Giáo họ Bình Thạnh thuộc giáo xứ Châu Ổ, nằm về hướng đông bắc, trãi rộng trong 4 xã: Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông và Bình Thuận của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là phần đất cuối của giáo phận Qui Nhơn, tính từ hướng miền Nam đi ra, cũng là vùng đất cuối của tỉnh Quảng Ngải giáp với tỉnh Quảng Nam.
Xem Hình
Một phần diện tích lớn của giáo họ Bình Thạnh trải dài theo bờ biển, với những đồi cát nhấp nhô được phủ xanh bởi các loại cây, nhiều nhất là long xương và dương liễu. Nơi đây, những làng chài đã có từ lâu đời, từng gia đình chen kín bên nhau tạo thành những cụm dân cư thuận lợi cho việc đi biển, tuy nhiên, đến nay việc làm ăn sinh sống đã thay đổi nhiều. Vào sâu trong đất liền, phần đất còn lại của giáo họ Bình Thạnh, có chỗ hưởng được nước của đập Thạch Nham và chất phù sa do sông Trà Bồng chở tới làm thành những ô ruộng, người dân trồng lúa nước. Nhưng có nơi gò nổi, đất khô, chỉ có những cơn mưa là nguồn cung cấp nước nên nông dân làm rẫy trồng đủ loại hoa màu. Chất đất ở Bình Thạnh không tốt, biển ngày càng ít cá nhưng người dân được tính cần cù nên cuộc sống cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ nhiều nhà máy mọc lên ở khu công nghiệp Dung Quất, người dân có thêm việc làm, kinh tế khá hơn, nhưng hy vọng và lo âu vẫn luôn xong hành, vì thảm hoạ môi trường cứ như con ma ám ảnh trong khi xã hội vẫn chưa biết cách “trừ tà”.
Trước đây, Bình Thạnh là vùng đất đệm, các thừa sai đến đi thuyền về Bình Hải lo việc truyền giáo, tưởng không phải là chỗ dừng chân để “an cư lạc nghiệp” cho sứ vụ tông đồ. Nhưng Thần Khí Chúa là “Gió muốn thổi đâu thì thổi”; ta “nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” ; do đó, chẳng bao lâu sau Bình Thạnh trở thành nơi níu chân người tông đồ, thành “đất lành chim đậu” cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Năm 1971, cha J. B Nguyễn Thế Thiệp theo yêu cầu của người địa phương, về Bình Thạnh mở trường dạy học giữa vùng đất chưa người nào tin Chúa. Trong thời khó khăn, làm được việc lớn là nhờ lời Chúa dặn: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc” , kinh nghiệm của Hội Thánh là chỉ cần tín thác. Không bao lâu sau, Bình Thạnh có người trở lại, trên quả đồi suốt ngày vi vu tiếng của dàn “đồng ca” dương liễu có câu kinh đọc chưa rõ vần, sớm tối dâng lên Thiên Chúa những nỗi niềm, nhiều lúc bi ai thống thiết, vì đang giữa thời chiến tranh ly loạn. Ở Bình Đông cũng thế, một nhà nguyện được làm để tín hữu mới sống đức tin. Làm nghề biển thường lênh đênh giữa khơi, những ngày biển động cái chết dễ như trở bàn tay nên niềm tin là chỗ dựa, niềm tin thanh tẩy lòng mê tín và gắn dân chài lại trong tình liên đới sẻ chia. Thời ấy, cha J.B Ngyễn Thế Thiệp đã tổ chức những “Tập đoàn lưới cao”, một kiểu đánh cá gồm nhiều tàu hợp lại, dùng lưới dài trên chục mét thả sâu xuống biển, vây cả một vùng nước rộng khiến cá tôm không thể lọt ra ngoài.
Câu chuyện giáo họ Bình Thạnh dường như là câu chuyện Chúa Giêsu đã nói trước trong Tin Mừng. "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt” . Sau một thời sôi động, như thời nhà nông chuẩn bị gieo hạt, từ sáng sớm đến chiều muộn lúc nào cũng cày với cuốc để xáo đất cho tươi xốp đón chờ những hạt mưa, nhiều năm tháng tiếp theo Bình Thạnh thành vùng trắng, không dấu vết niềm tin Công Giáo, tưởng là xong, thế là chấm hết, không một dấu hiệu để thấy mầm sống của hạt giống đức tin.
