Chúa Nhật 28 Thường Niên
"Sao Bạn Không Vận Y Phục Tiệc Cưới?"
Mt 22, 1-14
Thưa quí vị,
Ông Frank Prial, một nhà phê bình rượu rất nổi tiếng của tờ New York thời báo đã có lần nhận xét rằng: khi được hỏi về một loại rượu ngon nào đó mà người ta đã được uống, thì bao giờ họ cũng trả lời đã được uống với ai, uống thế nào, ở đâu? Suy nghĩ cho kỹ thì đúng như vậy. Những biến cố lớn, các bữa ăn ngon, các loại rượu hảo hạng là để cùng chia sẻ với nhau, không hưởng một mình. Chia sẻ như vậy niềm vui sẽ tăng lên bội phần. Một nhân vật quan trọng rất mê bóng đá. Mỗi khi có trận đấu nào hay, đều gọi điện thoại đến các nhà xứ lân cận đề nghị mở ti vi coi! Hay lần khác tôi đang dạo bước suy ngẫm ngoài bãi biển, bỗng trông thấy một đàn cá mập, hàng trăm con đang vùng vẫy giữa các ngọn sóng cao, bất giác tôi nhìn chung quanh tìm xem có ai đó để chỉ cho họ cùng xem, mặc dầu biết chắc bãi biển rất vắng, chẳng có ai khác, ngoài một mình tôi.
Như vật thật dễ hiểu khi tiên tri Isaia mô tả sự viên mãn của thời gian mà dân Israel trông đợi như một bữa tiệc thịnh soạn : "Ngày ấy Thiên Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân trên núi này một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon." Có lẽ là trên ngọn núi Sion nơi xây thành thánh Giêrusalem. Hình ảnh ngọn núi cao gợi lên nhiều nét đẹp đẽ. Đẹp hơn cả những thứ lòng chúng ta mong đợi. Trước hết, nó cho chúng ta thoát khỏi cảnh tù túng hạn chế nơi mặt đất bằng, những náo động của đời sống thường nhật. Chúng ta được tự do vui hưởng thái bình an lạc của bữa tiệc đặc biệt này. Thực tế, ngôn sứ Isaia mô tả thời kỳ kết thúc những khổ đau của dân tộc Do thái, và bắt đầu kỷ nguyên mới như Thiên Chúa đã hứa (câu 9-10). Thời kỳ cánh chung. Lời hứa thật đầy an ủi và hy vọng: "Trên núi này, người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang bao trùm muôn dân và chiếc khăn liệm phủ trên mọi nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, sẽ lau khô nước mắt trên mọi khuôn mặt, sẽ xóa sạch ô nhục của dân Ngài" . Đúng là lời khích lệ mà cho đến ngày nay, toàn thế giới đang thèm khát mong đợi! Một bữa tiệc liên kết mọi quốc gia, dân tộc. Xóa bỏ mọi hận thù, ghen ghét. Một bữa tiệc đại đồng triệt tiêu chiến tranh, chia rẽ và tàn phá lẫn nhau! No more war (không chiến tranh nữa) như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ lục đề nghị tại hội đồng liên hiệp quốc năm 1964.
