ban, bỏ phiếu thuận ban cho Đảng ‘lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ tại Điều 4 các văn kiện luật căn bản này. Đọc điều 4 này, chúng ta sẽ mắc cở vì sự dối trá với những chữ nghĩa sai sự thật. Sự trói buộc ‘lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng vào một ý thức hệ duy nhất và ngoại lai từ nhiều thập niên qua đã kìm hãm tư duy sáng tạo của đồng bào Việt, đưa tới tình trạng trì trệ và chậm tiến của Dân Tộc về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Do đó, Đảng từ chối truyền thống văn hóa phong phú dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Đây chính là nền tảng cho đời sống xã hội dân tộc Việt Nam, cần đón nhận những tư tưởng mới để bổ túc làm phong phú, hầu ước mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Làm ngược lại là hành động của những kẻ đang muốn dâng Việt Nam cho ngọai bang.
B./ Tai hại sự thiếu vắng ‘tam quyền phân lập’.
Đảng cộng sản tự cho Việt Nam theo chế độ Cộng hòa, nhưng một chế độ Cộng hòa đòi hỏi quốc gia theo chế độ đó phải thực thi nguyên tắc ‘tam quyền phân lập’. Ngày 25.02.2013, nhân dịp ‘góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp’, ông Nguyễn phú Trọng chửi thẳng : « Xem ai có tư tưởng là muốn ‘tam quyền phân lập’ vì ý kiến này có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, … » . Nếu không có ‘tam quyền phân lập’ thì đó chỉ là một nước quân chủ. Trong đó, Vua nắm cả ba quyền và thực thi quyền Vua theo ý Vua. Suy từ sự độc tài đó, đảng trưởng Trọng đã tự chế luật (Quyết định 244) để cho về vườn các đối thủ quá tuổi khác (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng) trừ ông (72 tuổi). Cũng nhờ sự độc tài đó, đảng trưởng sai ngay hai đồng chí Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng có gốc Tàu để tóm quyền sinh sát người dân sống tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Cũng thế, nhờ đặc quyền của đảng, tuy bầu cử Quốc hội chưa được tổ chức, nhưng đồng chí ‘gái’ Nguyễn thị Kim Ngân đã chắc chắn không những sẽ đắc cử đại biểu mà còn đắc cử Chủ tịch Quốc hội. Điều đó cho thấy, Đảng muốn ai thắng cử thì người đó được ? Hãy nên hợp lý một chút !
Ngoài ra, khi bầu bán ở Đại hội đảng 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã chiếm chức Tổng Bí thư quá dễ trước sự im lặng của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng do có những tin đồn xấu về tham nhủng, con gái làm dâu nhà ‘ngụy’ (đảng kiểm soát cả tình yêu. Gớm.), …. Nhờ chế độ Việt cộng không có ‘tam quyền phân lập’, nên ông Dũng đã tuy đã đáp bãi được an toàn, nhưng không ‘trắng án’ trước những tin đồn đó.
II.- QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ TRONG HIẾN PHÁP.
Điều 27 Hiến pháp năm 2013 qui định : « Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định Ừ. Điều này đã thể hiện sự dân chủ và bình đẳng như chúng ta có thể tìm thấy trong những Hiến pháp các nước Cộng hòa văn minh khác. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Đài phát thanh BBC, công dân Nguyễn Quang A cho biết quyền chính trị cơ bản - bầu cử và ứng cử của người dân Việt- vẫn còn là ‘quyền hão’ và không được xem trọng trên thực tế.
A./ Lịch sử bầu cử ở hai Miền Việt Nam.
1. Tại Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.
(những đặc tính của một quốc gia theo chính thể Cộng hòa là : độc lập, tự do và dân chủ. Như vậy, khi gọi Cộng hòa Dân chủ, tức Việt Nam có đến hai lần dân chủ. Nhưng, trong thực tế, người dân đã không có tự do ứng cử và chỉ có quyêàn bầu, sau khi Mặt trận Tổ quốc đã cử).