Việc Chúa quan phòng thật kỳ diệu, ngay khi tưởng rằng mất tất cả cuối cùng lại được, ngôi trường thành nhà nguyện , thành chỗ ở cho người tông đồ để miệt mài làm việc, nuôi dưỡng đức tin tín hữu và tiếp tục loan báo Tin Mừng. Đến gần cuối thập niên 90, ơn trở lại dồi dào, Bình Thạnh đi lên từ giáo điểm trở thành giáo họ. Nhà Dòng quan tâm liên tục gởi các thầy, các cha trẻ ra hiệp sức với cha già để phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Các ngài đến rồi đi, như chim én về chao liệng báo hiệu mùa xuân sắp đến. Sau lễ Thánh Giuse năm 2016, cha Antôn Phạm Văn Tịnh từ DCCT Đà Lạt ra, thầy Phaolô Nguyễn Văn Lượng từ đảo Lý Sơn vào, giáo họ Bình Thạnh bắt kịp nếp sống của Giáo Hội Công Giáo cấp địa phương đúng nghĩa: với việc thờ phượng Chúa mỗi ngày là cử hành thánh lễ, tổ chức giáo họ, sinh hoạt hội đoàn, giảng dạy giáo lý, thăm viếng truyền giáo…
Giáo họ Bình Thạnh hết rồi một thời hiu hắt, mỗi lần đến chỉ nghe tiếng gió gọi trên đồi, ai đó từng đặt tên là đồi gió hú. Bây giờ, đúng là đổi thịt thay da! Ngày 26 tháng 7 năm 2017, giáo phận Qui Nhơn bước vào Năm Thánh, mừng 400 trăm năm loan báo Tin Mừng, cũng là lúc xuất hiện những tín hiệu cho thấy giáo họ Bình Thạnh chuyển mình vươn lên phía trước. Chúa Nhật mồng 10 tháng 6 vừa qua, Đức Cha Matthêu và Cha Tổng đại diện sau khi cử hành lễ Trạm tại nhà thờ Hạt Quảng Ngãi vào buổi sáng, các ngài đã về cử hành thánh lễ, nâng giáo họ Bình Thạnh lên hàng biệt lập.
16 giờ 45 xe Đức Cha đến trong tiếng vỗ tay và bài hát chào mừng của đoàn con đứng xếp hai hàng từ trên đỉnh đồi chạy dài xuống băng qua cổng. Cùng ra dự lễ có cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, cha phó Châu Me và cha phó Bầu Gốc, anh em DCCT Châu Ổ chỉ thiếu “chúa đảo Lý Sơn”, vì ngài không thể bỏ đàn chiên bơ vơ đói Tiệc Thánh trong ngày Chúa Nhật. Đúng 17 giờ 00, lời dẫn kết thúc, tiếng chiêng trống trỗi lên, bài ca nhập lễ bắt đầu là đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Ở đây không thấy cảnh hoành tráng hay lộng lẫy sang trọng như nhiều nơi tổ chức lễ một khi có Đức Giám Mục về; nó lộ vẻ hoang sơ tưởng là mới lập dù tuổi của giáo họ Bình Thạnh tính từ lúc “thai nghén” đến nay cũng gần đạt tới mức “lễ vàng”.
