Vatican 25 tháng 10, 2016:
Các bạn Ấn giáo thân mến,
1. Thay mặt cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, chúng tôi xin gửi đến quý vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong khi quý vị mừng Lễ Deepavali ngày 30 tháng 10, 2016. Chúc cho việc cử hành lễ này trên toàn thế giới sẽ tăng cường các mối tương quan gia đình, và đem lại niềm an vui và hoà bình đến với mọi gia đình và cộng đoàn.
2. Sự lành mạnh của xã hội tùy thuộc vào các mối tương quan gia đình, tuy nhiên chúng ta biết rằng ngày nay chính khái niệm về gia đình đang bị đe doạ bởi một bầu khí làm cho các ý nghĩa và giá trị thiết yếu trở nên có tính cách tương đối. Cũng thế, đời sống giá đình thường bị ngăn trở bởi các thực tại khó khăn như chiến tranh, nghèo khó, và di dân, đang lan tràn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu về niềm hy vọng được đổi mới nhờ vào nhân chứng của những người sốt sắng duy trì tầm quan gia đình và ý thức rõ rệt về những thay đổi bền vững của đời sống hôn nhân và gia đình cho sự an vui của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội. Với sự tôn kính các gia đình và ý thức rõ rệt về các thách đố quốc tế chúng ta phải đương đầu, chúng tôi mong muốn đưa ra một suy tư về cách thức chúng ta, các tín hữu Kitô và Ấn giáo có thể cùng nhau cổ võ cho niềm hy vọng trong mọi gia đình và nhờ đó có thể làm cho xã hội chúng ta trở nên nhân bản hơn.
3. Chúng tôi biết rằng gia đình là “trường học đầu tiên của nhân loại”và phụ huynh là “hiệu trưởng chính” trong việc giáo dục các con em. Chính là trong các gia đình mà con trẻ, được hướng dẫn bởi các gương sáng của cha mẹ và trưởng thượng, mới được dậy dỗ về các giá trị giúp cho chúng phát triển thành những con người tốt lành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, nhiều khi, sự lạc quan và lý tưởng hóa của giới trẻ chúng ta lại bị suy giảm vì những hoàn cảnh có ảnh hưởng đến gia đình. Vì vậy điều tối quan trọng là các phụ huynh phải cùng với cộng đồng, trao gửi cho các em ý thức của niềm hy vọng bằng cách hướng dẫn chúng tới một tương lai tốt đẹp hơn và theo đuổi việc lành dù phải đối phó với những trở ngại khó khăn.
4. Do đó, việc cung ứng môt sự đào tạo và giáo dục về hy vọng là trách vụ hết sức quan trọng đối với các gia đình, (Tông huấn Amoris Laetitia, 274-275), như được phản ảnh bản thể thiêng liêng của lòng thương xót, ôm ấp những người tuyệt vọng và đem lại cho họ mục đích cho đời sống. Một nền giáo dục về niềm hy vọng như thế sẽ khuyến khích giới trẻ vươn ra trong tình bác ái và phục vụ những tha nhân thiếu thốn, và do đó trở nên ánh sáng cho những ai đang ở trong tối tăm.
5. Vì thế, các gia đình phải là những “trường đào tạo hy vọng” (Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đêm canh thức cầu nguyện cho Đại Hội Gia Đình tại Philadelphia, 26, tháng 9, 2015), nơi con trẻ học hỏi từ gương sáng của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, và có cảm nghiệm về quyền năng của hy vọng trong việc tăng cường các mối tương quan, phục vụ cho những người bị quên lãng trong xã hội và vượt thắng những bất công ngày nay. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng “tương lai của nhân loại phải đi qua con đường của gia đình: (Tông Huấn Familiaris Consortio, 86). Nếu nhân loại muốn phồn thịnh và sống trong hoà bình thì gia đình phải ôm lấy công trình nuôi dưỡng hy vọng và khuyến khích con cái trở nên những người công bố hy vọng cho toàn thế giới.
6. Là các tín hữu Kitô và Ấn giáo, chúng ta hãy hiệp nhất với tất cả những ai đầy thiện chí trong việc yểm trợ gia đình và đời sống hôn nhân, và thúc đẩy cho gia đình trở nên môi trường dậy dỗ về niềm hy vọng. Chớ gì chúng ta có thể dem ánh sáng hy vọng đến mọi ngõ ngách của thế giới, và đem an ủi và sức mạnh cho tất cả những ai thiếu thốn.
Chúng tôi cầu chúc quý vị một Lễ hội Deepavali thật vui vẻ!
