Thánh sử Mattheo ( 3)
Biểu tượng xưa nay trong Giáo Hội khắc tạc vẽ Thánh sử Mattheo là hình một người có hai cánh , tay cầm bút đang viết.
Đâu là nghĩa ẩn chứa nơi biểu tượng này diễn tả về Thánh sử Mattheo?
Thánh sử Mattheo viết Phúc âm Chúa Giêsu khởi đầu ngay từ chương thứ nhất với trình thuật về gia phả Chúa Giêsu, về nguồn gốc dòng dõi con người của Chúa Giêsu trên trần thế bắt đầu từ tổ phụ Abraham. ( Mt 1,1-17)
Thánh sử đã hệ thống cây gia phả của Chúa Giêsu theo ba giai đoạn thời gian, mỗi giai đoạn thời gian có 14 đời thế hệ:
„ Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.“ ( Mt 1,17).
Ngoài ra, chỉ có Thánh sử Mattheo viết thuật về các nhà Thiên Văn, mà chúng ta quen gọi là Ba Vua, tìm đến thờ lạy hài nhi Giêsu lúc sinh ra ở Bethlehem. ( Mt 2, 1-12).
Như thế Thánh sử Mattheo viết nhấn mạnh đến nguồn gốc dòng dõi thân thế con người của Chúa Giêsu, mặc dù Ngài căn bản Con Thiên Chúa từ trừi cao đến trong trần gian, và đã làm người.
Đức tin vào Chúa Giêsu có nguồn gốc là một con người về phương diện chủng tộc máu huyết trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Vì thế, hình biểu tượng hình người có đôi cánh và tay cầm bút được lấy đặt cho Thánh sử Mattheo viết về con người Chúa Giêsu.
Cây gia phả của Chúa Giêsu
Thánh sử Mattheo viết khởi đầu: Liber generationis Jesu Christi - Sách gia phả Đức Giêsu Kitô. ( Mt 1,1)i.
Với câu khởi đầu này, Mattheo nhắc đến mối tương quan nơi sách sáng thế ký: „ Istae generationes caeli et terae quando creatur sunt - Đó là gốc tích trời đất được sáng tạo.“ ( St 2,4).
Bằng những lời nhưmthế, Thánh sử mattheo muốn nói lên ý nghĩa mầu nhiệm của con người Chúa Giêsu.
Lịch sử dân Do Thái khởi đầu với lời đoan hứa của Thiên Chúa với tổ phụ Abraham“ Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc.“ ( St 12,3).
Nơi Chúa Giêsu, lịch sử mà Thiên Chúa tạo dựng đoan hứa có một khởi đầu mới.
Như Thiên Chúa ngay từ khởi đầu đã tạo dựng trời và đất, ngàincũng tạo dựng nơi con người Chúa Giêsu ý nghĩa và mục đích của công trình tạo dựng.
Chúa Giêsu hoàn tất những gì Thiên Chúa đã đoan hứa với tổ phụ Abraham“ là chúc lành cho mọi thế hệ tương lai.“
Trong trình thuật cây gia phả Chúa Giêsu có nhắc tới bốn người phụ nữ: Tamar, Rahab, Ruth và Batseba. Các nhà chún giải Kinh Thánh căn cứ vào lịch sử ighi chép để lại cho rằng bốn người phụ nữ này là những người tội lỗi, nhưng đó không phải là ý muốn của Thánh sử Mattheo khi nhắc đến bốn người phụ này.
Với Mattheo bốn ngưpời phụ này đều là người ngoại quốc, và như thế Ông muốn nơi dòng dõi gia phả Chúa Giêsu ngay từ đầu rằng, Chúa Giêsu chấp nhận toàn thể nhân loại , dù là người ngoại giáo họ cũng được hưởng ơn cứu độ.
