Lời chia sẻ của ban tổ chức giải viết văn đường trường
Trước hết con xin được phép đọc điện thư của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hiệp thông với cuộc họp mặt và lễ trao giải của chúng ta
“Kính thăm cha Gioan Phêrô,
-Trước hết cám ơn cha đã thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe.
-Sau đó cũng hết lòng cám ơn cha vì thư mời đến dự lễ trao giải Viết Văn Đường Trường.
Xin chúc mừng cha và những người tâm huyết, cách riêng những người đã tham dự tích cực bằng những tác phẩm văn chương của mình. Xin Chúa chúc lành cho cha và công việc cha đang thực hiện, để một mặt tiếng Việt có cơ hội được trau dồi, và mặt khác người trẻ gặp được hướng đi lành mạnh và bổ ích để vươn lên.
-Xin lỗi cha vì những bất tiện trong quá khứ. Từ nay, mọi đề án và công việc liên quan đến Văn Hóa, xin cha vui lòng liên hệ với cha Tổng Thư Ký UBVH.
Chân thành cám ơn cha.
+ Giuse Vũ Duy Thống.”
Chúng con chân thành biết ơn Đức Cha Giuse.
Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo có dịp gặp nhau, cùng chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Cũng ngày ấy các năm sau, khi gặp gỡ trong dịp trao giải Giải Viết Văn Đường Trường, vấn đề được nhắc lại. Cách riêng năm 2015, các tham dự viên đã được khuyến khích trình vấn đề lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Nhóm được giao trách nhiệm khởi thảo văn bản gồm các ông An Thiện Minh,Lê Đình Bảng và linh mục Trăng Thập Tự đã làm việc qua email và chiều ngày16/01/2016 đã họp mặt tại Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng làm việc với cha Bảo Lộc, Giám học của Học viện, để hoàn thiện văn bản đúc kết. Do thấy rằng một bản kiến nghị sẽ chỉ chất thêm gánh nặng lên vai các mục tử và kết quả sẽ chẳng đến đâu nếu Dân Chúa ở các cấp cơ sở không ý thức và tích cực hợp tác, nhóm làm việc đã chọn viết thành một bản thao thức để cùng chia sẻ với mọi thành phần Dân Chúa.
Bản văn “Thao thức về chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ” đúc kết cuối tháng Hai 2016 đã được quý Cha đặc trách Văn hóa của 25 giáo phận đồng thuận nhưng vì một lý do ngoài ý muốn, còn bị trì hoãn chưa phổ biến. Tuy nhiên nhờ đó mà nhóm làm việc có thêm thời gian cân nhắc và cuối cùng đã tìm được giải đáp tốt nhất. Điều quan trọng phải nhắm đến là làm sao lôi cuốn sự nhập cuộc của chính các bạn trẻ. Nếu bản “Thao thức” mang chữ ký của một ai đó, nó sẽ thành một công văn, khiến các bạn trẻ sẽ chẳng quan tâm gì. Những lời kêu gọi các bạn trẻ càng gần gũi càng được đón nhận. Nếu là một bản văn thích hợp với Facebook được các bạn trẻ ưa thích, họ sẽ truyền đi rất nhanh. Vì thế, bản văn đã được rút ngắn, gửi đến các tác giả tham dự giải VVĐT xin góp ý và hôm nay chúng ta đã chung quyết để phổ biến.
Bản THAO THỨC TRAU DỒI TIẾNG VIỆC CHO NGƯỜI TRẺ quý vị và các bạn đang cầm trên tay có 2 phần:
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Trong Việc Hình Thành Nhân Cách Và Đạo Đức
2. Trong Việc Xây Dựng Xã Hội – Quê Hương
3. Trong Việc Phát Triển Văn Hóa
4. Trong Việc Ươm Niềm Tự Hào Dân Tộc
5. Trong Sứ Mạng Loan Báo Tin Mừng
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
1. Khởi Đi Từ Gia Đình
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
3. Giới Trẻ
4. Chủng Viện Và Các Dòng Tu
5. Tiềm Năng Các Giáo Phận
6. Câu Hỏi Cho Người Cầm Bút
7. Trên Bình Diện Cả Nước
LỜI KẾT
Với Thời gian cho phép con xin dừng lại một chút ở mục 1 và 2 của phần II.
“1. Khởi Đi Từ Gia Đình
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.”
Kính thưa Đức Cha, quý Cha, quý vị và các bạn,
Việc vận động trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài.
Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Ước mong sao mỗi người trong chúng ta sẽ có sáng kiến giúp cho bản Thao thức này lan nhanh trong giới trẻ ở các Giáo phận, làm dậy lên phong trào giới trẻ rủ nhau trau dồi tiếng Việt mến yêu. Xin chân thành cám ơn.
