Tại sao các thiếu nhi Công Giáo ở độ tuổi 10 lại bỏ đạo – và các bậc phụ huynh có thể làm gì?

(EWTN News/CNA)- Tiến sĩ Mark Gray, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Tông Đồ ( viết tắt là CARA) tại Đại Học Georgetown cho hay tuổi trẻ Công Giáo hiện nay đang bỏ đạo ngay vào tuổi thiếu niên, độ tuổi 10 và lý do không phải vì sự buồn chán trong thánh lễ, nhưng vì những lý do sâu xa hơn. Đa số các em cho mình là vô thần hay không tin và muốn mọi việc phải mang tính khoa học, nghĩa là cần bằng chứng cụ thể.”

Gray nói với EWTN rằng “Đây là một cuộc khủng hoảng về đức tin. Những thế hệ trước đây, không hề có việc phải đối mặt với vấn đề đức tin như hiện nay ở thời đại chúng ta.”

Gray vừa mới cho xuất bản kết quả hai cuộc nghiên cứu của CARA , trong đó tiến hành nghiêu cứu khoa học xã hội về Giáo Hội có đăng trong tờ Our Sunday Visitor (tạm dịch là Khách thăm Chúa Nhật). Một nghiên cứu được thực hiện với những con em gia đình Công Giáo nhưng đã không còn cho mình là Công Giáo nữa có độ tuổi từ 15 đến 25. Cuộc nghiên cứu thứ hai được thực hiện với những người tự cho là Công Giáo, có độ tuổi từ 18 trở lên.

Những người trẻ bỏ đạo nói rằng đức tin “ không phù hợp với những gì họ học được ở trường học, cả ở cấp phổ thông và đại học”. Đối với tuổi trẻ thì trong trận chiến nhận thức giữa Giáo Hội Công Giáo và Khoa học, Giáo Hội đang mất dần. Giáo Hội mất dần ở các thiếu niên. Những cuộc phỏng vấn các thanh thiếu niên và các người trưởng thành bỏ đạo cho thấy rằng đa số người ta bỏ đạo vào lứa tuổi 13.

Gray viết rằng “Gần hai phần ba những người được phỏng vấn, khoảng 63 phần trăm nói là họ bỏ đạo vào độ tuổi 10 và 17. Còn 23 phần trăm khác nói là họ bỏ đạo trước khi lên tuổi 10.” Cũng theo Gray thì trong số những người đã bỏ đạo, “chỉ có 13 phần trăm là có thể trở lại. Nếu không có những thay đổi lớn trong cuộc đời của họ thì dường như họ sẽ không trở lại.”

Lý do họ bỏ đạo là, một trong năm người trả lời, họ không còn tin vào Thiên Chúa hay tôn giáo nữa. Đây là bằng chứng về “sự mong muốn có những chứng cớ về những gì họ học về tôn giáo hay về Thiên Chúa”.

Đây là xu hướng trong nền văn hóa hiện nay, coi chủ nghĩa vô thần là “ thông minh” và coi đức tin như là “chuyện hoang đường.”

Vì thế Giáo Hội cần đặt thành vấn đề trong nền văn hóa hiện nay và Giáo Hội cần lưu tâm nhiều hơn về lịch sự của mình cùng sự liên hệ với khoa học.

Tuổi trẻ Công Giáo chỉ đến nhà thờ một lần vào Chúa Nhật để nghe về đức tin trong khi cả tuần lại được học về đức tin như là một sự “ngờ nghệch.

Nếu học sinh được dạy về thuyết tiến hóa hay thuyết Big Bang (truyền hình Mỹ tạm dịch Vụ Nổ Lớn) tại cùng một trường họ học về tôn giáo và được dạy bởi các thày cô cũng có niềm tin tôn giáo thì “dĩ nhiên là không có sự xung khắc gì và các em hiểu được Giáo Hội và lịch sử Giáo Hội và sự liên hệ giữa đức tin và khoa học.”

Các thế hệ trước đây thì cả hai môn đức tin và khoa học đều có trong giáo trình và nền giáo dục đó giúp chúng ta giải quyết những vấn nạn về đức tin này và hẳn nhiên khoa học và tôn giáo đi đôi với nhau.

Cha Matthew Schneider, LC, làm mục vụ cho giới trẻ nhấn mạnh rằng chúng ta phải cho giới trẻ hiểu được là đức tin và khoa học luôn hài hòa với nhau. Đức tin và khoa học liên quan với nhau qua triết học và thần học. Trong khi khoa học hướng về những “gì có thể quan sát và đo đếm được”, thì “thế giới cần một cái gì đó phi vật chất là nguồn gốc của nó và đó là cách để hiểu Thiên Chúa cùng với khoa học. Chính đức tin Kitô giáo là nơi sinh ra khoa học. Không có sự đối chọi giữa đức tin và khoa học , cũng cần nên hiểu mỗi thứ theo lãnh vực riêng của nó.

Các bậc phụ huynh có thể làm gì để giúp con mình vững mạnh trong đức tin? Cha Schneide đưa ra nghiên cứu của Christian Smith, một Giáo Sư xã hội học, tại Đại Học Notre Dame, đã tổng hợp ba yếu tố giúp tới 80 phần trăm giới trẻ duy trì đức tin. Đó là:

Nếu trong giáo xứ, chúng ta có sinh hoạt hằng tuần như là học giáo lý, học Kinh Thánh, sinh hoạt thanh thiếu niên; Nếu chúng ta có những người lớn, nhưng không phải là phụ huynh, nói với các em về đức tin; và nếu chúng ta có những “cảm nghiệm sâu xa về thần khí Chúa” thì con em của chúng ta đa phần sẽ giữ vững được đức tin.

Phụ huynh nên biết về niềm tin của con cái mình bởi vì có nhiều phụ huynh không hề biết là con mình đã bỏ đạo từ lâu rồi.

Giáo Hội mở rộng với khoa học, có sự hợp tác giữa các nhà khoa học không Công Giáo và Giáo Hoàng Học Viện Khoa học, gồm cả nhà vật lý Stephen Hawking.

Không có sự xung khắc thực sự giữa đức tin và khoa học. Ngay từ thời Thánh Augustino vào thế kỷ thứ năm, Giáo Hội đã đứng vững giữa vấn đề đức tin và lý luận.

Giáo Hội rộng tay ôm giữ các thanh thiếu niên Công Giáo và đang làm nhiều hơn để chấn chỉnh lại những huyền thoại về lịch sử Giáo Hội trong lãnh vực khoa học. Giáo Hội tiếp tục hỗ trợ khoa học vì hầu như phần lớn các sản phẩn ban đầu của khoa học từ hằng trăm năm trước đều được thực hiện bởi các trường đại học Công Giáo.”

Giuse Thẩm Nguyễn