Khi đoàn đồng tế đã an vị trên lễ đài, cha Tổng Đại Diện tiến ra bục giảng đọc văn thư của Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn. Giáo họ Bình Thạnh từ nay là giáo họ biệt lập, chọn Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng, lễ mừng vào ngày 27 tháng 6. Kế đến, cha Hạt trưởng đọc văn thư của Đức Cha bổ nhiệm cha Antôn Phạm Văn Tịnh thuộc DCCT Châu Ổ phụ trách giáo họ biệt lập Bình Thạnh. Các văn thư đọc xong là những tràng vỗ tay giòn vang, những khuôn mặt rạng rỡ sáng lên trong ánh nắng nhạt còn sót lại lúc mặt trời gần chìm xuống núi. Rộn ràng mà sốt sắng! Đức Cha cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cha Tổng giảng lễ. Về đề tài tình yêu, cha Tổng thường giảng rất tuyệt! Ngài là nhà thơ cộng thêm một phần nhạc sĩ nên ngôn từ mượt mà, cung bậc vừa đủ, khi dìu dặt khoan thai, lúc dồn dập xác tín, có lần ngài đọc nhưng người nghe tưởng là đang nói. Từ câu chuyện minh hoạ rất sống động, ngài mời gọi cộng đoàn nhìn ngắm vết sẹo nơi thân thể Chúa. Đấng Phục Sinh vẫn mang vết sẹo trên tay, trên nương long. Vết sẹo, thường làm người ta nhớ lại nỗi đau, dễ sinh oán hận kẻ đã gây ra cho mình. Nơi Chúa thì khác, Đấng Phục Sinh vẫn mang vết thương là để làm bằng chứng tình yêu của Chúa. Thiên Chúa yêu ta đến như vậy: “Ta yêu con như thế này đây”…
Vâng! Chúa luôn yêu thương dân Người; yêu thương cách đặc biệt, giáo họ biệt lập Bình Thạnh là nơi in dấu hành động tình yêu của Chúa. Trong tất cả các ơn, ơn trở lại là rất tuyệt diệu: Chúa đánh thức, Chúa lay dậy, Chúa đưa người ta ra khỏi tình trạng sống trên đời không còn gì ngoài hai chữ “làm ăn”. Có người sau khi trở lại nhìn cuộc sống của mình bây giờ và ngày trước thấy quá khác nhau, ngỡ ngàng tâm sự: “Thưa cha! Hồi ấy chồng con rủ đến nhà thờ, con chống đối. Con nói: “Mình theo đạo Công Giáo đi nhà thờ miết lấy gì nuôi 4 đứa con.” Bây giờ Chúa đã gọi anh về, chỉ còn một mình làm rẫy nuôi con, không hiểu vì sao con vẫn nuôi nỗi và còn có giờ đến nhà thờ phục vụ…” Người ta theo Đạo chẳng phải do tác động xã hội như một thời trước 1975, hay theo do hôn nhân với người có Đạo, hoặc bởi một lý do nào đó cho thấy rõ bởi yêu tố sắp xếp của con người. Ơn trở lại là một thúc đẩy bên trong làm người ta dẫn nhau về với Chúa, có khi cả một gia đình, nhờ vậy Bình Thạnh một vùng đất lương dân trong thời kỳ rất khó khăn lại sớm trở thành giáo họ.
Thánh lễ kết thúc trời tối hẳn, con đường về Toà Giám Mục Qui Nhơn xa chừng 200 cây số, bình thường đi xe phải mất 4 tiếng đồng hồ. Ban tổ chức lo cho sức khoẻ Đức Cha và cha Tổng nên bàn với nhau phải làm sao để tiệc mừng diễn ra nhanh gọn nhất. Nói là tiệc nhưng chỉ mấy món nhà quê. Ai cũng nghĩ Đức Cha sẽ vội, nhưng khi nhập tiệc Đức Cha và cha Tổng vẫn khoan thai chuyện trò, không hề tỏ dấu gì vội vã, dù nhiều lần điện cúp phải dùng bửa với ánh đèn pin. Khái niệm về tình hiền phụ của vị mục tử sách dạy thế nào không biết, nhưng tối nay, phong thái của Đức Cha ở giữa đoàn con giáo họ biệt lập Bình Thạnh lúc đã thấm mệt, trời tối, điện cúp, đường xa… tức là giữa đời thường, cho đoàn con chạm được làm niềm vui dâng cao đến điểm vỡ oà.
