Ngày xưa, cụ thể là đền thờ Giêrusalem bên Do Thái , là nơi thờ kính Thiên Chúa Giavê của người Do Thái, cũng là nơi chốn hành hương thánh thiêng theo luật đạo ấn định. Và nơi đó cũng có hàng quán buôn bán, ít là những hàng hóa dùng vào việc dâng cúng cho khách hành hương. Biết đâu cũng có thể có cả quán bán thực phẩm ăn uống nữa.
Ngày nay các thánh đường Công Giáo danh tiếng khắp nơi trên thế giới, nhất là các trung tâm hành hương, trở thành nơi thăm viếng của khách vãng lai, vừa để cầu nguyện khấn khứa cầu xin, và cũng vừa chiêm ngắm học hỏi công trình kiến trúc về khía cạnh nghệ thuật văn hóa thời đại ngày xưa còn lưu lại dấu tích. Bên cạnh đó cũng có những hàng quán buôn bán ảnh tượng, đồ vật kỷ niệm. Xa ngoài khu đền thờ còn có những hàng quán khách sạn cho khách ăn uống, trọ ngủ nghỉ.
Đến thăm viếng đền thờ, thánh đường, khách thăm viếng còn đọc tìm hiểu được chứng từ về lịch sử, về cung cách sống đức tin của con người nơi ngôi đền thờ, thánh đường đó qua những dấu tích không lời, không chữ viết. Đó là những viên hay tảng đá dưới nền nhà, trên bức tường, nơi các cây cột, những hình ảnh khắc vẽ trên trần nhà, trên tường vách…
Những di tích không lời nói chữ viết đó là chứng tích từ cả chục năm, hàng trăm năm từ khi đền thờ, thánh đường được xây dựng còn lưu lại. Căn cứ vào những dữ liệu khô cứng đó người ta nghiên cứu lần tìm ra nếp sống văn hóa đạo giáo của người xưa đã trải qua còn lưu vết để lại.
Có lẽ theo tâm tư tình tự đó, nên nơi cửa ra vào thánh đường Thánh nữ Catharina rộng lớn do Dòng Phanxico Công Giáo trông coi quản trị liền sát ngay bên cạnh đền thờ Chúa giáng sinh Bethlehem, có dòng chữ bằng tiếng Anh:
„We are hoping that:
If you enter here as a tourist, you would exit as a pilgrim.
If you enter here as a pilgrim, you would exit as a holier one.“
Chúng tôi hy vọng rằng:
Nếu Bạn đi vào nơi đây như một khách du lịch, ước gì khi ra Bạn là một người hành hương.
Nếu bạn đi vào nơi đây là một người hành hương, ước gì khi ra Bạn là một người thánh thiện hơn.“
Khi vào thánh đường Công Giáo ngay nơi cửa ra vào thường có, ở hai bên cánh cửa, bình nhỏ đựng nước thánh. Người tín hữu khi vào hay ra khỏi thánh đường, lấy ngón tay chấm vào nước thánh làm dấu thập gía trên thân thể mình. Nước thánh và cử chỉ đó là lời tuyên xưng đức tin và nhắc nhớ đến bí tích Rửa tội ngày xưa đã lãnh nhận.
Nhìn lên cung thánh có bục đọc sách. Nơi này Lời Chúa trong sách phúc âm, sách kinh thánh được công bố đọc lên trong mỗi thánh lễ, trong các nghi lễ phụng vụ kính thờ Thiên Chúa.
Ngay trung tâm cung thánh là bàn thờ. Nơi đây, thánh lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Chúa Giesu Kito được cử hành. Nói rõ hơn Bí tích Thánh Thể, là lương thực nuôi dưỡng đức tin người tín hữu cùng với toàn thể cộng đoàn dân Chúa cử hành, như Chúa Giêsu Kitôo trối truyền lại:Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.
Và xa hơn đàng sau bàn thờ hay bên cạnh cung thánh có ngôi nhà nhỏ được xây dựng tựa như một cái hộp to được trang trí nghệ thuật có ngọn đèn nhỏ cháy sáng ngày đêm chiếu tỏa ánh sáng mầu đỏ. Đó là nhà Tạm. Nơi đó Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô còn dư lại sau mỗi thánh lễ được cất gìn giữ , và cũng để cho mọi người tín hữu đến đọc kinh khấn nguyện.