Năm 1954, sau khi Đất Nước bị chia đôi bởi Cộng sản Việt và Thực dân Pháp, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tiếp thu Miền Bắc. Bằng thủ đoạn khủng bố, chiêu dụ giới trí thức đua nhau nhập đảng bằng chiêu bài ‘hồng hơn chuyên’. Trong khi đại đa số người dân cam chịu thân phận bị dọa đày như Quê hương, thiểu số dựa Đảng để ăn trên ngồi trước và hiếp đáp đồng bào. Thế hệ cha mẹ như thế thì đến phiên con cái cũng cam phận sống hèn để được Đảng trọng dụng. Năm 2001, hai Giáo sư HNH và NHC, nhờ nhóm Mỹ cộng WJC cho sang Hoa kỳ để nghiên cứu văn hóa Việt Nam hải ngoại đã gây ra những ‘trò khỉ’ làm nhục cho cộng đồng Dân tộc mà thôi. Tại sao không ở nhà để nghiên cứu về ‘đồng chí Đỗ Mười’. Ông có học lực lớp ba (thợ thiến heo, theo wikipedia tiếng Việt) đã đắc cử Thủ tướng (1988) và hai lần được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Đảng (1991 và 1996). Dĩ nhiên, ông đã có mặt trong Mật nghị Thành đô năm 1990. Việt cộng không ai hơn ông ? Do đó, năm 1954, Miền Bắc hơn Cam-bốt và Lào nhiều và nay, Việt Nam thống nhất thua ai quốc gia này. Không ứng cử và bầu cử dân chủ và công bằng thì làm sao có nhân tài và đạo đức ra phục vụ Đất Nước và Dân Tộc.
2. Tại Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng ngày 18.06.1954, công dân Ngô Đình Diệm tuyên thệ nhậm chức và trình diện Chánh phủ ngày 07.07.1954. Được sự cộng tác của các chuyên viên trẻ từ hải ngoại về cộng tác, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau, dành quyền Độc lập cho Đất Nước từ Cao ủy Pháp, Thống tướng Paul Ely, đại diện Tổng thống Pháp tại Việt Nam, bằng bàn giao dinh Norodom ngày 07.09.1954. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên. Thủ tướng cho đổi tên thành dinh Độc lập. Ngày 02.01.1955, ngân khoản viện trợ từ các nước được chuyển thẳng vào trương mục của Việt Nam, không phải qua Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) như trước. Từ đây, chánh phủ Việt Nam toàn quyền quản lý ngân sách quốc gia. Khi Cao ủy Pháp Paul Ély mãn nhiệm Pháp ngày 20.06.1955, Thủ tướng Diệm yêu cầu Pháp chỉ cử Đại sứ và phải được Việt Nam chấp nhận trước (Chủ quyền quốc gia về ngoại giao) như các nước khác và yêu cầu Pháp rút hết các lực lượng quân sự về nước. Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.
Tuy nhiên, thành quả độc đáo nhất của Tổng thống (từ ngày 26.10.1955) Ngô Đình Diệm là cuộc Tiếp đón, An cư và Lập nghiệp cho gần một triệu đồng bào Miền Bắc di cư vào Miền Nam để tìm Tự do. Tại đây, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cung cấp các phương tiện để khai phá rừng hoang và được cấp quyền sở hữu chủ để làm chủ đất đai (Đất Nước dân chủ này không có cái thứ ‘đất đai thuộc quyền sở hữu chủ toàn dân’ để dễ dàng bị Đảng cướp đi). Tiếp đến, chính phủ ông Diệm đã xây dựng một nền Giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Mục tiêu nền Giáo dục này là :
- Phát triển toàn diện mỗi cá nhân ;
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh (ghi chú : tinh thần quốc gia tức không theo cộng sản) ;
- Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Dĩ nhiên, các thành quả khác về kinh tế, xã hội, v.v.. ông Diệm cũng đã hoàn thành vì ông đã làm việc không biết mệt… Trước những thành quả đó, các chính trị gia khác tưởng dễ đạt được, nên đòi ông chia ghế Bộ trưởng. Tổng thống Diệm từ chối, họ sang Hoa kỳ và mét với các cố vấn Tổng thống Kennedy. Không may cho người dân Việt Nam Cộng hòa, bọn tư bản vũ khí cần bán súng đạn nên nhờ nhà nước Mỹ gởi binh lính. Để bảo vệ Chính nghĩa và tránh khủng hoảng kinh tế và xã hội, là Tổng thống một nước độc lập, ông Diệm dứt khoát từ chối. Bây giờ, không may xảy tới cho ông, ‘chúng’ tạo ra cái gọi là ‘đàn áp Phật giáo’ và, dĩ nhiên, vì có kẻ tham tiền và quyền, ông Ngô Đình Diệm đã bị ám sát sáng ngày 02.11.1963. Khoảng hơn 14 giờ, tại Hà nội, khi đọc xong điện tín báo cái chết này, ông Hồ Chí Minh nói với người trao văn bản ‘Bác cháu sẽ thắng’.
