DẤU CHÂN NGÀI ĐI NGANG QUA CUỘC ĐỜI
(CN 31 TN C 2016)
Còn đúng 3 tuần lễ nữa là Dân Chúa bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Trong suốt chặng đường Năm Thánh đã đi qua, chúng ta đã có nhiều dịp để chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa theo lời gọi mời của ĐTC Phanxicô trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
“Có những lúc chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha. Đây là lý do thúc đẩy tôi công bố một Năm Thánh Ngoại thường của Lòng Thương Xót, như một thời gian thuận lợi cho Giáo Hội, để chứng từ của các tín hữu được nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn. (Số 3).
Hôm nay cũng lại là một dịp dừng chân chiêm ngưỡng như thế. Quả thật, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay thật là thích hợp để chúng ta suy niệm, đào sâu ý nghĩa đó, đặc biệt, qua trình thuật đặc thù của Thánh sử Luca về câu chuyện gặp gỡ và hoán cải của chàng thủ trưởng thuế vụ Giakê.
Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung riêng của sứ điệp Tin Mừng, chúng ta thử phác họa tổng quát lược đồ ý nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay như sau :
Lời Chúa hôm nay tập chú khai triển hai mối tương quan nầy : Chúa với tôi / Tôi và anh em đồng loại. Chúa đến để tìm tôi để nói với tôi lời yêu thương tha thứ, và tôi đưa mắt khát khao gặp gỡ Chúa để làm lại cuộc đời. Rồi từ cuộc gặp gỡ thân thương nầy Ngài sẽ biến đổi tôi để tôi có thể giang rộng vòng tay ôm lấy mọi anh em.
- Bài đọc thứ nhất, Trích sách Huấn ca : Đây là những đoạn hiếm hoi của mặc khải cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa : “Chúa yêu thương hết mọi loài…Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người…Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài là của Chúa…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng : “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15) ; và đó là điều chúng ta đã được nghe trong suốt năm Thánh nầy với lời khẳng định của ĐTC Phanxicô trong Tông sắc “Dung nhan lòng thương xót” : “Lòng thương xót là lời mặc khải mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. Lòng thuơng xót là hành động chung cuộc và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến với chúng ta.” (Số 2)
- Nếu Thiên Chúa qua sách Huấn Ca của Bđ1 đã vén mở dung mạo yêu thương, khoan dung của Ngài, thì cũng từ đó đã dẫn tới lời tuyên tín về tình yêu của Thiên Chúa mà Dân Ngài thể hiện qua Thánh vịnh 144 : “Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm. Ai quị ngã Chúa cũng đều nâng dậy, kẻ bị dìm xuống Người cho đứng thẳng lên”.
- Và cuối cùng, toàn bộ sứ điệp yêu thương được đẩy lên cao trào và hoàn chỉnh như một ý nghĩa tổng hợp trong câu chuyện đầy ấn tượng về cuộc hội ngộ giữa Chúa Giêsu và chàng thủ trưởng thuế vụ Giakê.
Chúng ta có thể dừng lại để đào sâu ý nghĩa nầy :
- “Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy” : Đây là thành phố Giêricô, một nơi trũng thấp dưới mặt nước biển khoảng 240 m và là một thành phố mà theo truyền thống Cựu ước, là “thành bị chúc dữ : Chúng ta còn nhớ câu chuyện sau khi chiếm thành Giêricô thì “…. Giô-suê phát thề rằng: Phàm ai chổi lên xây lại thành Giê-ri-cô này sẽ bị rủa sả trước mặt Ðức Giê-hô-va! Ðặt nền nó lại, tất con trưởng nam mình phải chết; dựng cửa nó lại, tất con út mình phải chết.” (Giô suê 6:26). Đó cũng chính là một Giêricô tội lỗi, tối tăm, ngoại đạo so với thành thánh Giêrusalem được Chúa Giêsu minh họa khá rõ nét nơi dụ ngôn người Samari nhân hậu : “Có một người từ Giêusalem đi xuống Giêricô” (Lc 10,30). Vâng, sự kiện Chúa Giêsu “vào” và “đi ngang qua” Giêricô đã cho thấy một Thiên Chúa đã không mệt mỏi dấn thân đi tìm con chiên lạc, kiên nhẫn tìm đồng bạc bị đánh rơi và nhẫn nại khoan dung đợi chờ người con hoang hoán cải trở về. Như vậy một cách nào đó, câu chuyện Giakê hôm nay là một cụ thể hóa cho những dụ ngôn về lòng thương xót mà Chúa Giêsu mới vừa công bố. Và riêng tôi, tôi có nhận ra “dấu chân của Đức Kitô đang đi ngang qua cuộc đời tăm tối, tội lỗi của mình hay không?
