LẠI MỘT MÙA HOA PHƯỢNG
Về nhà thờ Quảng Ngãi mùa nầy, chợt nhớ mấy câu thơ “Phượng Hồng” của thi sĩ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Vũ Hoàng dệt thành những giai điệu da diết :
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,….
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,…”
Xem Hình
Đó là “hoa phượng của một thời tuổi trẻ mộng mơ”, hoa phượng của những nỗi nhớ nhung lãng mạn; nhưng đó không là “mùa hoa phượng” trong câu chuyện mà tôi sắp sẻ chia : “mùa hoa phượng của tháng Thánh Tâm”, hoa phượng của “máu và nước tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu” (Ga 19,34) như biểu tượng sâu thẳm và rõ nét của một “tình yêu vĩ đại” (Ga 15,13) !
Vâng ! Tháng 6 hoa phượng đỏ rực; và tháng 6, “Tháng Thánh Tâm”, tháng mà mọi người Công Giáo khắp năm châu, được gọi mời “nhìn lên Đấng bị đâm thâu” (Ga 19,37) để chiêm ngưỡng, theo nẻo đường đạo đức và thị kiến đặc biệt của chị thánh Magarita, Trái tim rạng ngời mang vết sẹo của Đấng đã “yêu tới bến” khi chấp nhận “bị treo lên để kéo muôn người lên với Ngài” (Ga 12,32).
Riêng với những người dân Công Giáo “xứ Quảng dân gầy”, dân của miền đất “Ấn Trà” mang dư âm muôn thuở của vị ngọt mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương…hay vị mằn mặn, cay cay đặc trưng của “cá bống kho rim” hay “tô don nóng hổi”, thì ngày 10 tháng 6 năm nay (2018), lại là thời điểm của cuộc dừng chân đặc biệt : cuộc dừng chân của cả giáo phận Qui Nhơn trên chặng đường dài hành hương Năm Thánh 400 năm loan báo Tin Mừng, mà ngôn ngữ đặc trưng của phụng vụ gọi là “Thánh lễ Trạm”.
Không khó để chúng ta nhận ra nội dung ý nghĩa trên; vì đó chính là những dòng đầu tiên trong bức thư của Đức Cha Matthêô, Giám Mục giáo phận, gởi cho cộng đoàn dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi, nhân ngày cử hành Năm Thánh giáo hạt. Xin trích :
“Ngày 10 tháng 6 năm 2018, Chúa Nhật thứ 10 thường niên, tại nhà thờ Quảng Ngãi, trong khung cảnh phụng vụ mừng kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu là tước hiệu của nhà thờ, cộng đồng dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi qui tụ về ngôi nhà thờ nầy để tham dự ngày cử hành Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn tại giáo hạt. Đây là trạm dừng chân thứ bảy trên lộ trình hành hương Năm thánh của Giáo phận Qui Nhơn, trước khi bước vào Đại lễ tạ ơn bế mạc Năm thánh sẽ được cử hành trọng thể tại Qui Nhơn vào ngày 26 tháng 7 sắp tới. Nơi trạm dừng chân thứ bảy nầy, mọi người trong Giáo phận hiệp ý với các tín hữu trong giáo hạt Quảng Ngãi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho giáo hạt”.
Và Thánh lễ Trạm đã diễn ra “đâu vào đó” thật tốt đẹp; từ cuộc đón rước Đức Cha tưng bừng với đội trống đến từ Ba Tơ, đến bước viếng thăm chớp nhoáng các đơn vị trại giáo xứ, giáo họ đầy thân thương của vị chủ chăn. Sau đó phụng vụ Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm và sốt sắng trong một không gian thánh đường rộng nhất giáo phận mà sức chứa trong ngoài hôm nay có thể lên đến vài ngàn giáo hữu.
Từ bức tâm thư mục vụ khởi đầu Thánh lễ đến phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha chủ tế nhấn mạnh đến ý nghĩa kho tàng ân sủng từ Thánh Tâm và lời gọi mời dấn thân đáp trả tình yêu theo dấu vết của những tiền nhân tử đạo để “góp phần làm cho toàn thể giáo hạt được phát triển ngày càng mạnh hơn”. (Tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô , số 4, đoạn kết).
Mục tiêu và nội dung ý nghĩa của các Thánh lễ Trạm Năm Thánh đã và đang cử hành ngang qua các giáo hạt, có thể nói được, đều là như thế. Tuy nhiên, điều đặc biệt muốn nêu bật lên trong sự kiện “Lễ Trạm Năm Thánh Quảng Ngãi” chính là cuộc tập họp hội trại của các bạn trẻ thuộc các giáo xứ và giáo họ biệt lập, một sinh hoạt hình như đang càng ngày càng thưa dần trong mục vụ giới trẻ của thời đại @; thời đại mà ảnh hưởng của kỷ thuật số, của ipad, của smartphone…đã làm cho việc tập trung giới trẻ để cùng nhau sinh hoạt, vui chơi, sẻ chia, cầu nguyện…trở thành một bài toán khó.