Lm. Joakim Nguyễn Đức Quang
Phó ban Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn
Trước hết con xin được phép đọc điện thư của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, hiệp thông với cuộc họp mặt và lễ trao giải của chúng ta
“Kính thăm cha Gioan Phêrô,
-Trước hết cám ơn cha đã thăm hỏi và cầu chúc sức khỏe.
-Sau đó cũng hết lòng cám ơn cha vì thư mời đến dự lễ trao giải Viết Văn Đường Trường.
Xin chúc mừng cha và những người tâm huyết, cách riêng những người đã tham dự tích cực bằng những tác phẩm văn chương của mình. Xin Chúa chúc lành cho cha và công việc cha đang thực hiện, để một mặt tiếng Việt có cơ hội được trau dồi, và mặt khác người trẻ gặp được hướng đi lành mạnh và bổ ích để vươn lên.
-Xin lỗi cha vì những bất tiện trong quá khứ. Từ nay, mọi đề án và công việc liên quan đến Văn Hóa, xin cha vui lòng liên hệ với cha Tổng Thư Ký UBVH.
Chân thành cám ơn cha.
+ Giuse Vũ Duy Thống.”
Chúng con chân thành biết ơn Đức Cha Giuse.
Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (21/9/1912-2012), một số tác giả văn thơ Công Giáo có dịp gặp nhau, cùng chia sẻ thao thức về nhu cầu khẩn cấp phải giúp các bạn trẻ Công Giáo trau dồi tiếng Việt. Cũng ngày ấy các năm sau, khi gặp gỡ trong dịp trao giải Giải Viết Văn Đường Trường, vấn đề được nhắc lại. Cách riêng năm 2015, các tham dự viên đã được khuyến khích trình vấn đề lên Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Nhóm được giao trách nhiệm khởi thảo văn bản gồm các ông An Thiện Minh,Lê Đình Bảng và linh mục Trăng Thập Tự đã làm việc qua email và chiều ngày16/01/2016 đã họp mặt tại Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn cùng làm việc với cha Bảo Lộc, Giám học của Học viện, để hoàn thiện văn bản đúc kết. Do thấy rằng một bản kiến nghị sẽ chỉ chất thêm gánh nặng lên vai các mục tử và kết quả sẽ chẳng đến đâu nếu Dân Chúa ở các cấp cơ sở không ý thức và tích cực hợp tác, nhóm làm việc đã chọn viết thành một bản thao thức để cùng chia sẻ với mọi thành phần Dân Chúa.
Bản văn “Thao thức về chăm sóc tiếng Việt cho người trẻ” đúc kết cuối tháng Hai 2016 đã được quý Cha đặc trách Văn hóa của 25 giáo phận đồng thuận nhưng vì một lý do ngoài ý muốn, còn bị trì hoãn chưa phổ biến. Tuy nhiên nhờ đó mà nhóm làm việc có thêm thời gian cân nhắc và cuối cùng đã tìm được giải đáp tốt nhất. Điều quan trọng phải nhắm đến là làm sao lôi cuốn sự nhập cuộc của chính các bạn trẻ. Nếu bản “Thao thức” mang chữ ký của một ai đó, nó sẽ thành một công văn, khiến các bạn trẻ sẽ chẳng quan tâm gì. Những lời kêu gọi các bạn trẻ càng gần gũi càng được đón nhận. Nếu là một bản văn thích hợp với Facebook được các bạn trẻ ưa thích, họ sẽ truyền đi rất nhanh. Vì thế, bản văn đã được rút ngắn, gửi đến các tác giả tham dự giải VVĐT xin góp ý và hôm nay chúng ta đã chung quyết để phổ biến.
Bản THAO THỨC TRAU DỒI TIẾNG VIỆC CHO NGƯỜI TRẺ quý vị và các bạn đang cầm trên tay có 2 phần:
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG VIỆT
1. Trong Việc Hình Thành Nhân Cách Và Đạo Đức
2. Trong Việc Xây Dựng Xã Hội – Quê Hương
3. Trong Việc Phát Triển Văn Hóa
4. Trong Việc Ươm Niềm Tự Hào Dân Tộc
5. Trong Sứ Mạng Loan Báo Tin Mừng
II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA GÓP SỨC VÀO VIỆC TRAU DỒI TIẾNG MẸ ĐẺ?
1. Khởi Đi Từ Gia Đình
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
3. Giới Trẻ
4. Chủng Viện Và Các Dòng Tu
5. Tiềm Năng Các Giáo Phận
6. Câu Hỏi Cho Người Cầm Bút
7. Trên Bình Diện Cả Nước
LỜI KẾT
Với Thời gian cho phép con xin dừng lại một chút ở mục 1 và 2 của phần II.