- “Thủ trưởng thu thuế và là người giàu có” : Một trường hợp đáng thương và đáng tội. Là thu thuế đã là một trở ngại to lớn : hạng tội lỗi, bị loại trừ. Trong khi đó sự giàu có luôn là một sự ngáng đường để trở nên con người tự do của Tin Mừng Phúc thật (Chuyện người thanh niên giàu có (Lc 18,18-23 ; Ông phú hộ và người ăn mày Lazarô (Lc 16,19-31). Chúng ta có tìm thấy chính mình trong con người như thế hay chăng ?
- “Dân chúng thì đông mà ông ta lại lùn” : Lại một cản trở khác dành cho anh chàng đáng tội và đáng thương Giakê : Bờ rào của đám ông che khuất tầm nhìn và ngăn lối để tiến tới gặp gỡ Chúa Giêsu. Bờ rào đó phải chăng là bờ rào của đố kỵ, rẻ khinh, loại trừ. Và chính cái “bờ rào chết tiệt đó” đã giữ Giakê trong trạng thái “lùn tịt”, một kẻ thấp cổ bé miệng, một kẻ không đáng được ngẫng cao đầu để đi tới. Ngày hôm nay thử hỏi cộng đoàn của tôi, Giáo Hội của tôi có còn những loại bờ rào như thế được dựng lên để che khuất và cản lối bao người đến với Chúa hay không ?
- “Ông leo lên cây sung để xem Chúa Giêsu. ..Chúa Giêsu tới chỗ ây thì Người nhìn lên” : Một kẻ nhìn xuống và một người nhìn lên. Tình yêu nào cũng đòi phải đi bước trước, phải hành động, phải sáng kiến. Sáng kiến tò mò gặp gỡ Chúa Giêsu của Giakê mạnh mẽ và bất kể cái hành vi xem ra ngược lại với địa vị và phẩm giá của mình, chấp nhận một hành trình cô độc (Một mình cheo leo trên cây sung), miễn sao gặp được Chúa Giêsu. Trong khi đó, tình yêu luôn là sáng kiến đến từ Thiên Chúa. Đối với tôi, sáng kiến tình yêu đó là gì và có bao giờ đã nhận ra cách ánh mắt nhân từ hay bàn tay yêu thương của Chúa dành cho mình hay chưa ? Và liệu tôi có được mấy lần trong đời thật sự cất bước đi tìm Thiên Chúa
- “Hôm nay tôi phải ở lại nhà người…ông tụt xuống mừng đón Người” : Chính hôm nay, bây giờ chứ không chần chừ gì hết. Tình yêu và ân sủng không bao giờ là một cuộc mặc cả, đôi co, hứa cuội ; và ơn cứu độ luôn đòi hỏi sự gấp rút, mau mắn, tĩnh thức. Tôi có thái độ nào đứng trước tình yêu và tiếng gọi mời của Chúa đây ?
- “Ông cũng đền gấp bốn…ơn cứu độ đã đến cho nhà nây” : Sự hoán cải và tình yêu gặp gỡ, tình yêu cứu độ không bao giờ chỉ là một trạng thái thuần túy tinh thần mà luôn phải dẫn tới hành động : Thiên Chúa đi tìm, cứu chữa, thứ tha, băng bó ; con người dứt khoát làm lại cuộc đời, dấn thân sẻ chia và phục vụ yêu thương.
Như vậy, trong cuộc hạnh ngộ hi hữu nầy không phải chỉ có Giakê là người hạnh phúc mà theo chú giải của Noel Quesson, chính Đức Kitô cũng là người hạnh phúc vui mừng : “Ôi chao ! Ngày hôm nay đó, chắc Đức Giêsu phải sung sướng hạnh phúc lắm ! Còn vài cây số nữa là đến Giêrusalem. Còn vài ngày nữa là cuộc khổ nạn được dâng hiến để cứu chuộc con người. Mọi nổi đơn độc chơ vơ của thập giá, mọi hình khổ Ngài sẽ gánh chịu, mọi vết thương xé nát bàn tay và đôi chân đẩm máu sẽ mang lại ơn ích cho nhân loại. Ngài biết điều đó. Ngài đã cứu thế gian khi tiến lên Giêrusalem. Và Giakê là hoa trái đầu mùa”…
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi bữa tiệc vui mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt đời sống”. Quả thật đúng như lời ca mà ai ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần ngâm nga : “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức kitô đón nhận ơn tái sinh”. Vâng, “Thiên Chúa yêu chúng ta đến nổi ban Con Một” (Ga 3, 16), và Người Con ấy, đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11).