Với cộng đồng Công Giáo Quảng Ngãi điều đó lại càng khó hơn !
Bởi chưng, vùng đất “dân gầy cày lên sỏi đá” nầy, mặc dù đã đón nhận Tin Mừng từ rất sớm (1625), là quê hương của vị linh mục Việt Nam đầu tiên, cha Giuse Trang (1668), cái nôi khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong (năm 1671 tại An Chỉ), có những chứng nhân đức tin thuộc hàng ngủ đầu tiên của Giáo phận nối tiếp Chân Phước Anrê Phú Yên : thi sĩ Gioan Thanh Minh (tử đạo 1663) và 4 vị anh hùng tử đạo nổi tiếng khác : Tôma Tín, Tôma Nghệ, Đaminh và Bênêđictô (tử đạo 1665)…, nhưng cũng là vùng đất đã trải qua nhiều đổ vỡ thương đau, thăng trầm dâu bể của bách hại, chiến tranh, di cư loan lạc…mà hệ luỵ vẫn còn day dứt (Xem tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô các số 2-3).
Chỉ với 10.072 giáo dân hiện diện trên vùng đất Quảng Ngãi với trên dưới 1.200.000 dân, được phân bổ trong 8 giáo xứ (Lý Sơn, Châu Ỗ, Bình Hải, Phú Hoà, Quảng Ngãi, Châu Me, Kỳ Tân, Bầu Gốc), 1 giáo họ biệt lập (Bình Thạnh) và một số giáo điểm hoặc mới hình thành hoặc tồn tại trên địa bàn của giáo xứ cũ bị tàn phá (như Trà Câu, Đức Phổ, Ba Tơ, Phước Thọ, Trà Bồng, Trung Tín…), quả thật, người Công Giáo Quảng Ngãi là những viên men bé tí trong một thúng bột to đùng !
Phải chăng đó chính là lý do để các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi chọn chủ đề Hội Trại và cũng là câu khẩu hiệu khắc ngay trên cổng trại : TUỔI TRẺ RA KHƠI, CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU. Nội dung nầy, khẩu hiệu nầy lại được các bạn thuyết minh cách sống động và thâm thuý qua những hoạt cảnh, bài ca, điệu vũ… trong đêm hoan ca văn nghệ áp lễ.
“Ra Khơi” và “Làm chứng” đó chính hai mệnh lệnh căn bản mà chính Thầy Giêsu chí thánh đã truyền cho các môn sinh : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Lc 5,4); “Chính anh em là chứng nhân về những điều nầy” (Lc 24,48).
Thế nhưng, để thực hiện được hai mệnh lệnh đó lại không phải là chuyện dễ dàng. Nói cách khác, chính Đức Kitô đã hoàn tất công cuộc “rao giảng Tin Mừng” và “làm chứng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa” qua con đường khổ nạn Thập Giá mà hình ảnh “trái tim bị đâm thâu” với “máu và nước tuôn ra” được Tin Mừng Gioan nhắc lại trong phụng vụ đại lễ Thánh Tâm, là một minh hoạ rõ nét.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mình mình được cứu thoát mà cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên” : Cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia…; hoặc 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti, những nổi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù…
Tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm để lãnh 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém :
“Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống…”.
Màu hoa phượng thắm của tháng 6 hôm nay đang nhắc nhở cộng đoàn tín hữu, nhất là các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi, nhớ về dòng máu và nước tuôn ra từ Thánh Tâm Chúa và những giọt máu hồng “vươn vãi” trên dọc con đường dài chứng nhân đức tin 2000 năm lịch sử của Hội Thánh; để từ đó, đức tin, lễ Trạm, Năm Thánh, tháng Thánh Tâm hay cuộc hội trại hôm nay… không trở thành chỉ một bài thơ ép trong vở của “Phượng hồng”,
“Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về…”
nhưng là một dịp để những “con dân núi Ấn sông Trà mang căn cước Kitô” cam kết để trở thành “những vị thánh của thời đại” như ước mơ năm nào của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.
Trương Đình Hiền
(Quảng Ngãi, 10/6/2018)
Về nhà thờ Quảng Ngãi mùa nầy, chợt nhớ mấy câu thơ “Phượng Hồng” của thi sĩ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Vũ Hoàng dệt thành những giai điệu da diết :
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,….