Trong lòng thánh đường, đền thờ có những hàng ghế cho người tín hữu ngồi qùy đọc kinh cầu nguyện.
Và ngoài ra tùy theo nếp sống văn hóa đạo đức mỗi nơi, còn có những bàn thờ nhỏ được sắp đặt chung quang nơi tường vách trong thánh đường, như bàn thờ kính Đức Mẹ, kính Thánh Giue, Thánh Anton… cho việc cầu xin khấn nguyện của người tín hữu Chúa.
Ngày xưa, Chúa Giêsu khi vào đền thờ Giêrusalem rất bất bình khó chịu, Ngài đã giận dữ xua đuổi những người buôn bán hàng quán ra khỏi đền thờ với lý do đền thờ là nơi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, chứ không phải là nơi buôn bán. Và Ngài chữa lành những người đau yếu tàn tật đang ở trong đền thờ. ( Mt 21, 12-14)
Hành động việc làm này của Chúa Giêsu là thanh tẩy đền thờ không phải với gươm giáo của người thủ lãnh. Nhưng là người nhắc nhở đến mục đích của đền thờ cho việc thờ kính Thiên Chúa, và ngài mang đến chúc lành cho con người qua việc chữa cho họ lành bệnh. Ngài muốn cắt nghĩa chỉ cho mọi người Thiên Chúa là tình yêu thương, và sức mạnh quyền uy của người là sức mạnh của tình yêu thương.
Ngày nay các thánh đường lịch sử cổ kính danh tiếng ở những nơi có đông khách vãng lai trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan thăm viếng hay nghiên cứu học hỏi tìm hiểu.
Bầu khí vì thế trở nên nhộn nhịp, nét vẻ thanh tịnh thánh thiện nơi cầu nguyện bị xáo trộn. Và để tránh tình trạng như thế, hầu hết các thánh đường, đền thờ thường giới hạn giờ cho du khách vào tham quan, hay giới hạn khu vực thăm viếng.
Vì thánh đường hay đền thờ cần phải được gìn giữ duy trì bầu khí thinh lặng yên tĩnh cho việc cầu nguyện kính thờ Thiên Chúa, Đấng ngự nơi đây, và ngự ngay trong thân thể mỗi người do Ngài tạo dựng nên.
Và vì thế, thân thể mỗi con người cũng là đền thờ của Chúa Thiên Chúa, nơi đó Đức Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống, nguồn tình yêu thương luôn hằng ngự trị.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ngày nay các thánh đường Công Giáo danh tiếng khắp nơi trên thế giới, nhất là các trung tâm hành hương, trở thành nơi thăm viếng của khách vãng lai, vừa để cầu nguyện khấn khứa cầu xin, và cũng vừa chiêm ngắm học hỏi công trình kiến trúc về khía cạnh nghệ thuật văn hóa thời đại ngày xưa còn lưu lại dấu tích. Bên cạnh đó cũng có những hàng quán buôn bán ảnh tượng, đồ vật kỷ niệm. Xa ngoài khu đền thờ còn có những hàng quán khách sạn cho khách ăn uống, trọ ngủ nghỉ.
Đến thăm viếng đền thờ, thánh đường, khách thăm viếng còn đọc tìm hiểu được chứng từ về lịch sử, về cung cách sống đức tin của con người nơi ngôi đền thờ, thánh đường đó qua những dấu tích không lời, không chữ viết. Đó là những viên hay tảng đá dưới nền nhà, trên bức tường, nơi các cây cột, những hình ảnh khắc vẽ trên trần nhà, trên tường vách…
Những di tích không lời nói chữ viết đó là chứng tích từ cả chục năm, hàng trăm năm từ khi đền thờ, thánh đường được xây dựng còn lưu lại. Căn cứ vào những dữ liệu khô cứng đó người ta nghiên cứu lần tìm ra nếp sống văn hóa đạo giáo của người xưa đã trải qua còn lưu vết để lại.
Có lẽ theo tâm tư tình tự đó, nên nơi cửa ra vào thánh đường Thánh nữ Catharina rộng lớn do Dòng Phanxico Công Giáo trông coi quản trị liền sát ngay bên cạnh đền thờ Chúa giáng sinh Bethlehem, có dòng chữ bằng tiếng Anh:
„We are hoping that:
If you enter here as a tourist, you would exit as a pilgrim.
If you enter here as a pilgrim, you would exit as a holier one.“
Chúng tôi hy vọng rằng:
Nếu Bạn đi vào nơi đây như một khách du lịch, ước gì khi ra Bạn là một người hành hương.