Tóm lại, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sinh động bằng những nỗ lực hằng ngày vươn mình về phía trước, về phía của Đức Ki-tô, của Tin Mừng với một trái tim yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào lòng nhân ái của Thiên Chúa. Khiêm hạ đón nhận sứ điệp Lời Chúa và can đảm đổi đời đó chính là định hướng căn bản của đức tin và là chìa khoá giải mã, là điểm tựa cho cuộc sông hôm nay và ngày mai. Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2 : Trích thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca : “Anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Và một niềm tin như thế sẽ biến chúng ta thành chứng nhân của yêu thương, khoan dung và tha thứ để xây dựng thế giới quanh ta, cộng đoàn quanh ta thành gia đình của hiệp nhất, yêu thương, huynh đệ.
Khi nào chúng ta thực hiện được như thế, chúng ta sẽ nghe vọng lên chính Lời của Đức Ki-tô không chỉ dành cho Giakê ngày xưa mà cho cả chúng ta hôm nay : “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy …Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”.
(CN 31 TN C 2016)
Còn đúng 3 tuần lễ nữa là Dân Chúa bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Trong suốt chặng đường Năm Thánh đã đi qua, chúng ta đã có nhiều dịp để chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa theo lời gọi mời của ĐTC Phanxicô trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
“Có những lúc chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha. Đây là lý do thúc đẩy tôi công bố một Năm Thánh Ngoại thường của Lòng Thương Xót, như một thời gian thuận lợi cho Giáo Hội, để chứng từ của các tín hữu được nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn. (Số 3).
Hôm nay cũng lại là một dịp dừng chân chiêm ngưỡng như thế. Quả thật, sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật hôm nay thật là thích hợp để chúng ta suy niệm, đào sâu ý nghĩa đó, đặc biệt, qua trình thuật đặc thù của Thánh sử Luca về câu chuyện gặp gỡ và hoán cải của chàng thủ trưởng thuế vụ Giakê.
Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung riêng của sứ điệp Tin Mừng, chúng ta thử phác họa tổng quát lược đồ ý nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay như sau :
Lời Chúa hôm nay tập chú khai triển hai mối tương quan nầy : Chúa với tôi / Tôi và anh em đồng loại. Chúa đến để tìm tôi để nói với tôi lời yêu thương tha thứ, và tôi đưa mắt khát khao gặp gỡ Chúa để làm lại cuộc đời. Rồi từ cuộc gặp gỡ thân thương nầy Ngài sẽ biến đổi tôi để tôi có thể giang rộng vòng tay ôm lấy mọi anh em.
- Bài đọc thứ nhất, Trích sách Huấn ca : Đây là những đoạn hiếm hoi của mặc khải cựu ước khi trình bày dung mạo yêu thương của Thiên Chúa : “Chúa yêu thương hết mọi loài…Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người…Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài là của Chúa…”. Vâng, Thiên Chúa của chúng ta là một “Thiên Chúa giàu lòng nhân ái”, một Thiên Chúa đã mạnh mẽ đoan quyết rằng : “Cho dù có người mẹ nào không thương con dạ nó mang, thì Ta, Ta vẫn không hề quên ngươi” (Is 49,15) ; và đó là điều chúng ta đã được nghe trong suốt năm Thánh nầy với lời khẳng định của ĐTC Phanxicô trong Tông sắc “Dung nhan lòng thương xót” : “Lòng thương xót là lời mặc khải mầu nhiệm Ba Ngôi Chí Thánh. Lòng thuơng xót là hành động chung cuộc và tối thượng, qua đó Thiên Chúa đến với chúng ta.” (Số 2)
- Nếu Thiên Chúa qua sách Huấn Ca của Bđ1 đã vén mở dung mạo yêu thương, khoan dung của Ngài, thì cũng từ đó đã dẫn tới lời tuyên tín về tình yêu của Thiên Chúa mà Dân Ngài thể hiện qua Thánh vịnh 144 : “Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán, đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm. Ai quị ngã Chúa cũng đều nâng dậy, kẻ bị dìm xuống Người cho đứng thẳng lên”.