Tưởng cần nhắc lại, ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, từng sống tại Biên hòa trong thập niên 1960, đã ước mong Singapore sẽ phát triển giống như Sài gòn. Việt Nam được ông hết lòng giới thiệu và vận động các nước thành viên chấp thuận cho gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 07/1995 và vẫn là một thành viên yếu kém, chỉ hơn Lào mà thôi. Sau 40 năm bị đảng Cộng sản đàn áp, người Việt Nam lại muốn Đất nước mình cường thịnh như Singapore.
III.- NIỀM VUI TỰ DO ỨNG CỬ VÀ ĐẦU PHIẾU.
(Lưu ý : chúng tôi không kể chuyện tuyển cử thời Đệ Nhất Cộng hòa vì chưa tới tuổi đi đầu phiếu).
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân cử Đệ Nhất Cộng hòa đẩy Việt Nam Cộng hòa (VNCH) rơi vào khoảng trống lãnh đạo… Trong những năm 1963-1966, các Chính phủ, quân nhân lẫn dân sự, nối tiếp nhau điều khiển Đất Nước, nhưng thiếu căn bản dân chủ vì không do sự ủy nhiệm của người dân qua những cuộc đầu phiếu dân chủ và công bằng. Dù vậy, đây vẫn là những chính quyền hợp pháp do công cử, được các Chính phủ ngoại quốc công nhận và giao tiếp.
Là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa, Việt Nam cần có một Hiến pháp. Trong đó, chủ quyền người dân được qui định và ghi rõ ràng cùng nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’.
A.- Hiến pháp Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa 1967.
1. Quốc hội Lập hiến. Sau những tháng bình định cuộc nổi loạn Phật giáo tại Miền Trung đầu năm 1966. Đến tháng 06ù, trật tự quốc gia được tái lập. Niềm tin nơi Chính quyền hồi phục nơi người dân. Hai yếu tố đó tạo cơ hội cho công cuộc xây dựng dân chủ và thiết lập căn bản hợp hiến cho VNCH. Đáp lại nguyện vọng toàn dân, ngày 19.06.1966, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu ký sắc lệnh tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13.09.1966. Quốc hội với 117 dân biểu, trong vòng 6 tháng, đã hoàn thành và thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 18.03.1967. Ngày 01.04.1967, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ký ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, có hiệu lực pháp lý từ ngày ký.
2. Nội dung. Tin tưởng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của Dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của Đất Nước. Ý thức sau bao năm ngoại thuộc, rồi lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Gồm 117 điều, Hiến pháp 1967 bảo đảm những quyền căn bản và quyền đối lập chính trị của người dân cũng như tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập.
Tam quyền phân lập (Điều 3). « Ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng Xã hội ». Như vậy, quyền lực quốc gia được phân chia thành 3 quyền và trao cho 3 cơ quan khác nhau :
- quyền Lập pháp trao cho Quốc hội lưỡng viện : Thượng nghị viện và Hạ nghị viện (Điều 30, 31 và 33);
- quyền Hành pháp giao cho Tổng thống do dân bầu, nhiệm kỳ 4 năm (Điều 51 và 52);
- quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án (Điều 76). Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành ngành Tư pháp.
B. Tuyển cử Tổng thống, Phó Tổng thống và Nghị sĩ.
1. Ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống : 11 liên danh tranh cử để chọn một ;
2. Ứng cử nghị sĩ Thượng nghị viện : 48 liên danh gồm 10 ứng cử viên và 6 liên danh với 60 ứng viên đắc cử nghị sĩ.
Nhận xét : Đây có thể là lần đầu những người có khả năng ứng cử đều nộp đơn không bỏ qua cơ hội để mời cử tri toàn quốc tín nhiệm 10 ứng cử viên trong liên danh để trở thành 10 nghị sĩ trong Thượng nghị viện khóa đầu tiên. Mọi xu hướng chánh đảng (Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân…), tôn giáo (Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo, Công Giáo), xã hội (quân nhân, trí thức, khoa bảng…) đều hiện diện.
C. Kết quả đầu phiếu. Số cử tri tham gia đầu phiếu là 4.868.266 trên tổng số 5.853.348 người nhận thẻ cử tri, tức 83%. Hai cuộc tuyển cử thành công.
1. Tuyển cử Tổng thống và Phó Tổng thống.
- liên danh Nguyễn văn Thiệu - Nguyễn cao Kỳ, đắc cử với 1.638.902 phiếu;
- liên danh Trương đình Dzu - Trần văn Chiêu thu được 800.285 phiếu;
- liên danh Phan khắc Sửu - Phan quang Đán thu được 502.285 phiếu;
- liên danh Trần văn Hương – Mai thọ Truyền thu được 464.638 phiếu …
Nhận xét : Ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử như tiên đoán; Hai ông Dzu và Trần văn Chiêu về nhì gây bất ngờ, nhờ ông Dzu đã khoe là được vài chính giới Mỹ đở đầu và ngạc nhiên hơn là, sau ngày 30.04.1975, ông Chiêu mặc đồ thượng tá cộng sản… Rất tiếc, nếu hai ông Sửu và Hương đứng cùng liên danh để về nhì, xứng đáng và đúng sự thật hơn.