Hồng Y Jean-Louis Tauran
Chủ Tịch
Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ
Tổng thư ký
Các bạn Ấn giáo thân mến,
1. Thay mặt cho Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, chúng tôi xin gửi đến quý vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất trong khi quý vị mừng Lễ Deepavali ngày 30 tháng 10, 2016. Chúc cho việc cử hành lễ này trên toàn thế giới sẽ tăng cường các mối tương quan gia đình, và đem lại niềm an vui và hoà bình đến với mọi gia đình và cộng đoàn.
2. Sự lành mạnh của xã hội tùy thuộc vào các mối tương quan gia đình, tuy nhiên chúng ta biết rằng ngày nay chính khái niệm về gia đình đang bị đe doạ bởi một bầu khí làm cho các ý nghĩa và giá trị thiết yếu trở nên có tính cách tương đối. Cũng thế, đời sống giá đình thường bị ngăn trở bởi các thực tại khó khăn như chiến tranh, nghèo khó, và di dân, đang lan tràn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu về niềm hy vọng được đổi mới nhờ vào nhân chứng của những người sốt sắng duy trì tầm quan gia đình và ý thức rõ rệt về những thay đổi bền vững của đời sống hôn nhân và gia đình cho sự an vui của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội. Với sự tôn kính các gia đình và ý thức rõ rệt về các thách đố quốc tế chúng ta phải đương đầu, chúng tôi mong muốn đưa ra một suy tư về cách thức chúng ta, các tín hữu Kitô và Ấn giáo có thể cùng nhau cổ võ cho niềm hy vọng trong mọi gia đình và nhờ đó có thể làm cho xã hội chúng ta trở nên nhân bản hơn.
3. Chúng tôi biết rằng gia đình là “trường học đầu tiên của nhân loại”và phụ huynh là “hiệu trưởng chính” trong việc giáo dục các con em. Chính là trong các gia đình mà con trẻ, được hướng dẫn bởi các gương sáng của cha mẹ và trưởng thượng, mới được dậy dỗ về các giá trị giúp cho chúng phát triển thành những con người tốt lành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, nhiều khi, sự lạc quan và lý tưởng hóa của giới trẻ chúng ta lại bị suy giảm vì những hoàn cảnh có ảnh hưởng đến gia đình. Vì vậy điều tối quan trọng là các phụ huynh phải cùng với cộng đồng, trao gửi cho các em ý thức của niềm hy vọng bằng cách hướng dẫn chúng tới một tương lai tốt đẹp hơn và theo đuổi việc lành dù phải đối phó với những trở ngại khó khăn.
4. Do đó, việc cung ứng môt sự đào tạo và giáo dục về hy vọng là trách vụ hết sức quan trọng đối với các gia đình, (Tông huấn Amoris Laetitia, 274-275), như được phản ảnh bản thể thiêng liêng của lòng thương xót, ôm ấp những người tuyệt vọng và đem lại cho họ mục đích cho đời sống. Một nền giáo dục về niềm hy vọng như thế sẽ khuyến khích giới trẻ vươn ra trong tình bác ái và phục vụ những tha nhân thiếu thốn, và do đó trở nên ánh sáng cho những ai đang ở trong tối tăm.
5. Vì thế, các gia đình phải là những “trường đào tạo hy vọng” (Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đêm canh thức cầu nguyện cho Đại Hội Gia Đình tại Philadelphia, 26, tháng 9, 2015), nơi con trẻ học hỏi từ gương sáng của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, và có cảm nghiệm về quyền năng của hy vọng trong việc tăng cường các mối tương quan, phục vụ cho những người bị quên lãng trong xã hội và vượt thắng những bất công ngày nay. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng “tương lai của nhân loại phải đi qua con đường của gia đình: (Tông Huấn Familiaris Consortio, 86). Nếu nhân loại muốn phồn thịnh và sống trong hoà bình thì gia đình phải ôm lấy công trình nuôi dưỡng hy vọng và khuyến khích con cái trở nên những người công bố hy vọng cho toàn thế giới.
6. Là các tín hữu Kitô và Ấn giáo, chúng ta hãy hiệp nhất với tất cả những ai đầy thiện chí trong việc yểm trợ gia đình và đời sống hôn nhân, và thúc đẩy cho gia đình trở nên môi trường dậy dỗ về niềm hy vọng. Chớ gì chúng ta có thể dem ánh sáng hy vọng đến mọi ngõ ngách của thế giới, và đem an ủi và sức mạnh cho tất cả những ai thiếu thốn.
Chúng tôi cầu chúc quý vị một Lễ hội Deepavali thật vui vẻ!
Hồng Y Jean-Louis Tauran
Chủ Tịch
Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ
Tổng thư ký