Lễ kết, sáng hôm sau bà con đến dọn, thoáng một cái là xong. Hôm qua cờ hoa bây giờ trơ nền đất bụi mới thấy gánh nặng trên vai của người phụ trách. Không nhà thờ, nhà xứ, chỗ ở và nơi thờ phượng chỉ là dãy phòng học của trường cũ thời xưa. Cha Tịnh thấy sợ những rất vui, vì ngài có một “gia tài” lớn là tinh thần dấn thân trong tín thác. Nếu ai hỏi ở đâu? Anh em chúng tôi sẽ rất nhanh trả lời:
J. B Nguyễn Thế Thiệp
Phaolô Nguyễn Thọ
Micae Trương Văn Hành ./.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt
Xem Hình
Một phần diện tích lớn của giáo họ Bình Thạnh trải dài theo bờ biển, với những đồi cát nhấp nhô được phủ xanh bởi các loại cây, nhiều nhất là long xương và dương liễu. Nơi đây, những làng chài đã có từ lâu đời, từng gia đình chen kín bên nhau tạo thành những cụm dân cư thuận lợi cho việc đi biển, tuy nhiên, đến nay việc làm ăn sinh sống đã thay đổi nhiều. Vào sâu trong đất liền, phần đất còn lại của giáo họ Bình Thạnh, có chỗ hưởng được nước của đập Thạch Nham và chất phù sa do sông Trà Bồng chở tới làm thành những ô ruộng, người dân trồng lúa nước. Nhưng có nơi gò nổi, đất khô, chỉ có những cơn mưa là nguồn cung cấp nước nên nông dân làm rẫy trồng đủ loại hoa màu. Chất đất ở Bình Thạnh không tốt, biển ngày càng ít cá nhưng người dân được tính cần cù nên cuộc sống cũng đắp đổi qua ngày. Bây giờ nhiều nhà máy mọc lên ở khu công nghiệp Dung Quất, người dân có thêm việc làm, kinh tế khá hơn, nhưng hy vọng và lo âu vẫn luôn xong hành, vì thảm hoạ môi trường cứ như con ma ám ảnh trong khi xã hội vẫn chưa biết cách “trừ tà”.
Trước đây, Bình Thạnh là vùng đất đệm, các thừa sai đến đi thuyền về Bình Hải lo việc truyền giáo, tưởng không phải là chỗ dừng chân để “an cư lạc nghiệp” cho sứ vụ tông đồ. Nhưng Thần Khí Chúa là “Gió muốn thổi đâu thì thổi”; ta “nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” ; do đó, chẳng bao lâu sau Bình Thạnh trở thành nơi níu chân người tông đồ, thành “đất lành chim đậu” cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Năm 1971, cha J. B Nguyễn Thế Thiệp theo yêu cầu của người địa phương, về Bình Thạnh mở trường dạy học giữa vùng đất chưa người nào tin Chúa. Trong thời khó khăn, làm được việc lớn là nhờ lời Chúa dặn: “Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc” , kinh nghiệm của Hội Thánh là chỉ cần tín thác. Không bao lâu sau, Bình Thạnh có người trở lại, trên quả đồi suốt ngày vi vu tiếng của dàn “đồng ca” dương liễu có câu kinh đọc chưa rõ vần, sớm tối dâng lên Thiên Chúa những nỗi niềm, nhiều lúc bi ai thống thiết, vì đang giữa thời chiến tranh ly loạn. Ở Bình Đông cũng thế, một nhà nguyện được làm để tín hữu mới sống đức tin. Làm nghề biển thường lênh đênh giữa khơi, những ngày biển động cái chết dễ như trở bàn tay nên niềm tin là chỗ dựa, niềm tin thanh tẩy lòng mê tín và gắn dân chài lại trong tình liên đới sẻ chia. Thời ấy, cha J.B Ngyễn Thế Thiệp đã tổ chức những “Tập đoàn lưới cao”, một kiểu đánh cá gồm nhiều tàu hợp lại, dùng lưới dài trên chục mét thả sâu xuống biển, vây cả một vùng nước rộng khiến cá tôm không thể lọt ra ngoài.
Câu chuyện giáo họ Bình Thạnh dường như là câu chuyện Chúa Giêsu đã nói trước trong Tin Mừng. "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt” . Sau một thời sôi động, như thời nhà nông chuẩn bị gieo hạt, từ sáng sớm đến chiều muộn lúc nào cũng cày với cuốc để xáo đất cho tươi xốp đón chờ những hạt mưa, nhiều năm tháng tiếp theo Bình Thạnh thành vùng trắng, không dấu vết niềm tin Công Giáo, tưởng là xong, thế là chấm hết, không một dấu hiệu để thấy mầm sống của hạt giống đức tin.