Bốn người phụ nữ đó chỉ hướng về người phụ nữ thứ năm là Maria, dù cây gia phả hướng đến Thánh Giuse nhiều hơn. Nhưng vai trò Maria rất quan trọng: Chúa Giêsu Kitô sinh ra làm người từ cung lòng Maria. ( Mt 1,16).
Maria là người phụ nữ thứ năm trong cây gia phả Chúa Giêsu. Qua Maria hoàn tất điều bốn người phụ trước đó ước vọng muốn nói đến.
Cây giả phả của Chúa Giêsu có những giai đoạn hay những người trong dòng họ có đời sống không tốt đẹp tích cực nói lên, Thiên Chúa không thực hiện theo khuôn thước của con người, và cũng nói lên lịch sử Chúa Giêsu Kitô chấp nhận trải qua với những cao điểm thăng trầm lên xuống, với những con đường thẳng và cả với những khúc đoạn quanh co đường vòng.
Nơi Maria công việc của Thiên Chúa đạt đến mức cao điểm: Ngay giữa thời điểm lịch sử của ơn cứu độ và sự sa ngã bất hạnh Thiên Chúa đã đặt để một khởi đầu mới. Điều này có thể cắt nghĩa được: Maria là người phụ nữ thứ năm.
Trong năm sách lề luật của Mose - Ngũ thư- cũng có nnăm người phụ nữ đứng đối diện. Con số năm là con số của nữ thần Venus, nữ thần tình yêu. Tình yêu hoàn tất lề luật. Bốn bước dẫn đưa đến sự phát triển từ thế giới thiên nhiên sang thế giới thảo mộc, thế giới loài động vật và tới con người. Bước thứ năm là bước nhảy vọt dẫn đưa đến mức thần thánh.
Nơi Maria nhân loại bước qua và hướng về Chúa, đang khi Thiên Chúa trở thành người sống giữa con người nơi trần thế.
Thánh sử Mattheo thuật lịch sử Chúa Giêsu sinh ra làm người dựa trên hình ảnh khung cảnh kinh thánh báo trước về Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là một Mose thứ hai. Chúa Giêsu đến hoàn thành điều Mose đã nói với dân Do Thái.:
„ Từ giữa anh (em), trong số các anh em của anh (em), ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh (em); anh (em) hãy nghe vị ấy.“ ( Đệ nhị luật 18,15).
Thánh sử Mattheo không chỉ muốn thuật lại lịch sử, nhưng Ông còn muốn cắt nghĩa làm sáng tỏ lịch sử, bằng cách diễn tả sự sinh ra của Chúa Giêsu và những năm đầu đời của Chúa Giêsu trên nền tảng lịch sử đời Ngôn sứ Mose.
Lịch sử sinh ra của Ngôn sứ Mose trong cộng đồng Do Thái thời lưu đày nô lệ bên Aicập luôn được nói đến rộng rãi trong dân chúng xã hội Do Thái mãi cả sau này, Thánh sử Mattheo cũng đã học biết lịch sử đó. Bài tường thuật về lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu cũng có nố tương tự song song.
Thời Mose sinh ra có lệnh truyền của Vua Pharao bên Ai cập truyền giết tất cả nhửng hài nhi trẻ em nam giới người Do Thái mới sinh. Việc này gây ra làn sóng lo sợ giữa người Do Thái đang bị đày đoạ sống làm nô lệ bên Ai Cập.
Lịch sử sinh ra của Chúa Giêsu bắt đầu cũng với sự sợ hãi: Giuse người chồng đính hôn của Maria phát hiện Maria đã đang có thai..
Theo luật pháp đạo đời thời lúc đó, người phụ nữ có thai ngoài hôn nhân bị lên án bị ném đá cho chết. Giuse người có đời sống công chính, không muốn bị mù lòa vô nhân đạo vì luật lệ đó. Ông có ý nghĩ làm sao nối kết sự công chính với lòng thương xót. Đây là điều quan trọng với Thánh sử Mattheo.