2. Tuyển cử Nghị sĩ Thượng nghị viện. 1.- Liên danh Nông Công Binh thu được 978 ngàn phiếu; 2.- Liên danh Công Ích và Công Bình Xã Hội, thu được 600 ngàn phiếu; 3.- Liên danh Đại Đoàn Kết thu được 599 ngàn phiếu; 4.- Liên danh Trời Việt thu được 569 ngàn phiếu; 5.- Liên danh Bông Lúa thu được 551 ngàn phiếu; 6.- Đoàn kết để Tiến bộ, thu được 550 ngàn phiếu.
Nhận xét :
- Các liên danh được tín nhiệm đều không màu sắc đảng phái. Nếu Liên danh Nông Công Binh gồm các quân nhân và thành viên các nghiệp đoàn, các Liên danh đều do những tín hữu các tôn giáo đứng đầu: Cao đài (Liên danh Bông Lúa) và Công Giáo (4 Liên danh còn lại). Tuy nhiên, trong mỗi liên danh phải bao gồm ứng cử viên có những tiêu chuẩn khác nhau.
- Mỗi cử tri có quyền bầu từ 1 đến 6 phiếu.
C.- Tam quyền phân lập mang lợi ích cho đồng bào.
Tối cao Pháp viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến các đạo luật, sắc luật; tiùnh cách hợp hiến và hợp pháp các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh (Điều 81 khoản 1). Nhờ thế, giới cầm quyền không thể hình thành một Hiến Pháp với những điều khoản đầy hứa hẹn dân chủ, pháp trị, nhưng, trong thực tế, Quốc hội biểu quyết các đạo luật bất hợp hiến hay Chính phủ ban hành các nghị định và quyết định hành chánh bất hợp hiến hay/và bất hợp pháp như ngày nay tại Việt Nam cộng sản.
Một tối tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện thảo luận ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ Trần thiện Khiêm và thông qua tuyên bố phản đối, Nguyễn văn Huyền, Chủ tịch Thượng nghị viện, đã đến thẳng Đài Truyền hình Việt-Nam, qua màn ảnh nhỏ, giải thích và lên án sự vi hiến của Sắc luật này. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Nhờ đó, người dân tiêu thụ khỏi phải trả một loại thuế vi hiến.
Không như Quốc hội cộng sản, Thượng viện và Hạ viện VNCH không có Nghị sĩ hay Dân biểu nào kiêm nhiệm một chức vụ nào nơi cơ quan Hành pháp hay Tư pháp. Đồng thời, các công chức Hành pháp không có nhiệm vụ trong các cơ quan Tư pháp. Một điểm khác, Quân nhân, có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không được sinh hoạt đảng phái. Khi được dân cử hay công cử vào các chức vụ dân sự tại cơ quan trung ương (như Quốc hội hay Chánh quyền cấp trung ương), phải xin giải ngũ hoặc nghỉ dài hạn (Điều 23).
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Trong giờ phút Giao thừa thiêng liêng giữa Dê và Khỉ, một nguồn tin gây sự quan tâm phấn khởi nơi tôi là ‘công dân Nguyễn Quang A kêu gọi đồng bào ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân’. Đồng thời, để ‘lời nói đi đôi với hành động’, ông tuyên bố sẽ ghi danh ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào ngày 22.05.2016. Do đó, thật chính đáng để đồng bào thiện chí ủng hộ Ông, cử tri tín nhiệm Ông và những vị yêu nước khác hãy can đảm hưởng ứng lời mời gọi này. Nhiệm vụ Quốc hội nhiệm kỳ này cực kỳ quan trọng đối với Tổ Quốc và Toàn Dân chúng ta trước thời điểm 2020.
I.- ĐẢNG CƯỚP CHỦ QUYỀN TOÀN DÂN CHÚNG TA.
A./ Thế nào là Dân Chủ ?