Lời hứa của vị ngôn sứ là về tương lai "Ngày ấy... " như còn hiện tại? Có phải vị tiên tri đơn giản cho chúng ta ăn bánh vẽ? ( Pie in the sky). Viễn tượng của Ngài xem ra mâu thuẫn với những chi đang diễn ra trước mắt mọi người: chém giết, loại trừ nhau... Ngài hứa một chiến thắng hoàn toàn, một bình an vĩnh viễn, nhưng hiện tại chỉ thấy xáo trộn, tàn phá và đau thương? Đối với những ai không tin, thì đúng là như thế. Nhưng không đúng đối với những người đầy lòng tin kính. Bởi lẽ những lời hứa đó phát xuất từ Đấng Tối Cao, chân thật vô biên, không thể nào là hão huyền được. Như mặt trời đều mọc mỗi buổi sáng, thì lời hứa từ Thiên Chúa sẽ có ngày được thực hiện. Bản tính của Thiên Chúa thế nào, thì lời Ngài phán cũng vậy: toàn năng và hằng hữu, không sai lầm, không lừa gạt ai ! Cho nên, hiện tại chúng ta tìm công lý giữa những bách hại và áp bức, ủi an giữa những sầu khổ, đau thương, hòa bình giữa chiến tranh, xung đột. Sớm muộn, tình thế, sự vật sẽ đổi thay. Đó là hy vọng của những người công chính mà lời tiên báo của ngôn sứ Isaia bảo đảm. Giữa những vật lộn chống lại sự dữ, dù to hay nhỏ, làm nguy hại chúng ta hay hàng xóm láng giềng, cái nhìn của vị tiên tri luôn nuôi dưỡng một hy vọng cuối cùng, một sự tiến bộ cho luân lý và lẽ phải. Trước mắt thì sự dữ luôn lấn át điều lành ở mọi cấp độ trong đời sống nhân loại: phá thai, ly dị, xì ke, ma túy, trộm cắp, áp bức, bóc lột... Nhưng rồi theo lời hứa của ngôn sứ, Chúa Thượng sẽ lau khô mọi dòng lệ trên khuôn mặt từng người và trên toàn cõi đất ngài sẽ xóa sạch ô nhục.
Tuy nhiên, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa thực hiện điều này. Công lý và hòa bình không phải tự nhiên mà có được. Muốn có rượu ngon, thịt béo, người ta phải lao động. Cho nên, than vãn xuông là vô ích và vô lý. Xin hãy xắn cánh tay họat động cho sự thật và lẽ phải, cùng nhau kiến tạo hòa bình, thì hòa bình mới có cơ may ló rạng. Phục vụ người nghèo khổ, không có cơm ăn áo mặc, không có tiếng nói giữa ồn ào của văn minh vật chất, giúp đỡ các bệnh nhân cô đơn, sắp qua đời, nâng dậy những gia đình tan vỡ, những trái tim thất vọng là nhiệm vụ thường xuyên của các tôi tớ Thiên Chúa. Chúng ta chẳng thể ban hòa bình, rượu ngon, thịt béo. Đó là ơn của Đức Chúa Trời thay lòng đổi dạ con người, nhưng chúng ta có nhiệm vụ dọn bàn tiệc, tức chuẩn bị cho những ơn đó xẩy đến. Làm thế nào mọi dân, mọi nước tụ họp về ngọn núi Thiên Chúa? Thánh lễ hôm nay là câu trả lời. Nó là dấu hiệu báo trước những gì sẽ được thực hiện trong triều đại Thiên Chúa. Trong khoảnh khắc chúng ta cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trên núi thánh của Ngài và hưởng "lộc dư đầy" do sự sống, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô mang đến. Nhưng viễn tượng cánh chung của tiên tri Isaia bảo đảm bữa tiệc này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Thánh Matthêu khi ghi lại dụ ngôn Chúa nhật hôm nay, chắc hẳn trong tâm trí ngài vang vọng lời hứa của vị ngôn sứ thuở xưa "Ngày đó, ngày đó ...". Đây là dụ ngôn thứ ba ngài viết để chống lại thế lực đen tối của đền thờ, những người tự xưng là lãnh đạo dân Thiên Chúa, nhưng đã thoái hóa bởi tham lam quyền bính, danh vọng và tiền tài. Dụ ngôn này có những ám chỉ rất rõ ràng: Nước Thiên Chúa sẽ bị lấy đi và ban cho những dân tộc khác biết làm cho nó sinh hoa lợi. Nó là bài học sâu sắc cho chúng ta, cho Giáo hội ở hết mọi cấp bậc. Nó luôn luôn cảnh giác chúng ta phải đáp trả ơn Thiên Chúa ban ra sao !
