Việt Nam sẽ ủng hộ việc Mỹ can dự vào Châu Á- Thái BìnhDương
Hà Nội: ngày 19/10/2016, theo bản tin cùng ngày của Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu (AsiaNews/Agencies) Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ra tuyên bố như trên sau buổi họp với một Đoàn Đại diện Mỹ.
Chính Phủ Hà Nội sẽ chấp nhận ảnh hưởng của Hoa Thịnh Đốn trong khu vực này “ miễn là việc ấy sẽ đem lại hoà bình và thịnh vượng càng lâu bền càng tốt.
(Announcement made by General Nguyen Chi Vinh, deputy defense minister, after meeting with an American delegation. Hanoi will accept Washington's influence in the region "as long as it will bring peace and prosperity".)
Tiếp theo những quan hệ ngoại giao hiện đang trở nên lạnh nhạt giữa Mỹ và hai quốc gia Thái Lan và Phi Luật Tân – Hoa Kỳ với tay đến Việt Nam để cắt bỏ mọi tham vọng của Bắc Kinh. (After the cooling of relations with Thailand and the Philippines, the United States reaches out to Vietnam to cut off Beijing’s ambitions.)
Việt Nam sẽ ủng hộ “ việc Mỹ can dự vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương càng lâu bền càng tốt miễn là việc can dự này đem lại hoà bình, ổn định và thịnh vượng”, được
Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng phát biểu sau buổi họp với Cara Abercrombie, Thứ Trưởng Quốc Phòng Đặc trách Nam và Đông Nam Á của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lời phát biểu của Thượng Tướng Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam được đưa ra vào một thời điểm thật nhạy cảm đối với chính sách của Chính phủ Hoa Thịnh Đốn trong khu vực liên quan, là đã quyết tâm trong sách lược cầm chân Trung Quốc – Trung Quốc hiện đang gia tăng thái độ hung hãn trong các tranh chấp trên vùng biển nằm ở phía Nam Trung Quốc- và nơi mà những quan hệ với vị tân Tổng Thống của Phi là ông Rodrigo Duerte vẫn chưa rõ ràng và chắc chắn. (The words of the general come at a sensitive time for Washington's policy in the region, committed to the containment of China – which is growing increasingly aggressive in the dispute over the South China Sea - and where relations with the new Philippine President Rodrigo Duterteare still uncertain.) . Trong những ngày này Duerte đang ở thăm Trung Quốc với mong đợi tăng cường các quan hệ với Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Thịnh Đốn cũng đã đóng băng (frozen the talks) các cuộc tiếp xúc với một đối tác chính khác trong khu vực là Thái Lan, kể từ khi cuộc đảo chính đưa Hội Đồng Quân Nhân lên nắm quyền vào năm 2014.
Một nhân tố bất ổn khác là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã định vào đầu tháng Mười Một này, đã khắc hoạ thêm nhiều ngờ vực vào chính sách của Hoa Kỳ về tương lai của khu vực này.
Hơn hai năm qua, chuyện lạnh nhạt trong những quan hệ với cả Thái Lan và Phi Luật Tân đã đưa đến kết quả là quan hệ Mỹ-Việt ngày càng gắn bó mạnh hơn. Chính phủ Mỹ và Việt Nam đã tìm được một mục tiêu chung trong sự cần thiết để cầm chân Bắc Kinh trong vấn đề vùng biển ở phía Nam Trung Quốc.
Vào tháng Tám 2015, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam đã sang thăm Toà Bạch Ốc sau mấy chục năm thầm lặng về ngoại giao (Over the past two years, the cooling of relations with the Philippines and Thailand, have resulted in stronger ties between the US and Vietnam. The nations have found a common goal in the need to contain Beijing in the South China Sea. In August 2015, the head of the Vietnamese Communist Party paid a visit to the White House after decades of diplomatic silence.)
Tháng Năm 2016 vừa qua, ông Barack Obama đã đến thăm Hà Nội, nơi đây Tổng Thống Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ hoàn toàn dỡ bỏ chính sách cấm vận buôn bán vũ khí cho Việt Nam, kẻ thù thuộc về lịch sử của Hoa Kỳ (its historic enemy).
Vào đầu tháng Mười 2016, hai chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã dừng lại ghé thăm quân cảng quốc tế mới xây dựng xong tại Vịnh Cam Ranh, một sự trở lại mang tính chất biểu tượng của Quân Lực Hoa Kỳ đối với Việt Nam. (In early October, two US warships made stopovers in the new international port of Cam Ranh Bay, in a symbolic return of the US armed forces to Vietnam.)