Ngay khi được tái cử sau cuộc bầu cử độc diễn và đầy tranh luận, Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng, trong lúc họp báo ngày 28.01.2016, đã đề cao chế độ tập thể độc đảng lãnh đạo Việt Nam ‘dân chủ hơn hẳn’ so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu. Giới bình luận thế giới chỉ mĩm cười tha thứ, chứ không muốn bình luận. Nói đến ‘Dân Chủ’, chúng ta, kể cả ‘ngài’ Tổng Trọng, đều đồng ý : ‘Chủ quyền quốc gia là tổng khối chủ quyền của 62.675.812 cử tri (số liệu người Việt ghi danh bầu đại biểu Quốc hội năm 2011). Mỗi người dân hợp lệ đầu phiếu (cử tri), bằng lá phiếu, trao phần quyền mình cho một ứng cử viên. Ứng cử viên thu nhiều phiếu hợp lệ được tuyên bố đắc cử đại biểu để đến Quốc hội hành xử Quyền Lập pháp (làm luật), biểu quyết Ngân sách, kiểm soát các cơ quan nhà nước, quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo… (Điều 70 Hiến pháp ngày 28.11.2013).
B./ Điều 4 Hiến pháp cho phép Đảng đoạt quyền toàn dân.
Từ Hiến pháp năm 1980 và các Bản kế tiếp, Đảng Cộng sản đã ra lịnh cho các đại biểu, được đắc cử do ân huệ Đảng ban, bỏ phiếu thuận ban cho Đảng ‘lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ tại Điều 4 các văn kiện luật căn bản này. Đọc điều 4 này, chúng ta sẽ mắc cở vì sự dối trá với những chữ nghĩa sai sự thật. Sự trói buộc ‘lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng vào một ý thức hệ duy nhất và ngoại lai từ nhiều thập niên qua đã kìm hãm tư duy sáng tạo của đồng bào Việt, đưa tới tình trạng trì trệ và chậm tiến của Dân Tộc về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Do đó, Đảng từ chối truyền thống văn hóa phong phú dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trãi qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Đây chính là nền tảng cho đời sống xã hội dân tộc Việt Nam, cần đón nhận những tư tưởng mới để bổ túc làm phong phú, hầu ước mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Làm ngược lại là hành động của những kẻ đang muốn dâng Việt Nam cho ngọai bang.
B./ Tai hại sự thiếu vắng ‘tam quyền phân lập’.
Đảng cộng sản tự cho Việt Nam theo chế độ Cộng hòa, nhưng một chế độ Cộng hòa đòi hỏi quốc gia theo chế độ đó phải thực thi nguyên tắc ‘tam quyền phân lập’. Ngày 25.02.2013, nhân dịp ‘góp ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp’, ông Nguyễn phú Trọng chửi thẳng : « Xem ai có tư tưởng là muốn ‘tam quyền phân lập’ vì ý kiến này có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, … » . Nếu không có ‘tam quyền phân lập’ thì đó chỉ là một nước quân chủ. Trong đó, Vua nắm cả ba quyền và thực thi quyền Vua theo ý Vua. Suy từ sự độc tài đó, đảng trưởng Trọng đã tự chế luật (Quyết định 244) để cho về vườn các đối thủ quá tuổi khác (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng) trừ ông (72 tuổi). Cũng nhờ sự độc tài đó, đảng trưởng sai ngay hai đồng chí Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng có gốc Tàu để tóm quyền sinh sát người dân sống tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Cũng thế, nhờ đặc quyền của đảng, tuy bầu cử Quốc hội chưa được tổ chức, nhưng đồng chí ‘gái’ Nguyễn thị Kim Ngân đã chắc chắn không những sẽ đắc cử đại biểu mà còn đắc cử Chủ tịch Quốc hội. Điều đó cho thấy, Đảng muốn ai thắng cử thì người đó được ? Hãy nên hợp lý một chút !
Ngoài ra, khi bầu bán ở Đại hội đảng 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã chiếm chức Tổng Bí thư quá dễ trước sự im lặng của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng do có những tin đồn xấu về tham nhủng, con gái làm dâu nhà ‘ngụy’ (đảng kiểm soát cả tình yêu. Gớm.), …. Nhờ chế độ Việt cộng không có ‘tam quyền phân lập’, nên ông Dũng đã tuy đã đáp bãi được an toàn, nhưng không ‘trắng án’ trước những tin đồn đó.
II.- QUYỀN BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ TRONG HIẾN PHÁP.
Điều 27 Hiến pháp năm 2013 qui định : « Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định Ừ. Điều này đã thể hiện sự dân chủ và bình đẳng như chúng ta có thể tìm thấy trong những Hiến pháp các nước Cộng hòa văn minh khác. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Đài phát thanh BBC, công dân Nguyễn Quang A cho biết quyền chính trị cơ bản - bầu cử và ứng cử của người dân Việt- vẫn còn là ‘quyền hão’ và không được xem trọng trên thực tế.
A./ Lịch sử bầu cử ở hai Miền Việt Nam.