- Và cuối cùng, toàn bộ sứ điệp yêu thương được đẩy lên cao trào và hoàn chỉnh như một ý nghĩa tổng hợp trong câu chuyện đầy ấn tượng về cuộc hội ngộ giữa Chúa Giêsu và chàng thủ trưởng thuế vụ Giakê.
Chúng ta có thể dừng lại để đào sâu ý nghĩa nầy :
- “Đức Giêsu đi ngang qua thành phố ấy” : Đây là thành phố Giêricô, một nơi trũng thấp dưới mặt nước biển khoảng 240 m và là một thành phố mà theo truyền thống Cựu ước, là “thành bị chúc dữ : Chúng ta còn nhớ câu chuyện sau khi chiếm thành Giêricô thì “…. Giô-suê phát thề rằng: Phàm ai chổi lên xây lại thành Giê-ri-cô này sẽ bị rủa sả trước mặt Ðức Giê-hô-va! Ðặt nền nó lại, tất con trưởng nam mình phải chết; dựng cửa nó lại, tất con út mình phải chết.” (Giô suê 6:26). Đó cũng chính là một Giêricô tội lỗi, tối tăm, ngoại đạo so với thành thánh Giêrusalem được Chúa Giêsu minh họa khá rõ nét nơi dụ ngôn người Samari nhân hậu : “Có một người từ Giêusalem đi xuống Giêricô” (Lc 10,30). Vâng, sự kiện Chúa Giêsu “vào” và “đi ngang qua” Giêricô đã cho thấy một Thiên Chúa đã không mệt mỏi dấn thân đi tìm con chiên lạc, kiên nhẫn tìm đồng bạc bị đánh rơi và nhẫn nại khoan dung đợi chờ người con hoang hoán cải trở về. Như vậy một cách nào đó, câu chuyện Giakê hôm nay là một cụ thể hóa cho những dụ ngôn về lòng thương xót mà Chúa Giêsu mới vừa công bố. Và riêng tôi, tôi có nhận ra “dấu chân của Đức Kitô đang đi ngang qua cuộc đời tăm tối, tội lỗi của mình hay không?
- “Thủ trưởng thu thuế và là người giàu có” : Một trường hợp đáng thương và đáng tội. Là thu thuế đã là một trở ngại to lớn : hạng tội lỗi, bị loại trừ. Trong khi đó sự giàu có luôn là một sự ngáng đường để trở nên con người tự do của Tin Mừng Phúc thật (Chuyện người thanh niên giàu có (Lc 18,18-23 ; Ông phú hộ và người ăn mày Lazarô (Lc 16,19-31). Chúng ta có tìm thấy chính mình trong con người như thế hay chăng ?
- “Dân chúng thì đông mà ông ta lại lùn” : Lại một cản trở khác dành cho anh chàng đáng tội và đáng thương Giakê : Bờ rào của đám ông che khuất tầm nhìn và ngăn lối để tiến tới gặp gỡ Chúa Giêsu. Bờ rào đó phải chăng là bờ rào của đố kỵ, rẻ khinh, loại trừ. Và chính cái “bờ rào chết tiệt đó” đã giữ Giakê trong trạng thái “lùn tịt”, một kẻ thấp cổ bé miệng, một kẻ không đáng được ngẫng cao đầu để đi tới. Ngày hôm nay thử hỏi cộng đoàn của tôi, Giáo Hội của tôi có còn những loại bờ rào như thế được dựng lên để che khuất và cản lối bao người đến với Chúa hay không ?