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,…”
Xem Hình
Đó là “hoa phượng của một thời tuổi trẻ mộng mơ”, hoa phượng của những nỗi nhớ nhung lãng mạn; nhưng đó không là “mùa hoa phượng” trong câu chuyện mà tôi sắp sẻ chia : “mùa hoa phượng của tháng Thánh Tâm”, hoa phượng của “máu và nước tuôn ra từ trái tim bị đâm thâu” (Ga 19,34) như biểu tượng sâu thẳm và rõ nét của một “tình yêu vĩ đại” (Ga 15,13) !
Vâng ! Tháng 6 hoa phượng đỏ rực; và tháng 6, “Tháng Thánh Tâm”, tháng mà mọi người Công Giáo khắp năm châu, được gọi mời “nhìn lên Đấng bị đâm thâu” (Ga 19,37) để chiêm ngưỡng, theo nẻo đường đạo đức và thị kiến đặc biệt của chị thánh Magarita, Trái tim rạng ngời mang vết sẹo của Đấng đã “yêu tới bến” khi chấp nhận “bị treo lên để kéo muôn người lên với Ngài” (Ga 12,32).
Riêng với những người dân Công Giáo “xứ Quảng dân gầy”, dân của miền đất “Ấn Trà” mang dư âm muôn thuở của vị ngọt mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương…hay vị mằn mặn, cay cay đặc trưng của “cá bống kho rim” hay “tô don nóng hổi”, thì ngày 10 tháng 6 năm nay (2018), lại là thời điểm của cuộc dừng chân đặc biệt : cuộc dừng chân của cả giáo phận Qui Nhơn trên chặng đường dài hành hương Năm Thánh 400 năm loan báo Tin Mừng, mà ngôn ngữ đặc trưng của phụng vụ gọi là “Thánh lễ Trạm”.
Không khó để chúng ta nhận ra nội dung ý nghĩa trên; vì đó chính là những dòng đầu tiên trong bức thư của Đức Cha Matthêô, Giám Mục giáo phận, gởi cho cộng đoàn dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi, nhân ngày cử hành Năm Thánh giáo hạt. Xin trích :
“Ngày 10 tháng 6 năm 2018, Chúa Nhật thứ 10 thường niên, tại nhà thờ Quảng Ngãi, trong khung cảnh phụng vụ mừng kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu là tước hiệu của nhà thờ, cộng đồng dân Chúa giáo hạt Quảng Ngãi qui tụ về ngôi nhà thờ nầy để tham dự ngày cử hành Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn tại giáo hạt. Đây là trạm dừng chân thứ bảy trên lộ trình hành hương Năm thánh của Giáo phận Qui Nhơn, trước khi bước vào Đại lễ tạ ơn bế mạc Năm thánh sẽ được cử hành trọng thể tại Qui Nhơn vào ngày 26 tháng 7 sắp tới. Nơi trạm dừng chân thứ bảy nầy, mọi người trong Giáo phận hiệp ý với các tín hữu trong giáo hạt Quảng Ngãi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện cho giáo hạt”.
Và Thánh lễ Trạm đã diễn ra “đâu vào đó” thật tốt đẹp; từ cuộc đón rước Đức Cha tưng bừng với đội trống đến từ Ba Tơ, đến bước viếng thăm chớp nhoáng các đơn vị trại giáo xứ, giáo họ đầy thân thương của vị chủ chăn. Sau đó phụng vụ Thánh lễ đã diễn ra trang nghiêm và sốt sắng trong một không gian thánh đường rộng nhất giáo phận mà sức chứa trong ngoài hôm nay có thể lên đến vài ngàn giáo hữu.
Từ bức tâm thư mục vụ khởi đầu Thánh lễ đến phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha chủ tế nhấn mạnh đến ý nghĩa kho tàng ân sủng từ Thánh Tâm và lời gọi mời dấn thân đáp trả tình yêu theo dấu vết của những tiền nhân tử đạo để “góp phần làm cho toàn thể giáo hạt được phát triển ngày càng mạnh hơn”. (Tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô , số 4, đoạn kết).
Mục tiêu và nội dung ý nghĩa của các Thánh lễ Trạm Năm Thánh đã và đang cử hành ngang qua các giáo hạt, có thể nói được, đều là như thế. Tuy nhiên, điều đặc biệt muốn nêu bật lên trong sự kiện “Lễ Trạm Năm Thánh Quảng Ngãi” chính là cuộc tập họp hội trại của các bạn trẻ thuộc các giáo xứ và giáo họ biệt lập, một sinh hoạt hình như đang càng ngày càng thưa dần trong mục vụ giới trẻ của thời đại @; thời đại mà ảnh hưởng của kỷ thuật số, của ipad, của smartphone…đã làm cho việc tập trung giới trẻ để cùng nhau sinh hoạt, vui chơi, sẻ chia, cầu nguyện…trở thành một bài toán khó.