1. Tại Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.
(những đặc tính của một quốc gia theo chính thể Cộng hòa là : độc lập, tự do và dân chủ. Như vậy, khi gọi Cộng hòa Dân chủ, tức Việt Nam có đến hai lần dân chủ. Nhưng, trong thực tế, người dân đã không có tự do ứng cử và chỉ có quyêàn bầu, sau khi Mặt trận Tổ quốc đã cử).
Năm 1954, sau khi Đất Nước bị chia đôi bởi Cộng sản Việt và Thực dân Pháp, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tiếp thu Miền Bắc. Bằng thủ đoạn khủng bố, chiêu dụ giới trí thức đua nhau nhập đảng bằng chiêu bài ‘hồng hơn chuyên’. Trong khi đại đa số người dân cam chịu thân phận bị dọa đày như Quê hương, thiểu số dựa Đảng để ăn trên ngồi trước và hiếp đáp đồng bào. Thế hệ cha mẹ như thế thì đến phiên con cái cũng cam phận sống hèn để được Đảng trọng dụng. Năm 2001, hai Giáo sư HNH và NHC, nhờ nhóm Mỹ cộng WJC cho sang Hoa kỳ để nghiên cứu văn hóa Việt Nam hải ngoại đã gây ra những ‘trò khỉ’ làm nhục cho cộng đồng Dân tộc mà thôi. Tại sao không ở nhà để nghiên cứu về ‘đồng chí Đỗ Mười’. Ông có học lực lớp ba (thợ thiến heo, theo wikipedia tiếng Việt) đã đắc cử Thủ tướng (1988) và hai lần được bầu vào chức vụ Tổng Bí thư Đảng (1991 và 1996). Dĩ nhiên, ông đã có mặt trong Mật nghị Thành đô năm 1990. Việt cộng không ai hơn ông ? Do đó, năm 1954, Miền Bắc hơn Cam-bốt và Lào nhiều và nay, Việt Nam thống nhất thua ai quốc gia này. Không ứng cử và bầu cử dân chủ và công bằng thì làm sao có nhân tài và đạo đức ra phục vụ Đất Nước và Dân Tộc.
2. Tại Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm vào chức vụ Thủ tướng ngày 18.06.1954, công dân Ngô Đình Diệm tuyên thệ nhậm chức và trình diện Chánh phủ ngày 07.07.1954. Được sự cộng tác của các chuyên viên trẻ từ hải ngoại về cộng tác, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam, từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau, dành quyền Độc lập cho Đất Nước từ Cao ủy Pháp, Thống tướng Paul Ely, đại diện Tổng thống Pháp tại Việt Nam, bằng bàn giao dinh Norodom ngày 07.09.1954. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên. Thủ tướng cho đổi tên thành dinh Độc lập. Ngày 02.01.1955, ngân khoản viện trợ từ các nước được chuyển thẳng vào trương mục của Việt Nam, không phải qua Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) như trước. Từ đây, chánh phủ Việt Nam toàn quyền quản lý ngân sách quốc gia. Khi Cao ủy Pháp Paul Ély mãn nhiệm Pháp ngày 20.06.1955, Thủ tướng Diệm yêu cầu Pháp chỉ cử Đại sứ và phải được Việt Nam chấp nhận trước (Chủ quyền quốc gia về ngoại giao) như các nước khác và yêu cầu Pháp rút hết các lực lượng quân sự về nước. Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.
Tuy nhiên, thành quả độc đáo nhất của Tổng thống (từ ngày 26.10.1955) Ngô Đình Diệm là cuộc Tiếp đón, An cư và Lập nghiệp cho gần một triệu đồng bào Miền Bắc di cư vào Miền Nam để tìm Tự do. Tại đây, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cung cấp các phương tiện để khai phá rừng hoang và được cấp quyền sở hữu chủ để làm chủ đất đai (Đất Nước dân chủ này không có cái thứ ‘đất đai thuộc quyền sở hữu chủ toàn dân’ để dễ dàng bị Đảng cướp đi). Tiếp đến, chính phủ ông Diệm đã xây dựng một nền Giáo dục Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Mục tiêu nền Giáo dục này là :
- Phát triển toàn diện mỗi cá nhân ;
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh (ghi chú : tinh thần quốc gia tức không theo cộng sản) ;
- Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Dĩ nhiên, các thành quả khác về kinh tế, xã hội, v.v.. ông Diệm cũng đã hoàn thành vì ông đã làm việc không biết mệt… Trước những thành quả đó, các chính trị gia khác tưởng dễ đạt được, nên đòi ông chia ghế Bộ trưởng. Tổng thống Diệm từ chối, họ sang Hoa kỳ và mét với các cố vấn Tổng thống Kennedy. Không may cho người dân Việt Nam Cộng hòa, bọn tư bản vũ khí cần bán súng đạn nên nhờ nhà nước Mỹ gởi binh lính. Để bảo vệ Chính nghĩa và tránh khủng hoảng kinh tế và xã hội, là Tổng thống một nước độc lập, ông Diệm dứt khoát từ chối. Bây giờ, không may xảy tới cho ông, ‘chúng’ tạo ra cái gọi là ‘đàn áp Phật giáo’ và, dĩ nhiên, vì có kẻ tham tiền và quyền, ông Ngô Đình Diệm đã bị ám sát sáng ngày 02.11.1963. Khoảng hơn 14 giờ, tại Hà nội, khi đọc xong điện tín báo cái chết này, ông Hồ Chí Minh nói với người trao văn bản ‘Bác cháu sẽ thắng’.