Nếu bạn đi vào nơi đây là một người hành hương, ước gì khi ra Bạn là một người thánh thiện hơn.“
Khi vào thánh đường Công Giáo ngay nơi cửa ra vào thường có, ở hai bên cánh cửa, bình nhỏ đựng nước thánh. Người tín hữu khi vào hay ra khỏi thánh đường, lấy ngón tay chấm vào nước thánh làm dấu thập gía trên thân thể mình. Nước thánh và cử chỉ đó là lời tuyên xưng đức tin và nhắc nhớ đến bí tích Rửa tội ngày xưa đã lãnh nhận.
Nhìn lên cung thánh có bục đọc sách. Nơi này Lời Chúa trong sách phúc âm, sách kinh thánh được công bố đọc lên trong mỗi thánh lễ, trong các nghi lễ phụng vụ kính thờ Thiên Chúa.
Ngay trung tâm cung thánh là bàn thờ. Nơi đây, thánh lễ tưởng niệm sự chết và sống lại của Chúa Giesu Kito được cử hành. Nói rõ hơn Bí tích Thánh Thể, là lương thực nuôi dưỡng đức tin người tín hữu cùng với toàn thể cộng đoàn dân Chúa cử hành, như Chúa Giêsu Kitôo trối truyền lại:Anh em hãy làm việc này để nhớ đến Thầy.
Và xa hơn đàng sau bàn thờ hay bên cạnh cung thánh có ngôi nhà nhỏ được xây dựng tựa như một cái hộp to được trang trí nghệ thuật có ngọn đèn nhỏ cháy sáng ngày đêm chiếu tỏa ánh sáng mầu đỏ. Đó là nhà Tạm. Nơi đó Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô còn dư lại sau mỗi thánh lễ được cất gìn giữ , và cũng để cho mọi người tín hữu đến đọc kinh khấn nguyện.
Trong lòng thánh đường, đền thờ có những hàng ghế cho người tín hữu ngồi qùy đọc kinh cầu nguyện.
Và ngoài ra tùy theo nếp sống văn hóa đạo đức mỗi nơi, còn có những bàn thờ nhỏ được sắp đặt chung quang nơi tường vách trong thánh đường, như bàn thờ kính Đức Mẹ, kính Thánh Giue, Thánh Anton… cho việc cầu xin khấn nguyện của người tín hữu Chúa.
Ngày xưa, Chúa Giêsu khi vào đền thờ Giêrusalem rất bất bình khó chịu, Ngài đã giận dữ xua đuổi những người buôn bán hàng quán ra khỏi đền thờ với lý do đền thờ là nơi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, chứ không phải là nơi buôn bán. Và Ngài chữa lành những người đau yếu tàn tật đang ở trong đền thờ. ( Mt 21, 12-14)
Hành động việc làm này của Chúa Giêsu là thanh tẩy đền thờ không phải với gươm giáo của người thủ lãnh. Nhưng là người nhắc nhở đến mục đích của đền thờ cho việc thờ kính Thiên Chúa, và ngài mang đến chúc lành cho con người qua việc chữa cho họ lành bệnh. Ngài muốn cắt nghĩa chỉ cho mọi người Thiên Chúa là tình yêu thương, và sức mạnh quyền uy của người là sức mạnh của tình yêu thương.
Ngày nay các thánh đường lịch sử cổ kính danh tiếng ở những nơi có đông khách vãng lai trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan thăm viếng hay nghiên cứu học hỏi tìm hiểu.
Bầu khí vì thế trở nên nhộn nhịp, nét vẻ thanh tịnh thánh thiện nơi cầu nguyện bị xáo trộn. Và để tránh tình trạng như thế, hầu hết các thánh đường, đền thờ thường giới hạn giờ cho du khách vào tham quan, hay giới hạn khu vực thăm viếng.
Vì thánh đường hay đền thờ cần phải được gìn giữ duy trì bầu khí thinh lặng yên tĩnh cho việc cầu nguyện kính thờ Thiên Chúa, Đấng ngự nơi đây, và ngự ngay trong thân thể mỗi người do Ngài tạo dựng nên.
Và vì thế, thân thể mỗi con người cũng là đền thờ của Chúa Thiên Chúa, nơi đó Đức Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống, nguồn tình yêu thương luôn hằng ngự trị.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long