GENOVA. Trong cuộc gặp gỡ giới công nhân tại Genova, tây bắc Italia, sáng ngày 27-5-2017, ĐTC phác họa hình ảnh lý tưởng của người chủ xí nghiệp, quan tâm tới các công nhân và hết sức tránh việc sa thải.
ĐTC đã dành trọn ngày thứ bẩy 27-5, từ sáng đến chiều để viếng thăm giáo phận Genova, ở miền tây bắc Italia, cách Roma 400 cây số đường chim bay, và gần 490 cây số nếu đi đường bộ.
Genova là một thành phố cảng có hơn 580 ngàn dân và nếu tính cả vùng phụ cận thì dân số lên tới một triệu rưỡi. Đây là cảng lớn nhất của Italia và đứng thứ hai ở vùng Địa Trung Hải. Về mặt tôn giáo Tổng giáo phận Genova có hơn 670 ngàn tín hữu Công Giáo do ĐHY Angelo Bagnasco coi sóc. Ngài vừa mãn nhiệm 10 năm làm Chủ tịch HĐGM Italia nhưng vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Liên HĐGM Âu Châu trong 4 năm nữa.
Chương trình viếng thăm của ĐTC tại đây khá dầy đặc. Ngài từ Roma đến phi trường Cristoforo Colombo của Genova lúc 8 giờ 15 phút sáng, rồi gặp 3.500 công nhân tại hãng luyện thép Ilva di Cornigliano, đại diện cho giới lao động. Tiếp đến ĐTC đến nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo để gặp 1.800 đại diện của hàng giáo sĩ vào lúc 10 giờ, trước khi đến Đền Thánh Đức Mẹ canh giữ ở trên núi cao 1 ngàn mét để gặp 2.600 bạn trẻ, rồi dùng bữa trưa với 135 người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn và tù nhân cùng với những người cùng đi. Sau bữa ăn trưa, vào lúc 3 giờ 45, ĐTC viếng thăm bệnh viện nhi đồng Gaslini, và sau cùng là thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi, trước khi rời Genova lúc 7 giờ rưỡi để trở về Roma.
Gặp các công nhân
Khi đến phi trường thành phố Genova, lúc 8 giờ 15, ĐTC đã được ĐHY Bagnasco, TGM sở tại, cùng với Ông thị trưởng Marco Doria và các quan chức khác tiếp đón và hướng dẫn tới hãng luyện thép Ilva nơi có 3.500 công nhân viên thuộc nhiều công xưởng ở miền Liguria đang chờ đợi ngài.
Nói chung ở đây cũng như nhiều nơi khác ở Italia có vấn đề người trẻ thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu tích cực, ví dụ hãng Ansaldo Energia chế tạo các máy móc cung cấp điện lực sản xuất tốt, công xưởng đóng tàu cũng hoạt động tốt đẹp, còn hãng luyện thép Ilva, có chi nhánh ở Taranto nam Italia, đã trải qua những năm rất khó khăn và dĩ nhiên có ảnh hưởng đến toàn bộ hãng ở các nơi.
Trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Bagnasco nhận xét rằng ”Tình trạng công ăn việc làm tiếp tục ở mức độ nghiêm trọng: nhiều người trẻ tiếp tục bị cản ngăn không thực hiện được một dự án trong cuộc sống của họ vì không tìm được việc làm, và cả những người lớn có gia đình cũng bị đe dọa”.
ĐHY cũng nói đến sự dấn thân của Giáo Hội địa phương trong việc quan tâm, mục vụ và hỗ trợ giúp công nhân. Giáo Hội luôn nỗ lực bênh vực việc bảo tồn các hoạt động của hải cảng, công nghệ và các xí nghiệp các loại. Sự gần gũi ấy cũng được thể hiện qua công việc của các vị tuyên úy công nhân: ngoài các công tác mục vụ, các vị còn hiện diện tại các nơi làm việc đã được chỉ định, các vị được các công nhân đón nhận trong sự tin tưởng và thân tình vì biết rằng các vị tuyên úy ấy chỉ muốn thiện ích cho tất cả mọi người”.