Nếu Giuse hoàn thành như luật dạy, chắc chắn sẽ đưa tới hậu qủa là Maria bị ném đá cho chết. Nhưng Ông không muốn bị lề luật khuất phục như thế. Trái lại Ông muốn con người được đối xử nhân đạo công bằng. Ông muốn chọn cung cách vừa công bằng chính trực vừa có lòng thương xót. Ông muốn viết cho Maria lá thư từ gĩa chia tay khỏi bị ràng buộc lời hứa với nhau nữa. Như thế vừa hợp với luật lệ, vừa công bằng với lới hứa hôn.
Ngay trong lúc con người còn đang hoang mang suy nghĩ do dự, thì Thiên Thần Chúa hiện đến với Giuse trong giấc ngủ và nói lời can thiệp vào: Giuse được cắt nghĩ cho hiểu, thai nhi trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa do quyền phép Chúa Thánh Thần tác động vào. Con trẻ sinh ra là đấng Cứu Thế cho toàn nhân loại.
Thiên Thần Chúa yêu cầu Giuse nhận Maria làm vợ người bạn đường, để cho con trẻ theo luật lệ Do Thái là con con trai hợp pháp của Giuse. Đây là chương trình đầy bí ẩn mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà Thiên Thần đã cho Giuse biết.
Con trẻ Giesu là lời đoan hứa về Đấng Cứu Thế được hoàn thành:“ : Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là „Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.“ ( Mt 1,23).
Thánh sử Mattheo đã viết bài tường thuật lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu với nghệ thuật khéo léo, Ông liên kết sự khởi đầu và sự kết thúc lại với nhau. Điều gì khởi sự lúc sinh ra, sẽ được chứng thực trong bài diễn từ của Chúa Giêsu phục sinh lúc từ gĩa các môn đện để trở về trời:
„Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt 28, 20).
Mùa lễ mừng Chúa giáng sinh 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Biểu tượng xưa nay trong Giáo Hội khắc tạc vẽ Thánh sử Mattheo là hình một người có hai cánh , tay cầm bút đang viết.
Đâu là nghĩa ẩn chứa nơi biểu tượng này diễn tả về Thánh sử Mattheo?
Thánh sử Mattheo viết Phúc âm Chúa Giêsu khởi đầu ngay từ chương thứ nhất với trình thuật về gia phả Chúa Giêsu, về nguồn gốc dòng dõi con người của Chúa Giêsu trên trần thế bắt đầu từ tổ phụ Abraham. ( Mt 1,1-17)
Thánh sử đã hệ thống cây gia phả của Chúa Giêsu theo ba giai đoạn thời gian, mỗi giai đoạn thời gian có 14 đời thế hệ:
„ Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, là mười bốn đời; từ vua Đa-vít đến thời lưu đày ở Ba-by-lon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Ba-by-lon đến Đức Ki-tô, cũng là mười bốn đời.“ ( Mt 1,17).
Ngoài ra, chỉ có Thánh sử Mattheo viết thuật về các nhà Thiên Văn, mà chúng ta quen gọi là Ba Vua, tìm đến thờ lạy hài nhi Giêsu lúc sinh ra ở Bethlehem. ( Mt 2, 1-12).
Như thế Thánh sử Mattheo viết nhấn mạnh đến nguồn gốc dòng dõi thân thế con người của Chúa Giêsu, mặc dù Ngài căn bản Con Thiên Chúa từ trừi cao đến trong trần gian, và đã làm người.
Đức tin vào Chúa Giêsu có nguồn gốc là một con người về phương diện chủng tộc máu huyết trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
Vì thế, hình biểu tượng hình người có đôi cánh và tay cầm bút được lấy đặt cho Thánh sử Mattheo viết về con người Chúa Giêsu.
Cây gia phả của Chúa Giêsu
Thánh sử Mattheo viết khởi đầu: Liber generationis Jesu Christi - Sách gia phả Đức Giêsu Kitô. ( Mt 1,1)i.
Với câu khởi đầu này, Mattheo nhắc đến mối tương quan nơi sách sáng thế ký: „ Istae generationes caeli et terae quando creatur sunt - Đó là gốc tích trời đất được sáng tạo.“ ( St 2,4).
Bằng những lời nhưmthế, Thánh sử mattheo muốn nói lên ý nghĩa mầu nhiệm của con người Chúa Giêsu.
Lịch sử dân Do Thái khởi đầu với lời đoan hứa của Thiên Chúa với tổ phụ Abraham“ Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc.“ ( St 12,3).
Nơi Chúa Giêsu, lịch sử mà Thiên Chúa tạo dựng đoan hứa có một khởi đầu mới.
Như Thiên Chúa ngay từ khởi đầu đã tạo dựng trời và đất, ngàincũng tạo dựng nơi con người Chúa Giêsu ý nghĩa và mục đích của công trình tạo dựng.
Chúa Giêsu hoàn tất những gì Thiên Chúa đã đoan hứa với tổ phụ Abraham“ là chúc lành cho mọi thế hệ tương lai.“
Trong trình thuật cây gia phả Chúa Giêsu có nhắc tới bốn người phụ nữ: Tamar, Rahab, Ruth và Batseba. Các nhà chún giải Kinh Thánh căn cứ vào lịch sử ighi chép để lại cho rằng bốn người phụ nữ này là những người tội lỗi, nhưng đó không phải là ý muốn của Thánh sử Mattheo khi nhắc đến bốn người phụ này.
Với Mattheo bốn ngưpời phụ này đều là người ngoại quốc, và như thế Ông muốn nơi dòng dõi gia phả Chúa Giêsu ngay từ đầu rằng, Chúa Giêsu chấp nhận toàn thể nhân loại , dù là người ngoại giáo họ cũng được hưởng ơn cứu độ.
Bốn người phụ nữ đó chỉ hướng về người phụ nữ thứ năm là Maria, dù cây gia phả hướng đến Thánh Giuse nhiều hơn. Nhưng vai trò Maria rất quan trọng: Chúa Giêsu Kitô sinh ra làm người từ cung lòng Maria. ( Mt 1,16).
Maria là người phụ nữ thứ năm trong cây gia phả Chúa Giêsu. Qua Maria hoàn tất điều bốn người phụ trước đó ước vọng muốn nói đến.
Cây giả phả của Chúa Giêsu có những giai đoạn hay những người trong dòng họ có đời sống không tốt đẹp tích cực nói lên, Thiên Chúa không thực hiện theo khuôn thước của con người, và cũng nói lên lịch sử Chúa Giêsu Kitô chấp nhận trải qua với những cao điểm thăng trầm lên xuống, với những con đường thẳng và cả với những khúc đoạn quanh co đường vòng.
Nơi Maria công việc của Thiên Chúa đạt đến mức cao điểm: Ngay giữa thời điểm lịch sử của ơn cứu độ và sự sa ngã bất hạnh Thiên Chúa đã đặt để một khởi đầu mới. Điều này có thể cắt nghĩa được: Maria là người phụ nữ thứ năm.
Trong năm sách lề luật của Mose - Ngũ thư- cũng có nnăm người phụ nữ đứng đối diện. Con số năm là con số của nữ thần Venus, nữ thần tình yêu. Tình yêu hoàn tất lề luật. Bốn bước dẫn đưa đến sự phát triển từ thế giới thiên nhiên sang thế giới thảo mộc, thế giới loài động vật và tới con người. Bước thứ năm là bước nhảy vọt dẫn đưa đến mức thần thánh.
Nơi Maria nhân loại bước qua và hướng về Chúa, đang khi Thiên Chúa trở thành người sống giữa con người nơi trần thế.
