Tin của Catholic News Service ngày 1 tháng Bẩy năm 2017 cho hay: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một đồng sáng lập viên của một hệ thống các “bloggers” đã bị kết tội “tiến hành tuyên truyền chống lại chính phủ cộng sản” theo Điều 88 Bộ Hình
Luật. Cáo buộc của chính phủ cho rằng các đăng tải trên Facebook của bà từ năm 2012 tới năm 2016 “đã chỉ trích và bóp méo các chính sách và lịch sử của Đảng Cộng Sản, và chia rẽ tình liên đới quốc gia”.
Tòa đã kết án bà 10 năm tù. Các nhà tranh đấu nhân quyền cho rằng bản án này quá nặng. Năm nay 37 tuổi, bà Nguyễn Ngọc Như Qùynh, còn có tên là Mẹ Nấm, đã bị Tòa Án Nhân Dân của Tỉnh Khánh Hòa kết án tại Thành Phố NHa Trang ngày 29 tháng Sáu vừa qua.
Tại Geneva ngày 30 tháng Sáu, các chuyên viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng phiên xử không đúng theo tiêu chuẩn quốc tế và rõ ràng nhắm vào việc đe dọa các nhà tranh đấu. Các chuyên viên này nói rằng: “Đây gần như một phiên xử trình diễn, nhằm đe dọa các nhà tranh đấu môi trường khác. Phiên xử không đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bà ấy đã bị tước hết quyền căn bản của bà là được hưởng một diễn trình đúng đắn”.
Họ nói rằng họ sợ chính phủ đang càng ngày càng nhắm vào các “bloggers” và các nhà tổ chức biểu tình ôn hòa để ngăn chặn phong trào đấu tranh dân sự và môi trường.
Một số luật sư bênh vực cho bà Quỳnh qua các phương tiện truyền thông xã hội; họ cho rằng bản án quá “nặng nề và bất nhân”. Luật sư Công Giáo Lê Công Định nói rằng “tôi thực sự ngạc nhiên bởi bản án 10 năm; nó cho thấy tính bất nhân của chính phủ đối với một bà mẹ trẻ đơn chiếc. Tôi không hiểu nổi đảng cầm quyền đang ở trong một trạng thái hốt hoảng đến thế”.
Chỉ có 3 trong số 5 luật sư được bà Quỳnh yêu cầu đã có mặt tại phiên xử. Các luật sư của bà yêu cầu hoãn phiên xử, nhưng các chánh án đã bác bỏ yêu cầu này. Một luật sư bị từ chối cơ hội gặp bà Quỳnh trước phiên xử. Các nguồn tin nói rằng các chánh án không chịu lắng nghe luận chứng của các luật sư và đã tuyên một bản án sọan sẵn.
Bà Quỳnh là nhà đồng sáng lập ra một hệ thống các “bloggers”. Có lần, bà cho đăng tải một tài liệu tựa là “Ngưng việc cảnh sát sát hại thường dân”, liệt kê 31 vụ người ta chết khi bị cảnh sát giam giữ.
Bà Quỳnh cũng bị tố cáo là tiến hành các chiế dịch đòi tự do, dân chủ và nhân quyền trong năm 2015, bác bỏ quyền lãnh đạo của đảng và dành cho các cơ quan tin tức quốc tế nhiều cuộc phỏng vấn trong đó, bà nói xấu chính phủ.
Trong phiên xử, các luật sư luận chứng rằng Bà Quỳnh không vi phạm bất cứ luật lệ nào “vì bà chỉ nói lên các ý kiến riêng của bà trên Facebook vốn phù hợp với các qui định”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ bà Quỳnh, không được phép vào phòng xử và phải theo dõi phiên xử trên một màn hình ở phòng kế bên. Bà viết trên Facebook rằng bản án nặng nề nhằm trả đũa con gái bà, người chỉ muốn nói lên sự thật.
Bà Lan nói bà và 2 đứa con nhỏ của bà Quỳnh chỉ được gặp Bà Quỳnh 5 phút trước phiên xử kể từ ngày bà bị bắt giam ngày 10 tháng Mười năm 2016.
Tại tòa, Bà Quỳnh nói rằng “Mỗi người chỉ có một đời sống. Nhưng nếu tôi phại sống lại đời sống của tôi, tôi cũng vẫn sẽ làm cùng một điều. Tôi tin mẹ tôi và các con tôi sẽ không bao giờ hối hận vì tôi nhưng hãnh diện vì tôi”.