- “Ông leo lên cây sung để xem Chúa Giêsu. ..Chúa Giêsu tới chỗ ây thì Người nhìn lên” : Một kẻ nhìn xuống và một người nhìn lên. Tình yêu nào cũng đòi phải đi bước trước, phải hành động, phải sáng kiến. Sáng kiến tò mò gặp gỡ Chúa Giêsu của Giakê mạnh mẽ và bất kể cái hành vi xem ra ngược lại với địa vị và phẩm giá của mình, chấp nhận một hành trình cô độc (Một mình cheo leo trên cây sung), miễn sao gặp được Chúa Giêsu. Trong khi đó, tình yêu luôn là sáng kiến đến từ Thiên Chúa. Đối với tôi, sáng kiến tình yêu đó là gì và có bao giờ đã nhận ra cách ánh mắt nhân từ hay bàn tay yêu thương của Chúa dành cho mình hay chưa ? Và liệu tôi có được mấy lần trong đời thật sự cất bước đi tìm Thiên Chúa
- “Hôm nay tôi phải ở lại nhà người…ông tụt xuống mừng đón Người” : Chính hôm nay, bây giờ chứ không chần chừ gì hết. Tình yêu và ân sủng không bao giờ là một cuộc mặc cả, đôi co, hứa cuội ; và ơn cứu độ luôn đòi hỏi sự gấp rút, mau mắn, tĩnh thức. Tôi có thái độ nào đứng trước tình yêu và tiếng gọi mời của Chúa đây ?
- “Ông cũng đền gấp bốn…ơn cứu độ đã đến cho nhà nây” : Sự hoán cải và tình yêu gặp gỡ, tình yêu cứu độ không bao giờ chỉ là một trạng thái thuần túy tinh thần mà luôn phải dẫn tới hành động : Thiên Chúa đi tìm, cứu chữa, thứ tha, băng bó ; con người dứt khoát làm lại cuộc đời, dấn thân sẻ chia và phục vụ yêu thương.
Như vậy, trong cuộc hạnh ngộ hi hữu nầy không phải chỉ có Giakê là người hạnh phúc mà theo chú giải của Noel Quesson, chính Đức Kitô cũng là người hạnh phúc vui mừng : “Ôi chao ! Ngày hôm nay đó, chắc Đức Giêsu phải sung sướng hạnh phúc lắm ! Còn vài cây số nữa là đến Giêrusalem. Còn vài ngày nữa là cuộc khổ nạn được dâng hiến để cứu chuộc con người. Mọi nổi đơn độc chơ vơ của thập giá, mọi hình khổ Ngài sẽ gánh chịu, mọi vết thương xé nát bàn tay và đôi chân đẩm máu sẽ mang lại ơn ích cho nhân loại. Ngài biết điều đó. Ngài đã cứu thế gian khi tiến lên Giêrusalem. Và Giakê là hoa trái đầu mùa”…
Nhưng cuộc hạnh ngộ của niềm tin không chỉ đọng lại nơi bữa tiệc vui mà phải đi tới, phải tiến về phía trước, phía của đổi đời, của cuộc cách mạng nội tâm, cuộc “thay da đổi thịt đời sống”. Quả thật đúng như lời ca mà ai ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần ngâm nga : “Gặp gỡ Đức Kitô biến đổi cuộc đời mình, gặp gỡ Đức kitô đón nhận ơn tái sinh”. Vâng, “Thiên Chúa yêu chúng ta đến nổi ban Con Một” (Ga 3, 16), và Người Con ấy, đã đến và “cắm lều ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14), “đã đến nơi nhà chúng ta” (Ga 1, 11).
Tóm lại, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta luôn sống đức tin một cách tích cực, sinh động bằng những nỗ lực hằng ngày vươn mình về phía trước, về phía của Đức Ki-tô, của Tin Mừng với một trái tim yêu thương và tin tưởng tuyệt đối vào lòng nhân ái của Thiên Chúa. Khiêm hạ đón nhận sứ điệp Lời Chúa và can đảm đổi đời đó chính là định hướng căn bản của đức tin và là chìa khoá giải mã, là điểm tựa cho cuộc sông hôm nay và ngày mai. Một niềm tin vững vàng như thế không cho phép chúng ta dao động, lo lắng trước bất cứ biến cố nào, tin đồn thất thiệt nào hay những thử thách gian truân nào như lời khuyến dụ trong Bài đọc 2 : Trích thư Thánh Phao-lô gởi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca : “Anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hoảng sợ…” (2 Tx 1,11-2,2). Và một niềm tin như thế sẽ biến chúng ta thành chứng nhân của yêu thương, khoan dung và tha thứ để xây dựng thế giới quanh ta, cộng đoàn quanh ta thành gia đình của hiệp nhất, yêu thương, huynh đệ.
Khi nào chúng ta thực hiện được như thế, chúng ta sẽ nghe vọng lên chính Lời của Đức Ki-tô không chỉ dành cho Giakê ngày xưa mà cho cả chúng ta hôm nay : “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà nầy …Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất”.