“1. Khởi Đi Từ Gia Đình
Các gia đình có phần trách nhiệm trong việc suy thoái tiếng Việt nơi người trẻ vì chúng ta thiếu quan tâm theo dõi nhắc nhủ con em mình. Đàng khác, khi cho con em đi học, thường chúng ta chỉ bận tâm tới chuyện học gì để dễ xin việc làm về sau, đua nhau học tiếng Anh theo phong trào, không bận tâm gì tới tiếng Việt.
Làm sao để giúp các gia đình có cái nhìn rộng lớn hơn, vươn tới lợi ích chung của Dân tộc và Hội thánh chứ không chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của nhà mình? Làm sao để cha mẹ không chỉ lo liệu cho con cái biết làm ra tiền nhưng trước hết biết hướng đời mình về Chân, Thiện, Mỹ?
2. Đến Sinh Hoạt Giáo Xứ
Việc giữ gìn tiếng Việt là trách nhiệm của mọi người. Đang khi nhiều người khác không biết dựa vào đâu để cổ võ sự phục hưng cho tiếng Việt thì người Công Giáo may mắn có hệ thống giáo xứ. Chúng ta cần vận động tất cả phụ huynh và bạn trẻ ở các giáo xứ tích cực hưởng ứng, mới mong đạt kết quả cao.
Các giáo xứ cần có chương trình tìm kiếm và đào tạo các tài năng văn thơ trẻ qua các cuộc thi văn thơ tại chỗ, mở lớp trau dồi viết văn, khuyến khích các đoàn thể làm nội san, có phần thưởng cho các cá nhân và tập thể xứng đáng. Cần có tầm nhìn xa rộng để đầu tư mở lớp trau dồi tiếng Việt cho nhi đồng và thiếu niên. Nếu chính người dân trong giáo xứ ý thức được vấn đề, chúng ta có thể bắt đầu, hoàn toàn tự lực hoặc với sự trợ giúp của những đồng hương xa quê.
Về văn hóa đọc, nếu mỗi giáo xứ đều có một nhóm trẻ dấn thân làm tông đồ phát hành sách báo, hằng tuần bán sách, phim và nhạc đạo cuối nhà thờ , cổ võ mọi người đọc sách thì tình trạng sẽ khả quan hơn.
Các lớp giáo lý, các đoàn thể trẻ từ hội lễ sinh, Thiếu nhi Thánh thể đến ca đoàn cần khuyến khích thành viên của mình trau dồi Việt ngữ.
Nỗ lực tại giáo xứ kết quả nhiều hay ít tùy vào sự quan tâm của các cha xứ và cha phó. Xin quý cha tha thiết và thường xuyên nhắc nhở mọi người.”
Kính thưa Đức Cha, quý Cha, quý vị và các bạn,
Việc vận động trau dồi tiếng Việt cho người trẻ phải là một định hướng lâu dài.
Bản thao thức này chỉ nhằm khơi dậy ý thức về việc phát triển văn hóa nói chung và tiếng Việt nói riêng, đồng thời tha thiết mời gọi mọi người tích cực tham gia vào ích chung của Giáo Hội. Cụ thể mỗi người nên tận dụng mọi phương tiện: email, điện thoại, photocopy văn bản để chia sẻ những thao thức này đến càng nhiều người càng tốt, đến quý cha và quý Hội đồng Giáo xứ, đến từng giáo dân, cách riêng là các bạn trẻ, sinh viên và học sinh các cấp, nhất là các chủng sinh và những người tận hiến trẻ, để hướng đến một thông điệp và một sứ mạng chung cho tất cả chúng ta. Sự suy thoái tiếng mẹ đẻ là nguy cơ đáng sợ. Nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, thì cả Giáo Hội lẫn xã hội sẽ gánh chịu hậu quả của việc suy thoái nhân cách và văn hóa ứng xử. Còn nếu chúng ta dám trực diện với thách đố và dấn thân giải quyết vấn đề, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho công cuộc phúc âm hóa xã hội sinh hoa kết quả và Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam sẽ thành niềm hy vọng cho Dân tộc.
Ước mong sao mỗi người trong chúng ta sẽ có sáng kiến giúp cho bản Thao thức này lan nhanh trong giới trẻ ở các Giáo phận, làm dậy lên phong trào giới trẻ rủ nhau trau dồi tiếng Việt mến yêu. Xin chân thành cám ơn.
Lm. Joakim Nguyễn Đức Quang
Phó ban Văn hóa & Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn