Chân Phước Titus Brandsma là một linh mục Dòng Carmêlô, một giáo sư thần học và là một nhà viết báo. Vào năm 1930 ngài được Hội đồng Giám mục Hòa Lan cử làm cố vấn tinh thần cho các tờ báo Công giáo trong xứ. Khi Đức quốc xã chiếm đóng Hòa Lan thì Brandsma cổ động các tờ báo phải tỏ ra độc lập và bênh vực quyền lợi và sự an sinh của người Công giáo.
Quan điểm của Brandsma về chủ nghỉa Phát xít thật rỏ ràng. Từ khi còn là giáo sư Đại Học, Brandsma đã lên án chủ nghỉa Phát xít là một thứ “chủ nghỉa vô thần “đang đe dọa thế giới.
Năm 1941, khi là chủ tịch Hội các Trường Công giáo, Brandsma đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Đức quốc xã đã ra lệnh cấm các trường Công giáo thâu nhận những học sinh có nguồn gốc Do thái. Đến tháng 12 năm 1941 thì Đức quốc xã ra lệnh các tờ báo Công giáo phải đăng những bài ca tụng chế độ và những lời tuyên truyền của Đức quốc xã. Brandsma đã đến gặp gỡ các chủ báo và giải thích là không thể làm vừa lòng chính quyền chiếm đóng được.
Vào tháng giêng năm 1942, Brandsma bị bắt giam. Sau khi bị tra tấn dã man, chúng đưa ngài đến trại giam tập trung Dachau.Trong trại có khoản hai ngàn bảy trăm giáo sĩ đang bị giam cầm. Dù bị hành hạ khắc nghiệt, Brandsma vẫn không sờn lòng. Ngài an ủi những người cùng cảnh ngộ và khuyên nhủ họ siêng năng cầu nguyện. Ngài nói: “Chúng ta đang ở đây như đang bước đi trong một đường hầm tối tăm. Chúng ta phải cố gắng vượt qua. Cuối đường hầm sẽ là ánh sáng rực rỡ chiếu rọi cho đến muôn đời.”
Trước khi bị bắt tình trạng sức khỏe của Brandsma đã yếu kém. Nay ở trong trại không có thuốc men lại càng trầm trọng hơn nữa. Khi được đưa vào bệnh viện của trại, Brandsma đã chết ngay sau khi chúng đã chích cho ngài một mủi thuốc độc (sự việc này thường xẩy tại các nước có chế độ độc tài). Bệnh viện của trại giam không phải là nơi chửa bệnh mà là một lò sát sinh.
Năm 1985, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã phong Chân Phước cho Titus Brandsma, nạn nhân đầu tiên của Đức quốc xã được chính thức tuyên xưng là tử đạo.
Quan điểm của Brandsma về chủ nghỉa Phát xít thật rỏ ràng. Từ khi còn là giáo sư Đại Học, Brandsma đã lên án chủ nghỉa Phát xít là một thứ “chủ nghỉa vô thần “đang đe dọa thế giới.
Năm 1941, khi là chủ tịch Hội các Trường Công giáo, Brandsma đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Đức quốc xã đã ra lệnh cấm các trường Công giáo thâu nhận những học sinh có nguồn gốc Do thái. Đến tháng 12 năm 1941 thì Đức quốc xã ra lệnh các tờ báo Công giáo phải đăng những bài ca tụng chế độ và những lời tuyên truyền của Đức quốc xã. Brandsma đã đến gặp gỡ các chủ báo và giải thích là không thể làm vừa lòng chính quyền chiếm đóng được.
Vào tháng giêng năm 1942, Brandsma bị bắt giam. Sau khi bị tra tấn dã man, chúng đưa ngài đến trại giam tập trung Dachau.Trong trại có khoản hai ngàn bảy trăm giáo sĩ đang bị giam cầm. Dù bị hành hạ khắc nghiệt, Brandsma vẫn không sờn lòng. Ngài an ủi những người cùng cảnh ngộ và khuyên nhủ họ siêng năng cầu nguyện. Ngài nói: “Chúng ta đang ở đây như đang bước đi trong một đường hầm tối tăm. Chúng ta phải cố gắng vượt qua. Cuối đường hầm sẽ là ánh sáng rực rỡ chiếu rọi cho đến muôn đời.”
Trước khi bị bắt tình trạng sức khỏe của Brandsma đã yếu kém. Nay ở trong trại không có thuốc men lại càng trầm trọng hơn nữa. Khi được đưa vào bệnh viện của trại, Brandsma đã chết ngay sau khi chúng đã chích cho ngài một mủi thuốc độc (sự việc này thường xẩy tại các nước có chế độ độc tài). Bệnh viện của trại giam không phải là nơi chửa bệnh mà là một lò sát sinh.
Năm 1985, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II đã phong Chân Phước cho Titus Brandsma, nạn nhân đầu tiên của Đức quốc xã được chính thức tuyên xưng là tử đạo.