Tưởng cần nhắc lại, ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore, từng sống tại Biên hòa trong thập niên 1960, đã ước mong Singapore sẽ phát triển giống như Sài gòn. Việt Nam được ông hết lòng giới thiệu và vận động các nước thành viên chấp thuận cho gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 07/1995 và vẫn là một thành viên yếu kém, chỉ hơn Lào mà thôi. Sau 40 năm bị đảng Cộng sản đàn áp, người Việt Nam lại muốn Đất nước mình cường thịnh như Singapore.
III.- NIỀM VUI TỰ DO ỨNG CỬ VÀ ĐẦU PHIẾU.
(Lưu ý : chúng tôi không kể chuyện tuyển cử thời Đệ Nhất Cộng hòa vì chưa tới tuổi đi đầu phiếu).
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống dân cử Đệ Nhất Cộng hòa đẩy Việt Nam Cộng hòa (VNCH) rơi vào khoảng trống lãnh đạo… Trong những năm 1963-1966, các Chính phủ, quân nhân lẫn dân sự, nối tiếp nhau điều khiển Đất Nước, nhưng thiếu căn bản dân chủ vì không do sự ủy nhiệm của người dân qua những cuộc đầu phiếu dân chủ và công bằng. Dù vậy, đây vẫn là những chính quyền hợp pháp do công cử, được các Chính phủ ngoại quốc công nhận và giao tiếp.
Là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa, Việt Nam cần có một Hiến pháp. Trong đó, chủ quyền người dân được qui định và ghi rõ ràng cùng nguyên tắc ‘Tam quyền phân lập’.
A.- Hiến pháp Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa 1967.
1. Quốc hội Lập hiến. Sau những tháng bình định cuộc nổi loạn Phật giáo tại Miền Trung đầu năm 1966. Đến tháng 06ù, trật tự quốc gia được tái lập. Niềm tin nơi Chính quyền hồi phục nơi người dân. Hai yếu tố đó tạo cơ hội cho công cuộc xây dựng dân chủ và thiết lập căn bản hợp hiến cho VNCH. Đáp lại nguyện vọng toàn dân, ngày 19.06.1966, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn văn Thiệu ký sắc lệnh tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 13.09.1966. Quốc hội với 117 dân biểu, trong vòng 6 tháng, đã hoàn thành và thông qua Dự thảo Hiến pháp ngày 18.03.1967. Ngày 01.04.1967, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ký ban hành Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa, có hiệu lực pháp lý từ ngày ký.
2. Nội dung. Tin tưởng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của Dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của Đất Nước. Ý thức sau bao năm ngoại thuộc, rồi lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Gồm 117 điều, Hiến pháp 1967 bảo đảm những quyền căn bản và quyền đối lập chính trị của người dân cũng như tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập.
Tam quyền phân lập (Điều 3). « Ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng Xã hội ». Như vậy, quyền lực quốc gia được phân chia thành 3 quyền và trao cho 3 cơ quan khác nhau :
- quyền Lập pháp trao cho Quốc hội lưỡng viện : Thượng nghị viện và Hạ nghị viện (Điều 30, 31 và 33);
- quyền Hành pháp giao cho Tổng thống do dân bầu, nhiệm kỳ 4 năm (Điều 51 và 52);
- quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án (Điều 76). Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành ngành Tư pháp.
B. Tuyển cử Tổng thống, Phó Tổng thống và Nghị sĩ.
1. Ứng cử Tổng thống và Phó Tổng thống : 11 liên danh tranh cử để chọn một ;
2. Ứng cử nghị sĩ Thượng nghị viện : 48 liên danh gồm 10 ứng cử viên và 6 liên danh với 60 ứng viên đắc cử nghị sĩ.