Về phần ĐTC, ngay trong những lời đầu tiên, ngài cảm động nói với giới công nhân rằng: ”Đây là lần đầu tiên tôi đến Genova, rất gần hải cảng làm cho tôi nhớ đến nơi mà ba tôi đã khởi hành [để di cư sang Argentina].. điều này làm cho tôi rất xúc động. Cám ơn sự tiếp đón của anh chị em.”
Trả lời các câu hỏi
Trong cuộc đối thoại tiếp đó với các công nhân, ĐTC đã lần lượt trả lời những câu hỏi do 4 đại diện các giới nêu lên, bắt đầu là một chủ xí nghiệp, Ông Ferdinando Garré, thuộc phân bộ sửa chữa tàu, tiếp đến là bà Micaela, một đại diện công đoàn, thứ ba là ông Sergio một công nhân đang theo tiến trình huấn luyện do các vị tuyên úy cổ võ, và sau cùng và bà Vittoria, một người thất nghiệp.
ĐTC đã nói đến những đức tính và cách cư xử của những chủ xí nghiệp tốt. Ngài nói: ”Các chủ xí nghiệp lương thiện là những người gần gũi các công nhân, biết rõ những điều kiện làm việc của họ như trong một gia đình, tôn trọng phẩm giá của các công nhân. Chúng ta đừng quên rằng chủ xí nghiệp trước tiên là một công nhân. Nếu không có kinh nghiệm về phẩm giá của lao công, thì sẽ không phải là doanh nhân tốt..
ĐTC khẳng định rằng: ”Chủ xí nghiệp phải hết sức tránh biện pháp sa thải các công nhân viên... Các chủ xí nghiệp liêm chính và các công nhân hãy quan tâm cảnh giác đối với những người đầu tư, và tránh trở thành những người chỉ quan tâm kiếm lợi, lợi dụng các công nhân viên và hãng xưởng để làm giàu.. Không có nền kinh tế tốt, nếu không có những chủ xí nghiệp tốt, có trách nhiệm đối với con người và môi trường.. Ai chỉ nghĩ đến việc giải quyết các vấn đề của xí nghiệp bằng cách sa thải công nhân viên, thì không phải là chủ xí nghiệp tốt. Ngày hôm nay họ bán phẩm giá các công nhân viên của mình và ngày mai đến lượt chính phẩm giá của họ. Mỗi chủ xí nghiệp đau khổ khi phải sa thải và từ sự đau khổ này thường nảy sinh những ý tưởng tốt để giới hạn việc sa thải”.
- Ngài cũng nhận xét rằng một căn bệnh của kinh tế là dần dần biến các chủ xí nghiệp, các doanh nhân thành những người đầu cơ. Người đầu cơ giống như người chăn thuê mà Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm, đối nghịch với người Mục Tử nhân lành. Người đầu cơ không yêu hãng xưởng của mình, không yêu mến công nhân, nhưng coi hãng xưởng và công nhân như phương thế để kiếm lợi. Họ sa thải, đóng cửa, di chuyển hãng đi nơi khác và không coi đó là vấn đề, vì người đầu cơ lợi dụng, ăn người và các phương thế cho mục tiêu của mình”.
ĐTC xác tín rằng ”Đối tượng cần đạt tới không phải là lợi tức cho tất cả mọi người, nhưng là công ăn việc làm cho mọi người. Người ta về hưu ở tuổi thích hợp, không phải chỉ cho họ một ngân phiếu của nhà nước, cho công nhân có phương tiện sinh sống, nhưng không mang lại cho họ phẩm giá.. một ngân phiếu nhà nước hàng tháng giúp bạn nuôi sống gia đình, nhưng không giải quyết vấn đề.. không có việc làm, người ta có thể sống còn, nhưng nếu không có công ăn việc làm thì không có phẩm giá. Sự chọn lựa ở đây là giữa sự sống con và sống, và cần phải có công việc cho tất cả”.
Những câu trả lời của ĐTC bị ngắt quãng 12 lần những tràng pháo vỗ tay hưởng ứng của các công nhân.
Giã từ các công nhân viên tại hãng luyện thép Ilva sau hơn 1 tiếng gặp gỡ, ĐTC đã tiến về nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo của tổng giáo phận Genova.