Việc Chúa quan phòng thật kỳ diệu, ngay khi tưởng rằng mất tất cả cuối cùng lại được, ngôi trường thành nhà nguyện , thành chỗ ở cho người tông đồ để miệt mài làm việc, nuôi dưỡng đức tin tín hữu và tiếp tục loan báo Tin Mừng. Đến gần cuối thập niên 90, ơn trở lại dồi dào, Bình Thạnh đi lên từ giáo điểm trở thành giáo họ. Nhà Dòng quan tâm liên tục gởi các thầy, các cha trẻ ra hiệp sức với cha già để phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Các ngài đến rồi đi, như chim én về chao liệng báo hiệu mùa xuân sắp đến. Sau lễ Thánh Giuse năm 2016, cha Antôn Phạm Văn Tịnh từ DCCT Đà Lạt ra, thầy Phaolô Nguyễn Văn Lượng từ đảo Lý Sơn vào, giáo họ Bình Thạnh bắt kịp nếp sống của Giáo Hội Công Giáo cấp địa phương đúng nghĩa: với việc thờ phượng Chúa mỗi ngày là cử hành thánh lễ, tổ chức giáo họ, sinh hoạt hội đoàn, giảng dạy giáo lý, thăm viếng truyền giáo…
Giáo họ Bình Thạnh hết rồi một thời hiu hắt, mỗi lần đến chỉ nghe tiếng gió gọi trên đồi, ai đó từng đặt tên là đồi gió hú. Bây giờ, đúng là đổi thịt thay da! Ngày 26 tháng 7 năm 2017, giáo phận Qui Nhơn bước vào Năm Thánh, mừng 400 trăm năm loan báo Tin Mừng, cũng là lúc xuất hiện những tín hiệu cho thấy giáo họ Bình Thạnh chuyển mình vươn lên phía trước. Chúa Nhật mồng 10 tháng 6 vừa qua, Đức Cha Matthêu và Cha Tổng đại diện sau khi cử hành lễ Trạm tại nhà thờ Hạt Quảng Ngãi vào buổi sáng, các ngài đã về cử hành thánh lễ, nâng giáo họ Bình Thạnh lên hàng biệt lập.
16 giờ 45 xe Đức Cha đến trong tiếng vỗ tay và bài hát chào mừng của đoàn con đứng xếp hai hàng từ trên đỉnh đồi chạy dài xuống băng qua cổng. Cùng ra dự lễ có cha Hạt trưởng Quảng Ngãi, cha phó Châu Me và cha phó Bầu Gốc, anh em DCCT Châu Ổ chỉ thiếu “chúa đảo Lý Sơn”, vì ngài không thể bỏ đàn chiên bơ vơ đói Tiệc Thánh trong ngày Chúa Nhật. Đúng 17 giờ 00, lời dẫn kết thúc, tiếng chiêng trống trỗi lên, bài ca nhập lễ bắt đầu là đoàn đồng tế tiến ra lễ đài. Ở đây không thấy cảnh hoành tráng hay lộng lẫy sang trọng như nhiều nơi tổ chức lễ một khi có Đức Giám Mục về; nó lộ vẻ hoang sơ tưởng là mới lập dù tuổi của giáo họ Bình Thạnh tính từ lúc “thai nghén” đến nay cũng gần đạt tới mức “lễ vàng”.
