VATICAN. ĐTC kêu gọi tránh 4 thái độ tiêu cực trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề thay đổi khí hậu và xây dựng tương lai của trái đất.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị quốc tế về những thay đổi khí hậu, gọi là COP-23, nhóm tại thành phố Bonn bên Đức từ ngày mùng 6 đến 17-11-2017.
Hội nghị này tiếp nối Hội nghị COP-22 nhóm tại Paris hồi tháng 12 cách đây 2 năm để theo đuổi một giai đoạn quan trọng khác của Hiệp định Paris, đó là xác định và kiến tạo những đường hướng hành xử, những qui luật và cơ cấu tổ chức để thực sự giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.
ĐTC nhận xét rằng ”Trong tiến trình này cần duy trì cao độ ý chí cộng tác với nhau. Nhưng rất tiếc nhiều nỗ lực tìm kiến các giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi trường thường bị thất bại vì những lý do khác nhau: từ việc phủ nhận vấn đề cho đến thái độ dửng dưng, cam chịu, hoặc tin tưởng mù quáng vào những giải pháp kỹ thuật. Chúng ta cần tránh rơi vào 4 thái độ xấu xa ấy, chắc chắn chúng không giúp thực hiện một sự tìm kiếm chân thành và đối thoại thành thực, hữu hiệu, về việc xây dựng tương lai trái đất của chúng ta”.
ĐTC cũng cảnh giác rằng ”chúng ta không thể chỉ giới hạn vào chiều kích kinh tế và kỹ thuật: các giải pháp kỹ thuật tuy cần thiết nhưng không đủ; điều thiết yếu và chính đáng là tích cực để ý đến các khía cạnh và những ảnh hưởng luân lý đạo đức và xã hội trong mô hình của sự phát triển và tiến bộ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”.
Trong viễn tượng này ĐTC kêu gọi quan tâm tới vấn đề giáo dục và lối sống chịu ảnh hưởng của một nền môi sinh toàn diện, có khả năng chấp nhận một quan niệm tìm kiếm chân thành và cởi mở trong đó có sự gặp gỡ của các chiều kích khác nhau theo Hiệp định Paris” (Rei 16-11-2017)
Hội nghị này tiếp nối Hội nghị COP-22 nhóm tại Paris hồi tháng 12 cách đây 2 năm để theo đuổi một giai đoạn quan trọng khác của Hiệp định Paris, đó là xác định và kiến tạo những đường hướng hành xử, những qui luật và cơ cấu tổ chức để thực sự giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.
ĐTC nhận xét rằng ”Trong tiến trình này cần duy trì cao độ ý chí cộng tác với nhau. Nhưng rất tiếc nhiều nỗ lực tìm kiến các giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi trường thường bị thất bại vì những lý do khác nhau: từ việc phủ nhận vấn đề cho đến thái độ dửng dưng, cam chịu, hoặc tin tưởng mù quáng vào những giải pháp kỹ thuật. Chúng ta cần tránh rơi vào 4 thái độ xấu xa ấy, chắc chắn chúng không giúp thực hiện một sự tìm kiếm chân thành và đối thoại thành thực, hữu hiệu, về việc xây dựng tương lai trái đất của chúng ta”.
ĐTC cũng cảnh giác rằng ”chúng ta không thể chỉ giới hạn vào chiều kích kinh tế và kỹ thuật: các giải pháp kỹ thuật tuy cần thiết nhưng không đủ; điều thiết yếu và chính đáng là tích cực để ý đến các khía cạnh và những ảnh hưởng luân lý đạo đức và xã hội trong mô hình của sự phát triển và tiến bộ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”.
Trong viễn tượng này ĐTC kêu gọi quan tâm tới vấn đề giáo dục và lối sống chịu ảnh hưởng của một nền môi sinh toàn diện, có khả năng chấp nhận một quan niệm tìm kiếm chân thành và cởi mở trong đó có sự gặp gỡ của các chiều kích khác nhau theo Hiệp định Paris” (Rei 16-11-2017)