Biến cố đám cưới hoàng tử hay công chúa không phải là một sự kiện riêng tư, thầm lén. Nó mang tính công cộng cao, hết mọi người đều rõ, ngay cả những thần dân thấp bé nhất trong vương quốc. Danh sách những khách mời đã được lọc lựa kỹ lưỡng, có khi mất cả tháng, thậm chí cả năm. Những người trong danh sách đó phải nhận ra tầm quan trọng của mình trong công việc và bắt buộc phải nhận lời. Vậy mà họ từ chối. Lý do thì quá ư tạp nham, chính yếu là có ý xỉ nhục hoàng gia. Ngược lại, chúng ta thử tưởng tượng sự hồ hởi của khách mời bất đắc dĩ ! Những con người bình thường trên khắp các nẻo đường: công nhân, nông dân, người đi chợ, kẻ làm thuê với những mộng ước thật tầm thường chút tiền công nhật đủ sống một ngày. Bỗng dưng họ được tôi tớ hoàng gia sang trọng mời vào dự tiệc cưới thịnh soạn. Thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của mỗi người. Mọi sinh hoạt thường nhật đều bị đình lại. Kẻ ngu mới không đủ trí khôn để từ chối sự mời mọc của hoàng gia ! Cứ như suy nghĩ và thói lệ loài người, thì một biến cố như vậy không thể có chỗ trong xã hội. Nhưng đây là một chuyện biến ngôn, có âm hưởng mạnh mẽ trong nếp sống luân lý của nhân loại.
Chính Chúa Giêsu đã mang ý nghĩa cho dụ ngôn này. Ngài thật sự đã ngồi ăn uống với những hạng người như thế: tội lỗi, đĩ điếm, thu thuế, trộm cướp ... Bàn tiệc cánh chung đã được bày ra để mời mọc đủ mọi quốc gia, dân tộc, không một hạng người hoặc cá nhân nào bị loại trừ. Bàn tiệc đó thực tế đã được tổ chức tại đồi Calvariô, ơn cứu độ đã sẵn sàng cho toàn thể nhân lọai. Nhưng còn tùy vào sở thích và não trạng của từng cá nhân, có tới dự hay không. Thật là điên rồ nếu chúng ta từ chối. Sự thực thì đúng như dụ ngôn tiên báo!
Nhà vua bước vào quan sát những khách dự tiệc và khám phá ra một người không vận áo cưới. Theo thói tục Do Thái, ở phòng cưới, người ta phát cho các khách tham dự một tấm áo choàng đặc biệt dành riêng cho bữa tiệc. Đây là đám cưới hoàng gia, không thể thiếu nghi thức đó, nhưng có một khách mời đã khước từ vận áo cưới. Vì thế, khi vua hỏi, ông ta thinh lặng. Phải chăng ông ta có ý khinh thường nhà vua? Hay khiêu khích cơn giận của hoàng thượng? Vua đã truyền lệnh: "Trói chân tay nó lại, quẳng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc, nghiến răng". Án phạt thật tàn nhẫn, nhưng xứng hợp cho những ai không làm theo thánh ý Đức Chúa Trời. Mặc dù đã ở trong Hội Thánh, nhưng có những quy định chúng ta phải tuân theo.
Người ta thường so sánh tấm áo cưới với ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa tội, hoặc của bất cứ Bí tích nào như Truyền chức thánh, Hôn phối, Thêm sức ...Chúng ta phải vận nó và giữ mãi cho được tinh tuyền. Chiếc áo cưới đó là dấu chỉ sự trung thành của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nó được thể hiện trong các môi trường sống hằng ngày, trường học, nơi sở làm, chợ búa, siêu thị, nơi làm ăn buôn bán. Đâu đâu cũng đòi hỏi trung thành, lương thiện, tình thương, công lý, bác ái ... Thánh Matthêu thường nhắc đến thi hành thánh ý Chúa và sinh nhiều hoa trái (Mt 21,4) chính là để nhân loại đừng quên tấm áo cưới của mình. "Này ông bạn, làm sao vào đấy mà không vận y phục tiệc cưới?" Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta can đảm thành thật sống ơn gọi tín hữu của mình. Amen.
Thọ Mai chuyển dịch
"Sao Bạn Không Vận Y Phục Tiệc Cưới?"