Nhận xét : Đây có thể là lần đầu những người có khả năng ứng cử đều nộp đơn không bỏ qua cơ hội để mời cử tri toàn quốc tín nhiệm 10 ứng cử viên trong liên danh để trở thành 10 nghị sĩ trong Thượng nghị viện khóa đầu tiên. Mọi xu hướng chánh đảng (Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Duy Dân…), tôn giáo (Cao đài, Hòa hảo, Phật giáo, Công Giáo), xã hội (quân nhân, trí thức, khoa bảng…) đều hiện diện.
C. Kết quả đầu phiếu. Số cử tri tham gia đầu phiếu là 4.868.266 trên tổng số 5.853.348 người nhận thẻ cử tri, tức 83%. Hai cuộc tuyển cử thành công.
1. Tuyển cử Tổng thống và Phó Tổng thống.
- liên danh Nguyễn văn Thiệu - Nguyễn cao Kỳ, đắc cử với 1.638.902 phiếu;
- liên danh Trương đình Dzu - Trần văn Chiêu thu được 800.285 phiếu;
- liên danh Phan khắc Sửu - Phan quang Đán thu được 502.285 phiếu;
- liên danh Trần văn Hương – Mai thọ Truyền thu được 464.638 phiếu …
Nhận xét : Ông Thiệu và ông Kỳ đắc cử như tiên đoán; Hai ông Dzu và Trần văn Chiêu về nhì gây bất ngờ, nhờ ông Dzu đã khoe là được vài chính giới Mỹ đở đầu và ngạc nhiên hơn là, sau ngày 30.04.1975, ông Chiêu mặc đồ thượng tá cộng sản… Rất tiếc, nếu hai ông Sửu và Hương đứng cùng liên danh để về nhì, xứng đáng và đúng sự thật hơn.
2. Tuyển cử Nghị sĩ Thượng nghị viện. 1.- Liên danh Nông Công Binh thu được 978 ngàn phiếu; 2.- Liên danh Công Ích và Công Bình Xã Hội, thu được 600 ngàn phiếu; 3.- Liên danh Đại Đoàn Kết thu được 599 ngàn phiếu; 4.- Liên danh Trời Việt thu được 569 ngàn phiếu; 5.- Liên danh Bông Lúa thu được 551 ngàn phiếu; 6.- Đoàn kết để Tiến bộ, thu được 550 ngàn phiếu.
Nhận xét :
- Các liên danh được tín nhiệm đều không màu sắc đảng phái. Nếu Liên danh Nông Công Binh gồm các quân nhân và thành viên các nghiệp đoàn, các Liên danh đều do những tín hữu các tôn giáo đứng đầu: Cao đài (Liên danh Bông Lúa) và Công Giáo (4 Liên danh còn lại). Tuy nhiên, trong mỗi liên danh phải bao gồm ứng cử viên có những tiêu chuẩn khác nhau.
- Mỗi cử tri có quyền bầu từ 1 đến 6 phiếu.
C.- Tam quyền phân lập mang lợi ích cho đồng bào.
Tối cao Pháp viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tính cách hợp hiến các đạo luật, sắc luật; tiùnh cách hợp hiến và hợp pháp các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh (Điều 81 khoản 1). Nhờ thế, giới cầm quyền không thể hình thành một Hiến Pháp với những điều khoản đầy hứa hẹn dân chủ, pháp trị, nhưng, trong thực tế, Quốc hội biểu quyết các đạo luật bất hợp hiến hay Chính phủ ban hành các nghị định và quyết định hành chánh bất hợp hiến hay/và bất hợp pháp như ngày nay tại Việt Nam cộng sản.
Một tối tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện thảo luận ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ Trần thiện Khiêm và thông qua tuyên bố phản đối, Nguyễn văn Huyền, Chủ tịch Thượng nghị viện, đã đến thẳng Đài Truyền hình Việt-Nam, qua màn ảnh nhỏ, giải thích và lên án sự vi hiến của Sắc luật này. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Nhờ đó, người dân tiêu thụ khỏi phải trả một loại thuế vi hiến.
Không như Quốc hội cộng sản, Thượng viện và Hạ viện VNCH không có Nghị sĩ hay Dân biểu nào kiêm nhiệm một chức vụ nào nơi cơ quan Hành pháp hay Tư pháp. Đồng thời, các công chức Hành pháp không có nhiệm vụ trong các cơ quan Tư pháp. Một điểm khác, Quân nhân, có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không được sinh hoạt đảng phái. Khi được dân cử hay công cử vào các chức vụ dân sự tại cơ quan trung ương (như Quốc hội hay Chánh quyền cấp trung ương), phải xin giải ngũ hoặc nghỉ dài hạn (Điều 23).
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo