Phỏng vấn LM Trần Công Nghị về kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2004

Kim Thúy: Kính thưa qúi vị, trong những tháng này qua không ít thì nhiều chúng ta được nghe rất nhiều về cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Nhân đây Kim thúy xin phỏng vấn Cha Trần Công Nghị về một vài đặc điểm của kỳ bầu cử lần này. Trước hết con xin chào Cha.

-- Mời nghe nghe phát thanh cuộc phỏng vấn này


LM Trần Công Nghị: Chào Kim Thúy và xin kính chào qúi vị thính giả

Kim Thúy: Thưa Cha, cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ vừa kết thúc, Cha nhận định thế nào về thành quả này?

LM Nghị: Nếu chúng ta theo dõi cuộc bầu cử TT năm nay chúng ta thấy, một đàng nó rất tốn kém, đàng khác cuộc bầu cử lần này cũng khơi động ý thức trách nhiệm và sự hăng say của quần chúng, ngay cả nhiều người trẻ rất tích cực tham gia làm thiện nguyện viên cho các ứng cử viên, hơn thế đây còn là cuộc bàu cử gây nên nhiều chấn động về tôn giáo, luân lý và những vấn đề nhân sinh của người Hoa Kỳ. Tuy dù TT Bush tái đắc cử, nhưng hình như sự phần hóa tại Hoa Kỳ trở nên trầm trọng hơn vì có những lập trường về luân lý hầu như khó mà hòa giải được giữa hai lập trường quá khích về chiến tranh, tôn giáo và gia đình.

Kim Thúy: Trong mùa bầu cử năm nay, nhiều người bàn luận về những vấn đề trọng yếu như: chiến tranh, kinh tế, luân lý hôn nhân, và các giá trị tôn giáo. Vậy những yếu tố này ảnh hưởng ra sao, thưa Cha?

LM Nghị: Vâng, nếu xét về kết quả bầu cử, thì ta thấy vấn dề tôn giáo nói cách chung/ và chính xác hơn đó là một số những vấn đề mà tôn giáo chú trọng tới/ và chúng đã ảnh hường có tính cách quyết định trong cuộc bầu cử vừa qua. Chúng ta thấy đa số dân Hoa Kỳ không đồng ý với TT Bush về đường lối chiến tranh, về tính cách tham gia quốc tế vào cuộc chiến, thế nhưng, tựu trung họ vẫn bỏ phiếu cho ông thắng cử, chỉ vì lập trường rõ ràng của ông ta về các vấn đề liên quan tới tôn giáo: như không công nhận hôn nhân đồng tính, không cho phép dùng tế bào gốc nghiên cứu, không đồng ý cho phá thai, đó là những điều mà đa số các tôn giáo tại Hoa Kỳ đều đồng lập trường với TT Bush. Trái lại nghị sĩ John Kerry, được giới trẻ ủng hộ, nhưng vì những vần đề nêu trên mà các thành phần khác không bỏ phiếu cho ông ta.

Kim Thúy: Những thư mục vụ của Hồi Đồng Giám Mục hoa kỳ nhắc nhở tín hữu về những giá trị đạo đức, vậy chúng có ảnh hưởng gì trên lá phiếu của dân chúng Hoa Kỳ không?

LM Nghị: Trước những ngày bầu phiếu, hầu hết các giám mục Hoa kỳ đều nhận định rằng, việc chọn lựa bầu ai là quyền của cá nhân, nhưng kêu gọi tiếng lương tâm của người tín hữu khi bỏ phiếu và các ngài tuy dù không ủng hộ nêu đích danh ứng cử viên nào, nhưng các ngài nói lên những nguyên tắc và lập trường luân lý và xã hội của Công giáo, những điều này chắc chắn có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử một cách gián tiếp.

Kim Thúy: Sau cuộc bầu cử, Hoa Kỳ hình như đang phân hóa, chia làn ranh ý thức hệ rỏ rệt, vậy tương lai của Hoa kỳ Cha nghĩ sẽ rao sao?