Mt 22, 1-14
Thưa quí vị,
Ông Frank Prial, một nhà phê bình rượu rất nổi tiếng của tờ New York thời báo đã có lần nhận xét rằng: khi được hỏi về một loại rượu ngon nào đó mà người ta đã được uống, thì bao giờ họ cũng trả lời đã được uống với ai, uống thế nào, ở đâu? Suy nghĩ cho kỹ thì đúng như vậy. Những biến cố lớn, các bữa ăn ngon, các loại rượu hảo hạng là để cùng chia sẻ với nhau, không hưởng một mình. Chia sẻ như vậy niềm vui sẽ tăng lên bội phần. Một nhân vật quan trọng rất mê bóng đá. Mỗi khi có trận đấu nào hay, đều gọi điện thoại đến các nhà xứ lân cận đề nghị mở ti vi coi! Hay lần khác tôi đang dạo bước suy ngẫm ngoài bãi biển, bỗng trông thấy một đàn cá mập, hàng trăm con đang vùng vẫy giữa các ngọn sóng cao, bất giác tôi nhìn chung quanh tìm xem có ai đó để chỉ cho họ cùng xem, mặc dầu biết chắc bãi biển rất vắng, chẳng có ai khác, ngoài một mình tôi.
Như vật thật dễ hiểu khi tiên tri Isaia mô tả sự viên mãn của thời gian mà dân Israel trông đợi như một bữa tiệc thịnh soạn : "Ngày ấy Thiên Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân trên núi này một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon." Có lẽ là trên ngọn núi Sion nơi xây thành thánh Giêrusalem. Hình ảnh ngọn núi cao gợi lên nhiều nét đẹp đẽ. Đẹp hơn cả những thứ lòng chúng ta mong đợi. Trước hết, nó cho chúng ta thoát khỏi cảnh tù túng hạn chế nơi mặt đất bằng, những náo động của đời sống thường nhật. Chúng ta được tự do vui hưởng thái bình an lạc của bữa tiệc đặc biệt này. Thực tế, ngôn sứ Isaia mô tả thời kỳ kết thúc những khổ đau của dân tộc Do thái, và bắt đầu kỷ nguyên mới như Thiên Chúa đã hứa (câu 9-10). Thời kỳ cánh chung. Lời hứa thật đầy an ủi và hy vọng: "Trên núi này, người sẽ xé bỏ chiếc khăn tang bao trùm muôn dân và chiếc khăn liệm phủ trên mọi nước. Người sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, sẽ lau khô nước mắt trên mọi khuôn mặt, sẽ xóa sạch ô nhục của dân Ngài" . Đúng là lời khích lệ mà cho đến ngày nay, toàn thế giới đang thèm khát mong đợi! Một bữa tiệc liên kết mọi quốc gia, dân tộc. Xóa bỏ mọi hận thù, ghen ghét. Một bữa tiệc đại đồng triệt tiêu chiến tranh, chia rẽ và tàn phá lẫn nhau! No more war (không chiến tranh nữa) như lời Đức Giáo Hoàng Phaolô đệ lục đề nghị tại hội đồng liên hiệp quốc năm 1964.