Khi đoàn đồng tế đã an vị trên lễ đài, cha Tổng Đại Diện tiến ra bục giảng đọc văn thư của Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn. Giáo họ Bình Thạnh từ nay là giáo họ biệt lập, chọn Mẹ Hằng Cứu Giúp làm bổn mạng, lễ mừng vào ngày 27 tháng 6. Kế đến, cha Hạt trưởng đọc văn thư của Đức Cha bổ nhiệm cha Antôn Phạm Văn Tịnh thuộc DCCT Châu Ổ phụ trách giáo họ biệt lập Bình Thạnh. Các văn thư đọc xong là những tràng vỗ tay giòn vang, những khuôn mặt rạng rỡ sáng lên trong ánh nắng nhạt còn sót lại lúc mặt trời gần chìm xuống núi. Rộn ràng mà sốt sắng! Đức Cha cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cha Tổng giảng lễ. Về đề tài tình yêu, cha Tổng thường giảng rất tuyệt! Ngài là nhà thơ cộng thêm một phần nhạc sĩ nên ngôn từ mượt mà, cung bậc vừa đủ, khi dìu dặt khoan thai, lúc dồn dập xác tín, có lần ngài đọc nhưng người nghe tưởng là đang nói. Từ câu chuyện minh hoạ rất sống động, ngài mời gọi cộng đoàn nhìn ngắm vết sẹo nơi thân thể Chúa. Đấng Phục Sinh vẫn mang vết sẹo trên tay, trên nương long. Vết sẹo, thường làm người ta nhớ lại nỗi đau, dễ sinh oán hận kẻ đã gây ra cho mình. Nơi Chúa thì khác, Đấng Phục Sinh vẫn mang vết thương là để làm bằng chứng tình yêu của Chúa. Thiên Chúa yêu ta đến như vậy: “Ta yêu con như thế này đây”…
Vâng! Chúa luôn yêu thương dân Người; yêu thương cách đặc biệt, giáo họ biệt lập Bình Thạnh là nơi in dấu hành động tình yêu của Chúa. Trong tất cả các ơn, ơn trở lại là rất tuyệt diệu: Chúa đánh thức, Chúa lay dậy, Chúa đưa người ta ra khỏi tình trạng sống trên đời không còn gì ngoài hai chữ “làm ăn”. Có người sau khi trở lại nhìn cuộc sống của mình bây giờ và ngày trước thấy quá khác nhau, ngỡ ngàng tâm sự: “Thưa cha! Hồi ấy chồng con rủ đến nhà thờ, con chống đối. Con nói: “Mình theo đạo Công Giáo đi nhà thờ miết lấy gì nuôi 4 đứa con.” Bây giờ Chúa đã gọi anh về, chỉ còn một mình làm rẫy nuôi con, không hiểu vì sao con vẫn nuôi nỗi và còn có giờ đến nhà thờ phục vụ…” Người ta theo Đạo chẳng phải do tác động xã hội như một thời trước 1975, hay theo do hôn nhân với người có Đạo, hoặc bởi một lý do nào đó cho thấy rõ bởi yêu tố sắp xếp của con người. Ơn trở lại là một thúc đẩy bên trong làm người ta dẫn nhau về với Chúa, có khi cả một gia đình, nhờ vậy Bình Thạnh một vùng đất lương dân trong thời kỳ rất khó khăn lại sớm trở thành giáo họ.
Thánh lễ kết thúc trời tối hẳn, con đường về Toà Giám Mục Qui Nhơn xa chừng 200 cây số, bình thường đi xe phải mất 4 tiếng đồng hồ. Ban tổ chức lo cho sức khoẻ Đức Cha và cha Tổng nên bàn với nhau phải làm sao để tiệc mừng diễn ra nhanh gọn nhất. Nói là tiệc nhưng chỉ mấy món nhà quê. Ai cũng nghĩ Đức Cha sẽ vội, nhưng khi nhập tiệc Đức Cha và cha Tổng vẫn khoan thai chuyện trò, không hề tỏ dấu gì vội vã, dù nhiều lần điện cúp phải dùng bửa với ánh đèn pin. Khái niệm về tình hiền phụ của vị mục tử sách dạy thế nào không biết, nhưng tối nay, phong thái của Đức Cha ở giữa đoàn con giáo họ biệt lập Bình Thạnh lúc đã thấm mệt, trời tối, điện cúp, đường xa… tức là giữa đời thường, cho đoàn con chạm được làm niềm vui dâng cao đến điểm vỡ oà.
Lễ kết, sáng hôm sau bà con đến dọn, thoáng một cái là xong. Hôm qua cờ hoa bây giờ trơ nền đất bụi mới thấy gánh nặng trên vai của người phụ trách. Không nhà thờ, nhà xứ, chỗ ở và nơi thờ phượng chỉ là dãy phòng học của trường cũ thời xưa. Cha Tịnh thấy sợ những rất vui, vì ngài có một “gia tài” lớn là tinh thần dấn thân trong tín thác. Nếu ai hỏi ở đâu? Anh em chúng tôi sẽ rất nhanh trả lời:
J. B Nguyễn Thế Thiệp
Phaolô Nguyễn Thọ
Micae Trương Văn Hành ./.
Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt