(Lạng Sơn, 20/5/2004). Người Công Giáo tại Lạng Sơn đã lưu luyến tiễn đưa người nữ tu 102 tuổi đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sơ Maria Nguyễn Thị Nhàn, dòng Đa Minh trong nhiều năm từ sau năm 1954 đã là người tu sĩ Công Giáo duy nhất đứng ra trông coi các tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Lạng Sơn và giúp đỡ anh chị em giáo dân tại đây giữ vững đức tin của mình.
Giáo Phận Lạng Sơn được chính thức thành lập ngày 24/11/1960. Đức Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ đã được bổ nhiệm Giám Mục vào năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1979 ngài mới được Đức Cha Phạm Đình Tụng lúc bấy giờ là Giám Mục Bắc Minh bí mật truyền chức. Cộng sản Việt Nam chỉ công nhận ngài là Giám Mục Lạng Sơn sau những cố gắng ngoại giao của Tòa Thánh vào năm 1990. Năm 1998 ngài qua đời vì đau yếu. Năm 1999, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm Giám Mục Lạng Sơn.
Diện tích toàn giáo phận là 17,815 Km2. Với số giáo dân khoảng 2,500 người thuộc 11 giáo xứ. Số linh mục hiện nay là 4 vị và có 7 nữ tu.
Vì cộng sản Việt Nam không công nhận việc bổ nhiệm Giám Mục của ngài, nên Đức Cha Vinh Sơn chỉ có thể hoạt động trong khu vực giáo xứ Thất Khê. Trong suốt thời gian từ năm 1954 đến 1990, sơ Nhàn trông coi hết mọi chuyện của giáo phận Lạng Sơn, đặc biệt là việc dạy giáo lý cho trẻ em để duy trì đức tin Công Giáo - một việc đầy cam go trong xã hội cộng sản. Ngoài việc dạy giáo lý, sơ chia sẻ Lời Chúa với người lớn, thăm viếng kẻ yếu đau, rung chuông nhà thờ và hướng dẫn các buổi cầu nguyện.
Anh chị em giáo dân Lạng Sơn tin tưởng Chúa đã thương gìn giữ người nữ tu này luôn được khoẻ mạnh và cho thoát qua mọi nguy hiểm. Khi bom Mỹ đánh trúng nhà thờ chánh tòa Lạng Sơn, sơ Nhàn lúc đó đang có mặt đã may mắn thoát chết.
Sơ Nhàn đã gia nhập dòng Đa Minh tại Bùi Chu khi sơ mới lên 7 tuổi. Sau đó, sơ đã tình nguyện theo đoàn thừa sai truyền giáo lên Lạng Sơn, Cao Bằng và sang cả miền Nam Trung quốc.
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã cử hành thánh lễ an táng cho sơ Nhàn hôm 20/5/2004 tại nhà thờ Cửa Nam. Hơn 1000 anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức Cha Kiệt có các linh mục thuộc các giáo phận Lạng Sơn, Hà Nội và Bắc Ninh.
Trong bài giảng Đức Cha Kiệt nhận xét rằng cái chết của sơ Nhàn là một mất mát lớn lao cho giáo phận. Sơ là một tấm gương sáng cho sự hy sinh vì công việc của Giáo Hội.
Giáo Phận Lạng Sơn được chính thức thành lập ngày 24/11/1960. Đức Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ đã được bổ nhiệm Giám Mục vào năm 1960. Tuy nhiên, đến năm 1979 ngài mới được Đức Cha Phạm Đình Tụng lúc bấy giờ là Giám Mục Bắc Minh bí mật truyền chức. Cộng sản Việt Nam chỉ công nhận ngài là Giám Mục Lạng Sơn sau những cố gắng ngoại giao của Tòa Thánh vào năm 1990. Năm 1998 ngài qua đời vì đau yếu. Năm 1999, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt được bổ nhiệm Giám Mục Lạng Sơn.
Diện tích toàn giáo phận là 17,815 Km2. Với số giáo dân khoảng 2,500 người thuộc 11 giáo xứ. Số linh mục hiện nay là 4 vị và có 7 nữ tu.
Vì cộng sản Việt Nam không công nhận việc bổ nhiệm Giám Mục của ngài, nên Đức Cha Vinh Sơn chỉ có thể hoạt động trong khu vực giáo xứ Thất Khê. Trong suốt thời gian từ năm 1954 đến 1990, sơ Nhàn trông coi hết mọi chuyện của giáo phận Lạng Sơn, đặc biệt là việc dạy giáo lý cho trẻ em để duy trì đức tin Công Giáo - một việc đầy cam go trong xã hội cộng sản. Ngoài việc dạy giáo lý, sơ chia sẻ Lời Chúa với người lớn, thăm viếng kẻ yếu đau, rung chuông nhà thờ và hướng dẫn các buổi cầu nguyện.
Anh chị em giáo dân Lạng Sơn tin tưởng Chúa đã thương gìn giữ người nữ tu này luôn được khoẻ mạnh và cho thoát qua mọi nguy hiểm. Khi bom Mỹ đánh trúng nhà thờ chánh tòa Lạng Sơn, sơ Nhàn lúc đó đang có mặt đã may mắn thoát chết.
Sơ Nhàn đã gia nhập dòng Đa Minh tại Bùi Chu khi sơ mới lên 7 tuổi. Sau đó, sơ đã tình nguyện theo đoàn thừa sai truyền giáo lên Lạng Sơn, Cao Bằng và sang cả miền Nam Trung quốc.
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt đã cử hành thánh lễ an táng cho sơ Nhàn hôm 20/5/2004 tại nhà thờ Cửa Nam. Hơn 1000 anh chị em giáo dân đã tham dự thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức Cha Kiệt có các linh mục thuộc các giáo phận Lạng Sơn, Hà Nội và Bắc Ninh.
Trong bài giảng Đức Cha Kiệt nhận xét rằng cái chết của sơ Nhàn là một mất mát lớn lao cho giáo phận. Sơ là một tấm gương sáng cho sự hy sinh vì công việc của Giáo Hội.