Lời hứa của vị ngôn sứ là về tương lai "Ngày ấy... " như còn hiện tại? Có phải vị tiên tri đơn giản cho chúng ta ăn bánh vẽ? ( Pie in the sky). Viễn tượng của Ngài xem ra mâu thuẫn với những chi đang diễn ra trước mắt mọi người: chém giết, loại trừ nhau... Ngài hứa một chiến thắng hoàn toàn, một bình an vĩnh viễn, nhưng hiện tại chỉ thấy xáo trộn, tàn phá và đau thương? Đối với những ai không tin, thì đúng là như thế. Nhưng không đúng đối với những người đầy lòng tin kính. Bởi lẽ những lời hứa đó phát xuất từ Đấng Tối Cao, chân thật vô biên, không thể nào là hão huyền được. Như mặt trời đều mọc mỗi buổi sáng, thì lời hứa từ Thiên Chúa sẽ có ngày được thực hiện. Bản tính của Thiên Chúa thế nào, thì lời Ngài phán cũng vậy: toàn năng và hằng hữu, không sai lầm, không lừa gạt ai ! Cho nên, hiện tại chúng ta tìm công lý giữa những bách hại và áp bức, ủi an giữa những sầu khổ, đau thương, hòa bình giữa chiến tranh, xung đột. Sớm muộn, tình thế, sự vật sẽ đổi thay. Đó là hy vọng của những người công chính mà lời tiên báo của ngôn sứ Isaia bảo đảm. Giữa những vật lộn chống lại sự dữ, dù to hay nhỏ, làm nguy hại chúng ta hay hàng xóm láng giềng, cái nhìn của vị tiên tri luôn nuôi dưỡng một hy vọng cuối cùng, một sự tiến bộ cho luân lý và lẽ phải. Trước mắt thì sự dữ luôn lấn át điều lành ở mọi cấp độ trong đời sống nhân loại: phá thai, ly dị, xì ke, ma túy, trộm cắp, áp bức, bóc lột... Nhưng rồi theo lời hứa của ngôn sứ, Chúa Thượng sẽ lau khô mọi dòng lệ trên khuôn mặt từng người và trên toàn cõi đất ngài sẽ xóa sạch ô nhục.
Tuy nhiên, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa thực hiện điều này. Công lý và hòa bình không phải tự nhiên mà có được. Muốn có rượu ngon, thịt béo, người ta phải lao động. Cho nên, than vãn xuông là vô ích và vô lý. Xin hãy xắn cánh tay họat động cho sự thật và lẽ phải, cùng nhau kiến tạo hòa bình, thì hòa bình mới có cơ may ló rạng. Phục vụ người nghèo khổ, không có cơm ăn áo mặc, không có tiếng nói giữa ồn ào của văn minh vật chất, giúp đỡ các bệnh nhân cô đơn, sắp qua đời, nâng dậy những gia đình tan vỡ, những trái tim thất vọng là nhiệm vụ thường xuyên của các tôi tớ Thiên Chúa. Chúng ta chẳng thể ban hòa bình, rượu ngon, thịt béo. Đó là ơn của Đức Chúa Trời thay lòng đổi dạ con người, nhưng chúng ta có nhiệm vụ dọn bàn tiệc, tức chuẩn bị cho những ơn đó xẩy đến. Làm thế nào mọi dân, mọi nước tụ họp về ngọn núi Thiên Chúa? Thánh lễ hôm nay là câu trả lời. Nó là dấu hiệu báo trước những gì sẽ được thực hiện trong triều đại Thiên Chúa. Trong khoảnh khắc chúng ta cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa trên núi thánh của Ngài và hưởng "lộc dư đầy" do sự sống, sự chết và sự sống lại của Đức Kitô mang đến. Nhưng viễn tượng cánh chung của tiên tri Isaia bảo đảm bữa tiệc này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Thánh Matthêu khi ghi lại dụ ngôn Chúa nhật hôm nay, chắc hẳn trong tâm trí ngài vang vọng lời hứa của vị ngôn sứ thuở xưa "Ngày đó, ngày đó ...". Đây là dụ ngôn thứ ba ngài viết để chống lại thế lực đen tối của đền thờ, những người tự xưng là lãnh đạo dân Thiên Chúa, nhưng đã thoái hóa bởi tham lam quyền bính, danh vọng và tiền tài. Dụ ngôn này có những ám chỉ rất rõ ràng: Nước Thiên Chúa sẽ bị lấy đi và ban cho những dân tộc khác biết làm cho nó sinh hoa lợi. Nó là bài học sâu sắc cho chúng ta, cho Giáo hội ở hết mọi cấp bậc. Nó luôn luôn cảnh giác chúng ta phải đáp trả ơn Thiên Chúa ban ra sao !