Với cộng đồng Công Giáo Quảng Ngãi điều đó lại càng khó hơn !
Bởi chưng, vùng đất “dân gầy cày lên sỏi đá” nầy, mặc dù đã đón nhận Tin Mừng từ rất sớm (1625), là quê hương của vị linh mục Việt Nam đầu tiên, cha Giuse Trang (1668), cái nôi khai sinh Dòng Mến Thánh Giá Đàng Trong (năm 1671 tại An Chỉ), có những chứng nhân đức tin thuộc hàng ngủ đầu tiên của Giáo phận nối tiếp Chân Phước Anrê Phú Yên : thi sĩ Gioan Thanh Minh (tử đạo 1663) và 4 vị anh hùng tử đạo nổi tiếng khác : Tôma Tín, Tôma Nghệ, Đaminh và Bênêđictô (tử đạo 1665)…, nhưng cũng là vùng đất đã trải qua nhiều đổ vỡ thương đau, thăng trầm dâu bể của bách hại, chiến tranh, di cư loan lạc…mà hệ luỵ vẫn còn day dứt (Xem tài liệu đã dẫn : Thư của Đức Cha Matthêô các số 2-3).
Chỉ với 10.072 giáo dân hiện diện trên vùng đất Quảng Ngãi với trên dưới 1.200.000 dân, được phân bổ trong 8 giáo xứ (Lý Sơn, Châu Ỗ, Bình Hải, Phú Hoà, Quảng Ngãi, Châu Me, Kỳ Tân, Bầu Gốc), 1 giáo họ biệt lập (Bình Thạnh) và một số giáo điểm hoặc mới hình thành hoặc tồn tại trên địa bàn của giáo xứ cũ bị tàn phá (như Trà Câu, Đức Phổ, Ba Tơ, Phước Thọ, Trà Bồng, Trung Tín…), quả thật, người Công Giáo Quảng Ngãi là những viên men bé tí trong một thúng bột to đùng !
Phải chăng đó chính là lý do để các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi chọn chủ đề Hội Trại và cũng là câu khẩu hiệu khắc ngay trên cổng trại : TUỔI TRẺ RA KHƠI, CHỨNG NHÂN TÌNH YÊU. Nội dung nầy, khẩu hiệu nầy lại được các bạn thuyết minh cách sống động và thâm thuý qua những hoạt cảnh, bài ca, điệu vũ… trong đêm hoan ca văn nghệ áp lễ.
“Ra Khơi” và “Làm chứng” đó chính hai mệnh lệnh căn bản mà chính Thầy Giêsu chí thánh đã truyền cho các môn sinh : “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá (Lc 5,4); “Chính anh em là chứng nhân về những điều nầy” (Lc 24,48).
Thế nhưng, để thực hiện được hai mệnh lệnh đó lại không phải là chuyện dễ dàng. Nói cách khác, chính Đức Kitô đã hoàn tất công cuộc “rao giảng Tin Mừng” và “làm chứng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa” qua con đường khổ nạn Thập Giá mà hình ảnh “trái tim bị đâm thâu” với “máu và nước tuôn ra” được Tin Mừng Gioan nhắc lại trong phụng vụ đại lễ Thánh Tâm, là một minh hoạ rõ nét.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mình mình được cứu thoát mà cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên” : Cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia…; hoặc 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti, những nổi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù…
Tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm để lãnh 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém :
“Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống…”.
Màu hoa phượng thắm của tháng 6 hôm nay đang nhắc nhở cộng đoàn tín hữu, nhất là các bạn trẻ Công Giáo Quảng Ngãi, nhớ về dòng máu và nước tuôn ra từ Thánh Tâm Chúa và những giọt máu hồng “vươn vãi” trên dọc con đường dài chứng nhân đức tin 2000 năm lịch sử của Hội Thánh; để từ đó, đức tin, lễ Trạm, Năm Thánh, tháng Thánh Tâm hay cuộc hội trại hôm nay… không trở thành chỉ một bài thơ ép trong vở của “Phượng hồng”,
“Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về…”
nhưng là một dịp để những “con dân núi Ấn sông Trà mang căn cước Kitô” cam kết để trở thành “những vị thánh của thời đại” như ước mơ năm nào của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.
Trương Đình Hiền
(Quảng Ngãi, 10/6/2018)