Thánh sử Mattheo thuật lịch sử Chúa Giêsu sinh ra làm người dựa trên hình ảnh khung cảnh kinh thánh báo trước về Chúa Giêsu: Chúa Giêsu là một Mose thứ hai. Chúa Giêsu đến hoàn thành điều Mose đã nói với dân Do Thái.:
„ Từ giữa anh (em), trong số các anh em của anh (em), ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh (em); anh (em) hãy nghe vị ấy.“ ( Đệ nhị luật 18,15).
Thánh sử Mattheo không chỉ muốn thuật lại lịch sử, nhưng Ông còn muốn cắt nghĩa làm sáng tỏ lịch sử, bằng cách diễn tả sự sinh ra của Chúa Giêsu và những năm đầu đời của Chúa Giêsu trên nền tảng lịch sử đời Ngôn sứ Mose.
Lịch sử sinh ra của Ngôn sứ Mose trong cộng đồng Do Thái thời lưu đày nô lệ bên Aicập luôn được nói đến rộng rãi trong dân chúng xã hội Do Thái mãi cả sau này, Thánh sử Mattheo cũng đã học biết lịch sử đó. Bài tường thuật về lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu cũng có nố tương tự song song.
Thời Mose sinh ra có lệnh truyền của Vua Pharao bên Ai cập truyền giết tất cả nhửng hài nhi trẻ em nam giới người Do Thái mới sinh. Việc này gây ra làn sóng lo sợ giữa người Do Thái đang bị đày đoạ sống làm nô lệ bên Ai Cập.
Lịch sử sinh ra của Chúa Giêsu bắt đầu cũng với sự sợ hãi: Giuse người chồng đính hôn của Maria phát hiện Maria đã đang có thai..
Theo luật pháp đạo đời thời lúc đó, người phụ nữ có thai ngoài hôn nhân bị lên án bị ném đá cho chết. Giuse người có đời sống công chính, không muốn bị mù lòa vô nhân đạo vì luật lệ đó. Ông có ý nghĩ làm sao nối kết sự công chính với lòng thương xót. Đây là điều quan trọng với Thánh sử Mattheo.
Nếu Giuse hoàn thành như luật dạy, chắc chắn sẽ đưa tới hậu qủa là Maria bị ném đá cho chết. Nhưng Ông không muốn bị lề luật khuất phục như thế. Trái lại Ông muốn con người được đối xử nhân đạo công bằng. Ông muốn chọn cung cách vừa công bằng chính trực vừa có lòng thương xót. Ông muốn viết cho Maria lá thư từ gĩa chia tay khỏi bị ràng buộc lời hứa với nhau nữa. Như thế vừa hợp với luật lệ, vừa công bằng với lới hứa hôn.
Ngay trong lúc con người còn đang hoang mang suy nghĩ do dự, thì Thiên Thần Chúa hiện đến với Giuse trong giấc ngủ và nói lời can thiệp vào: Giuse được cắt nghĩ cho hiểu, thai nhi trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa do quyền phép Chúa Thánh Thần tác động vào. Con trẻ sinh ra là đấng Cứu Thế cho toàn nhân loại.
Thiên Thần Chúa yêu cầu Giuse nhận Maria làm vợ người bạn đường, để cho con trẻ theo luật lệ Do Thái là con con trai hợp pháp của Giuse. Đây là chương trình đầy bí ẩn mầu nhiệm của Thiên Chúa, mà Thiên Thần đã cho Giuse biết.
Con trẻ Giesu là lời đoan hứa về Đấng Cứu Thế được hoàn thành:“ : Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là „Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.“ ( Mt 1,23).
Thánh sử Mattheo đã viết bài tường thuật lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu với nghệ thuật khéo léo, Ông liên kết sự khởi đầu và sự kết thúc lại với nhau. Điều gì khởi sự lúc sinh ra, sẽ được chứng thực trong bài diễn từ của Chúa Giêsu phục sinh lúc từ gĩa các môn đện để trở về trời:
„Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. (Mt 28, 20).
Mùa lễ mừng Chúa giáng sinh 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long