Biến cố đám cưới hoàng tử hay công chúa không phải là một sự kiện riêng tư, thầm lén. Nó mang tính công cộng cao, hết mọi người đều rõ, ngay cả những thần dân thấp bé nhất trong vương quốc. Danh sách những khách mời đã được lọc lựa kỹ lưỡng, có khi mất cả tháng, thậm chí cả năm. Những người trong danh sách đó phải nhận ra tầm quan trọng của mình trong công việc và bắt buộc phải nhận lời. Vậy mà họ từ chối. Lý do thì quá ư tạp nham, chính yếu là có ý xỉ nhục hoàng gia. Ngược lại, chúng ta thử tưởng tượng sự hồ hởi của khách mời bất đắc dĩ ! Những con người bình thường trên khắp các nẻo đường: công nhân, nông dân, người đi chợ, kẻ làm thuê với những mộng ước thật tầm thường chút tiền công nhật đủ sống một ngày. Bỗng dưng họ được tôi tớ hoàng gia sang trọng mời vào dự tiệc cưới thịnh soạn. Thật bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của mỗi người. Mọi sinh hoạt thường nhật đều bị đình lại. Kẻ ngu mới không đủ trí khôn để từ chối sự mời mọc của hoàng gia ! Cứ như suy nghĩ và thói lệ loài người, thì một biến cố như vậy không thể có chỗ trong xã hội. Nhưng đây là một chuyện biến ngôn, có âm hưởng mạnh mẽ trong nếp sống luân lý của nhân loại.
Chính Chúa Giêsu đã mang ý nghĩa cho dụ ngôn này. Ngài thật sự đã ngồi ăn uống với những hạng người như thế: tội lỗi, đĩ điếm, thu thuế, trộm cướp ... Bàn tiệc cánh chung đã được bày ra để mời mọc đủ mọi quốc gia, dân tộc, không một hạng người hoặc cá nhân nào bị loại trừ. Bàn tiệc đó thực tế đã được tổ chức tại đồi Calvariô, ơn cứu độ đã sẵn sàng cho toàn thể nhân lọai. Nhưng còn tùy vào sở thích và não trạng của từng cá nhân, có tới dự hay không. Thật là điên rồ nếu chúng ta từ chối. Sự thực thì đúng như dụ ngôn tiên báo!
Nhà vua bước vào quan sát những khách dự tiệc và khám phá ra một người không vận áo cưới. Theo thói tục Do Thái, ở phòng cưới, người ta phát cho các khách tham dự một tấm áo choàng đặc biệt dành riêng cho bữa tiệc. Đây là đám cưới hoàng gia, không thể thiếu nghi thức đó, nhưng có một khách mời đã khước từ vận áo cưới. Vì thế, khi vua hỏi, ông ta thinh lặng. Phải chăng ông ta có ý khinh thường nhà vua? Hay khiêu khích cơn giận của hoàng thượng? Vua đã truyền lệnh: "Trói chân tay nó lại, quẳng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc, nghiến răng". Án phạt thật tàn nhẫn, nhưng xứng hợp cho những ai không làm theo thánh ý Đức Chúa Trời. Mặc dù đã ở trong Hội Thánh, nhưng có những quy định chúng ta phải tuân theo.
Người ta thường so sánh tấm áo cưới với ơn Thánh tẩy của Bí tích Rửa tội, hoặc của bất cứ Bí tích nào như Truyền chức thánh, Hôn phối, Thêm sức ...Chúng ta phải vận nó và giữ mãi cho được tinh tuyền. Chiếc áo cưới đó là dấu chỉ sự trung thành của chúng ta với Đức Chúa Trời. Nó được thể hiện trong các môi trường sống hằng ngày, trường học, nơi sở làm, chợ búa, siêu thị, nơi làm ăn buôn bán. Đâu đâu cũng đòi hỏi trung thành, lương thiện, tình thương, công lý, bác ái ... Thánh Matthêu thường nhắc đến thi hành thánh ý Chúa và sinh nhiều hoa trái (Mt 21,4) chính là để nhân loại đừng quên tấm áo cưới của mình. "Này ông bạn, làm sao vào đấy mà không vận y phục tiệc cưới?" Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta can đảm thành thật sống ơn gọi tín hữu của mình. Amen.
Thọ Mai chuyển dịch