Dominic David Tran chuyển ý.
Hà Nội: ngày 19/10/2016, theo bản tin cùng ngày của Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu (AsiaNews/Agencies) Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ra tuyên bố như trên sau buổi họp với một Đoàn Đại diện Mỹ.
Chính Phủ Hà Nội sẽ chấp nhận ảnh hưởng của Hoa Thịnh Đốn trong khu vực này “ miễn là việc ấy sẽ đem lại hoà bình và thịnh vượng càng lâu bền càng tốt.
(Announcement made by General Nguyen Chi Vinh, deputy defense minister, after meeting with an American delegation. Hanoi will accept Washington's influence in the region "as long as it will bring peace and prosperity".)
Tiếp theo những quan hệ ngoại giao hiện đang trở nên lạnh nhạt giữa Mỹ và hai quốc gia Thái Lan và Phi Luật Tân – Hoa Kỳ với tay đến Việt Nam để cắt bỏ mọi tham vọng của Bắc Kinh. (After the cooling of relations with Thailand and the Philippines, the United States reaches out to Vietnam to cut off Beijing’s ambitions.)
Việt Nam sẽ ủng hộ “ việc Mỹ can dự vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương càng lâu bền càng tốt miễn là việc can dự này đem lại hoà bình, ổn định và thịnh vượng”, được
Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng phát biểu sau buổi họp với Cara Abercrombie, Thứ Trưởng Quốc Phòng Đặc trách Nam và Đông Nam Á của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lời phát biểu của Thượng Tướng Thứ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam được đưa ra vào một thời điểm thật nhạy cảm đối với chính sách của Chính phủ Hoa Thịnh Đốn trong khu vực liên quan, là đã quyết tâm trong sách lược cầm chân Trung Quốc – Trung Quốc hiện đang gia tăng thái độ hung hãn trong các tranh chấp trên vùng biển nằm ở phía Nam Trung Quốc- và nơi mà những quan hệ với vị tân Tổng Thống của Phi là ông Rodrigo Duerte vẫn chưa rõ ràng và chắc chắn. (The words of the general come at a sensitive time for Washington's policy in the region, committed to the containment of China – which is growing increasingly aggressive in the dispute over the South China Sea - and where relations with the new Philippine President Rodrigo Duterteare still uncertain.) . Trong những ngày này Duerte đang ở thăm Trung Quốc với mong đợi tăng cường các quan hệ với Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Thịnh Đốn cũng đã đóng băng (frozen the talks) các cuộc tiếp xúc với một đối tác chính khác trong khu vực là Thái Lan, kể từ khi cuộc đảo chính đưa Hội Đồng Quân Nhân lên nắm quyền vào năm 2014.
Một nhân tố bất ổn khác là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã định vào đầu tháng Mười Một này, đã khắc hoạ thêm nhiều ngờ vực vào chính sách của Hoa Kỳ về tương lai của khu vực này.
Hơn hai năm qua, chuyện lạnh nhạt trong những quan hệ với cả Thái Lan và Phi Luật Tân đã đưa đến kết quả là quan hệ Mỹ-Việt ngày càng gắn bó mạnh hơn. Chính phủ Mỹ và Việt Nam đã tìm được một mục tiêu chung trong sự cần thiết để cầm chân Bắc Kinh trong vấn đề vùng biển ở phía Nam Trung Quốc.
Vào tháng Tám 2015, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam đã sang thăm Toà Bạch Ốc sau mấy chục năm thầm lặng về ngoại giao (Over the past two years, the cooling of relations with the Philippines and Thailand, have resulted in stronger ties between the US and Vietnam. The nations have found a common goal in the need to contain Beijing in the South China Sea. In August 2015, the head of the Vietnamese Communist Party paid a visit to the White House after decades of diplomatic silence.)
Tháng Năm 2016 vừa qua, ông Barack Obama đã đến thăm Hà Nội, nơi đây Tổng Thống Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ hoàn toàn dỡ bỏ chính sách cấm vận buôn bán vũ khí cho Việt Nam, kẻ thù thuộc về lịch sử của Hoa Kỳ (its historic enemy).
Vào đầu tháng Mười 2016, hai chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ đã dừng lại ghé thăm quân cảng quốc tế mới xây dựng xong tại Vịnh Cam Ranh, một sự trở lại mang tính chất biểu tượng của Quân Lực Hoa Kỳ đối với Việt Nam. (In early October, two US warships made stopovers in the new international port of Cam Ranh Bay, in a symbolic return of the US armed forces to Vietnam.)
Dominic David Tran chuyển ý.