ĐTC đã dành trọn ngày thứ bẩy 27-5, từ sáng đến chiều để viếng thăm giáo phận Genova, ở miền tây bắc Italia, cách Roma 400 cây số đường chim bay, và gần 490 cây số nếu đi đường bộ.
Genova là một thành phố cảng có hơn 580 ngàn dân và nếu tính cả vùng phụ cận thì dân số lên tới một triệu rưỡi. Đây là cảng lớn nhất của Italia và đứng thứ hai ở vùng Địa Trung Hải. Về mặt tôn giáo Tổng giáo phận Genova có hơn 670 ngàn tín hữu Công Giáo do ĐHY Angelo Bagnasco coi sóc. Ngài vừa mãn nhiệm 10 năm làm Chủ tịch HĐGM Italia nhưng vẫn tiếp tục làm Chủ tịch Liên HĐGM Âu Châu trong 4 năm nữa.
Chương trình viếng thăm của ĐTC tại đây khá dầy đặc. Ngài từ Roma đến phi trường Cristoforo Colombo của Genova lúc 8 giờ 15 phút sáng, rồi gặp 3.500 công nhân tại hãng luyện thép Ilva di Cornigliano, đại diện cho giới lao động. Tiếp đến ĐTC đến nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo để gặp 1.800 đại diện của hàng giáo sĩ vào lúc 10 giờ, trước khi đến Đền Thánh Đức Mẹ canh giữ ở trên núi cao 1 ngàn mét để gặp 2.600 bạn trẻ, rồi dùng bữa trưa với 135 người nghèo, người vô gia cư, người tị nạn và tù nhân cùng với những người cùng đi. Sau bữa ăn trưa, vào lúc 3 giờ 45, ĐTC viếng thăm bệnh viện nhi đồng Gaslini, và sau cùng là thánh lễ lúc 5 giờ rưỡi, trước khi rời Genova lúc 7 giờ rưỡi để trở về Roma.
Gặp các công nhân
Khi đến phi trường thành phố Genova, lúc 8 giờ 15, ĐTC đã được ĐHY Bagnasco, TGM sở tại, cùng với Ông thị trưởng Marco Doria và các quan chức khác tiếp đón và hướng dẫn tới hãng luyện thép Ilva nơi có 3.500 công nhân viên thuộc nhiều công xưởng ở miền Liguria đang chờ đợi ngài.
Nói chung ở đây cũng như nhiều nơi khác ở Italia có vấn đề người trẻ thất nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu tích cực, ví dụ hãng Ansaldo Energia chế tạo các máy móc cung cấp điện lực sản xuất tốt, công xưởng đóng tàu cũng hoạt động tốt đẹp, còn hãng luyện thép Ilva, có chi nhánh ở Taranto nam Italia, đã trải qua những năm rất khó khăn và dĩ nhiên có ảnh hưởng đến toàn bộ hãng ở các nơi.
Trong lời chào mừng ĐTC, ĐHY Bagnasco nhận xét rằng ”Tình trạng công ăn việc làm tiếp tục ở mức độ nghiêm trọng: nhiều người trẻ tiếp tục bị cản ngăn không thực hiện được một dự án trong cuộc sống của họ vì không tìm được việc làm, và cả những người lớn có gia đình cũng bị đe dọa”.
ĐHY cũng nói đến sự dấn thân của Giáo Hội địa phương trong việc quan tâm, mục vụ và hỗ trợ giúp công nhân. Giáo Hội luôn nỗ lực bênh vực việc bảo tồn các hoạt động của hải cảng, công nghệ và các xí nghiệp các loại. Sự gần gũi ấy cũng được thể hiện qua công việc của các vị tuyên úy công nhân: ngoài các công tác mục vụ, các vị còn hiện diện tại các nơi làm việc đã được chỉ định, các vị được các công nhân đón nhận trong sự tin tưởng và thân tình vì biết rằng các vị tuyên úy ấy chỉ muốn thiện ích cho tất cả mọi người”.
Về phần ĐTC, ngay trong những lời đầu tiên, ngài cảm động nói với giới công nhân rằng: ”Đây là lần đầu tiên tôi đến Genova, rất gần hải cảng làm cho tôi nhớ đến nơi mà ba tôi đã khởi hành [để di cư sang Argentina].. điều này làm cho tôi rất xúc động. Cám ơn sự tiếp đón của anh chị em.”
Trả lời các câu hỏi
Trong cuộc đối thoại tiếp đó với các công nhân, ĐTC đã lần lượt trả lời những câu hỏi do 4 đại diện các giới nêu lên, bắt đầu là một chủ xí nghiệp, Ông Ferdinando Garré, thuộc phân bộ sửa chữa tàu, tiếp đến là bà Micaela, một đại diện công đoàn, thứ ba là ông Sergio một công nhân đang theo tiến trình huấn luyện do các vị tuyên úy cổ võ, và sau cùng và bà Vittoria, một người thất nghiệp.
ĐTC đã nói đến những đức tính và cách cư xử của những chủ xí nghiệp tốt. Ngài nói: ”Các chủ xí nghiệp lương thiện là những người gần gũi các công nhân, biết rõ những điều kiện làm việc của họ như trong một gia đình, tôn trọng phẩm giá của các công nhân. Chúng ta đừng quên rằng chủ xí nghiệp trước tiên là một công nhân. Nếu không có kinh nghiệm về phẩm giá của lao công, thì sẽ không phải là doanh nhân tốt..
ĐTC khẳng định rằng: ”Chủ xí nghiệp phải hết sức tránh biện pháp sa thải các công nhân viên... Các chủ xí nghiệp liêm chính và các công nhân hãy quan tâm cảnh giác đối với những người đầu tư, và tránh trở thành những người chỉ quan tâm kiếm lợi, lợi dụng các công nhân viên và hãng xưởng để làm giàu.. Không có nền kinh tế tốt, nếu không có những chủ xí nghiệp tốt, có trách nhiệm đối với con người và môi trường.. Ai chỉ nghĩ đến việc giải quyết các vấn đề của xí nghiệp bằng cách sa thải công nhân viên, thì không phải là chủ xí nghiệp tốt. Ngày hôm nay họ bán phẩm giá các công nhân viên của mình và ngày mai đến lượt chính phẩm giá của họ. Mỗi chủ xí nghiệp đau khổ khi phải sa thải và từ sự đau khổ này thường nảy sinh những ý tưởng tốt để giới hạn việc sa thải”.
- Ngài cũng nhận xét rằng một căn bệnh của kinh tế là dần dần biến các chủ xí nghiệp, các doanh nhân thành những người đầu cơ. Người đầu cơ giống như người chăn thuê mà Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm, đối nghịch với người Mục Tử nhân lành. Người đầu cơ không yêu hãng xưởng của mình, không yêu mến công nhân, nhưng coi hãng xưởng và công nhân như phương thế để kiếm lợi. Họ sa thải, đóng cửa, di chuyển hãng đi nơi khác và không coi đó là vấn đề, vì người đầu cơ lợi dụng, ăn người và các phương thế cho mục tiêu của mình”.
ĐTC xác tín rằng ”Đối tượng cần đạt tới không phải là lợi tức cho tất cả mọi người, nhưng là công ăn việc làm cho mọi người. Người ta về hưu ở tuổi thích hợp, không phải chỉ cho họ một ngân phiếu của nhà nước, cho công nhân có phương tiện sinh sống, nhưng không mang lại cho họ phẩm giá.. một ngân phiếu nhà nước hàng tháng giúp bạn nuôi sống gia đình, nhưng không giải quyết vấn đề.. không có việc làm, người ta có thể sống còn, nhưng nếu không có công ăn việc làm thì không có phẩm giá. Sự chọn lựa ở đây là giữa sự sống con và sống, và cần phải có công việc cho tất cả”.
Những câu trả lời của ĐTC bị ngắt quãng 12 lần những tràng pháo vỗ tay hưởng ứng của các công nhân.
Giã từ các công nhân viên tại hãng luyện thép Ilva sau hơn 1 tiếng gặp gỡ, ĐTC đã tiến về nhà thờ chính tòa thánh Lorenzo của tổng giáo phận Genova.