LM Nghị: Đúng như lời nhận định của nghị sĩ John Kerry khi gọi cho TT Bush đề chúc mừng thắng củ của TT Bush thắng cử, thì ông John Kerry đã nói như sau: “Chúng tôi đã nói về nguy cơ của chia rẽ trong quốc gia và nhu cầu khẩn thiết là hiệp nhất, tìm mẫu số chung và ngồi lại với nhau. Hôm nay, tôi hy vọng chúng ta có thể bắt đầu tiến trình chữa lành”. Với quá trình dân chủ của Hoa Kỳ và vì quyền lợi chung, người Mỹ cũng sẽ bắt tay lại với nhau được. Riêng TT Bush, cũng nói: Nhiệm kỳ mới là cơ hội mới để giang tay ra tới toàn thể quốc gia. Khi chúng ta đến và làm việc với nhau, thì không có giới hạn nào cho sự vĩ đâi của Hoa Kỳ cả. TT Bush nói thêm với đồng bảo Hoa Kỳ là: tôi cần sự ủng hộ của toàn thể các bạn, và tôi sẽ làm tất cả những gì để xứng đáng lòng tín cẩn của các bạn”.

Kim Thúy: Để tóm kết cuộc nói truyện vắn tắt hôm nay, Cha có nhận định nào khác nữa không, thưa Cha?

LM Nghị: Tôi nghĩ rằng, Hoa Kỳ tuy là một quốc gia hiện đại tân tiến, có nhiều vấn đề, nhưng tự trong lòng, Hoa kỳ là một quốc gia có những giá trị sâu thẳm như, tự do, dân chủ, kính trọng và biết làm việc với lẫn nhau, Người Mỹ có những giá trị coi trọng về gia đình và đức tin của họ”.

Cuộc bầu cử vừa qua phải nói, đã gây nên nhiều sóng gío và tình cảm nhiệt tình của dân chúng, chưa bao giờ người Hoa Kỳ bối rối và phân vân đặt những câu hỏi về lập trường tôn giáo và giá trị luân lý của ừng cử viên như trong mùa bầu cử này. Tuy nhiên nước Mỹ có đủ năng lực đề hóa giải trong những ngày kế tiếp.

Một điểm đặc biệt khác, tôi thấy, không phải hễ là người Công giáo thì bỏ phiếu cho ừng cử viên công giáo, cũng không phài là Tin lành thì bỏ phiếu cho ứng cử viên Tin lành. Nhiều người CG tin việc phá thai là trọng tội vì lấy đi sinh mạng con người nên đã bất đồng với ông Kerry là người Công giáo, và bỏ phiếu cho TT Bush là người Baptist. Nghiên cứu xã hội trước khi ngày bầu phiếu cho thấy, 73% người Tin Lành evangelical và 50% người CG HK ủng hộ TT Bush, đang khi đó 55% những người nói vấn đề tín ngưỡng không quan trọng ủng hộ ông Kerry.

Đàng khác, chúng ta cũng nhận thấy rằng, người Hoa Kỳ tuy dù họ muốn phân biệt rõ ràng làn ranh giữa tôn giáo và quốc gia, nhưng chính họ lại cũng mong ước các viên chức chính quyền của họ phải là những nhà lãnh đạo đạo dức, đi đúng với truyền thống luân lý đạo giáo, nếu các vị này không là người được gọi là sùng đạo hay đạo đức thì ít nữa họ không chống giáo hội. Truyền thống đạo giáo Hoa Kỳ, trên dòng sinh mệnh chung có nguồn gốc từ Do thái và Thiên Chúa giáo, nên những giá trị căn bản vẫn theo đường chính đó.

Trong một bài phỏng vần trên đài phát thanh gần đây, TT Bush cho biết, rốt cuộc thì chính Thiên Chúa hướng dẫn cuộc đời ông, ông tin rằng bổn phận của mình là chấp nhận tiếng gọi của Thiên Chúa và thực hành đúng theo”. TT Bush cũng nhận thêm rằng: Bạn không thể tách biệt đức tin khỏi đời sống của bạn được. Tôi làm những quyết định mà tôi nghĩ tốt nhất cho quốc gia, nhưng đức tin của tôi rất quan trọng đối với tôi. Có người hỏi khi nào thì tôi cầu nguyện, Tôi trả lời họ rằng tôi cầu nguyên luôn mãi. Tôi không nghĩ bạn phài vào nhà nguyện đề cầu nguyện, nhưng như tôi ngay tại tòa Bạch Ốc tôi vẫn cầu nguyên được”.

Kim Thúy: Xin thay mặt qúi vị thính giả, con xin cám ơn Cha đã dành những giây phút qúi hóa để chia sẻ với chúng con về những ưu tư và một số những vấn đề mà hiện nay sống tại Hoa Kỳ chúng con đang phải đối diện. Xin hẹn gặp lại cha trong tuần tới.