Bà nói thêm: “Tôi muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp. Người ta chỉ có thể hạnh phúc và tự do khi được hưởng quyền tự do ngôn luận và phát biểu. Tôi hy vọng người ta sẽ mãi tiếp tục cuộc tranh đấu và sẽ thắng vượt mọi sợ hãi để xây dựng cho được một xứ sở tốt đẹp hơn”.
Tòa đã kết án bà 10 năm tù. Các nhà tranh đấu nhân quyền cho rằng bản án này quá nặng. Năm nay 37 tuổi, bà Nguyễn Ngọc Như Qùynh, còn có tên là Mẹ Nấm, đã bị Tòa Án Nhân Dân của Tỉnh Khánh Hòa kết án tại Thành Phố NHa Trang ngày 29 tháng Sáu vừa qua.
Tại Geneva ngày 30 tháng Sáu, các chuyên viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng phiên xử không đúng theo tiêu chuẩn quốc tế và rõ ràng nhắm vào việc đe dọa các nhà tranh đấu. Các chuyên viên này nói rằng: “Đây gần như một phiên xử trình diễn, nhằm đe dọa các nhà tranh đấu môi trường khác. Phiên xử không đúng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Bà ấy đã bị tước hết quyền căn bản của bà là được hưởng một diễn trình đúng đắn”.
Họ nói rằng họ sợ chính phủ đang càng ngày càng nhắm vào các “bloggers” và các nhà tổ chức biểu tình ôn hòa để ngăn chặn phong trào đấu tranh dân sự và môi trường.
Một số luật sư bênh vực cho bà Quỳnh qua các phương tiện truyền thông xã hội; họ cho rằng bản án quá “nặng nề và bất nhân”. Luật sư Công Giáo Lê Công Định nói rằng “tôi thực sự ngạc nhiên bởi bản án 10 năm; nó cho thấy tính bất nhân của chính phủ đối với một bà mẹ trẻ đơn chiếc. Tôi không hiểu nổi đảng cầm quyền đang ở trong một trạng thái hốt hoảng đến thế”.
Chỉ có 3 trong số 5 luật sư được bà Quỳnh yêu cầu đã có mặt tại phiên xử. Các luật sư của bà yêu cầu hoãn phiên xử, nhưng các chánh án đã bác bỏ yêu cầu này. Một luật sư bị từ chối cơ hội gặp bà Quỳnh trước phiên xử. Các nguồn tin nói rằng các chánh án không chịu lắng nghe luận chứng của các luật sư và đã tuyên một bản án sọan sẵn.
Bà Quỳnh là nhà đồng sáng lập ra một hệ thống các “bloggers”. Có lần, bà cho đăng tải một tài liệu tựa là “Ngưng việc cảnh sát sát hại thường dân”, liệt kê 31 vụ người ta chết khi bị cảnh sát giam giữ.
Bà Quỳnh cũng bị tố cáo là tiến hành các chiế dịch đòi tự do, dân chủ và nhân quyền trong năm 2015, bác bỏ quyền lãnh đạo của đảng và dành cho các cơ quan tin tức quốc tế nhiều cuộc phỏng vấn trong đó, bà nói xấu chính phủ.
Trong phiên xử, các luật sư luận chứng rằng Bà Quỳnh không vi phạm bất cứ luật lệ nào “vì bà chỉ nói lên các ý kiến riêng của bà trên Facebook vốn phù hợp với các qui định”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ bà Quỳnh, không được phép vào phòng xử và phải theo dõi phiên xử trên một màn hình ở phòng kế bên. Bà viết trên Facebook rằng bản án nặng nề nhằm trả đũa con gái bà, người chỉ muốn nói lên sự thật.
Bà Lan nói bà và 2 đứa con nhỏ của bà Quỳnh chỉ được gặp Bà Quỳnh 5 phút trước phiên xử kể từ ngày bà bị bắt giam ngày 10 tháng Mười năm 2016.
Tại tòa, Bà Quỳnh nói rằng “Mỗi người chỉ có một đời sống. Nhưng nếu tôi phại sống lại đời sống của tôi, tôi cũng vẫn sẽ làm cùng một điều. Tôi tin mẹ tôi và các con tôi sẽ không bao giờ hối hận vì tôi nhưng hãnh diện vì tôi”.
Bà nói thêm: “Tôi muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp. Người ta chỉ có thể hạnh phúc và tự do khi được hưởng quyền tự do ngôn luận và phát biểu. Tôi hy vọng người ta sẽ mãi tiếp tục cuộc tranh đấu và sẽ thắng vượt mọi sợ hãi để xây dựng cho được một xứ sở tốt đẹp hơn”.