Hôm nay bài Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu sai 72 môn đệ đi rao giảng, và sai các ông đi từng hai người một. "Sai đi từng hai người một," đó là đề tài hôm nay. Chúa có ý gì khi sai từng hai người một ?
1. Để hỗ trợ
Chắc chắn là để hỗ trợ (nhau). Chị ngã em nâng. (chứ không phải: Tưởng rằng chị ngã em nâng. Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười !).
Nếu đi một mình thì khi gặp khó khăn -chẳng hạn khi bị người đời từ chối không tiếp- các ông sẽ không biết bàn hỏi với ai, không được ai khích lệ ủi an, nên sẽ dễ nản lòng bỏ cuộc. Hơn nữa có lúc Chúa còn nói rõ, Thầy sai anh em đi như chiên giữa sói rừng, nên cần có nhau chống đỡ kẻ dữ là điều hiển nhiên.
Trong Bộ Giáo Luật mới, có một hình thức coi xứ mà trước đó đã manh nha một vài nơi, đó là coi xứ tập thể. Nhiều cha sở thay vì ở một mình tại xứ, thì cùng với các cha xứ khác, ở chung một nơi, rồi toả đi các xứ. Về ăn chung, nghỉ đêm cùng một nhà. Có thời gian nâng đỡ trò chuyện hỏi han nhau. VN chưa thấy nhưng nhà dòng thì có nhiều.
Nhưng cho dẫu được sai đi một mình, thì đâu phải một mình mình đi, mà có Chúa ở cùng. Có Chúa ở cùng nào ta sợ chi. Côn trượng Ngài làm ta an lòng. Thánh Vịnh 22 cho ta biết điều đó. Cho nên Chúa sai từng hai người một để nâng đỡ nhau chưa hẳn là lý mạnh. Lý mạnh là: Cần hai người để làm chứng.
2. Để làm chứng
Có hai điều cần làm chứng.
1) làm chứng cho sự thật. Trong Luật Mô-sê mà Chúa Giêsu có lần nhắc tới, nói rằng: chứng của hai người là chứng thực… Cho dẫu là chứng gian, nhưng hai người cùng làm chứng như nhau thì người ta tin là thật. Câu chuyện bà Suzanna bị hai ông già” dê, tuổi mùi, ước muốn phạm tội với bà mà không được bà đáp trả, nên đã cáo gian bà phạm tội với một chàng trai nào đó, mạnh khoẻ chạy nhanh quá nên hai ông già không chụp bắt được chàng, là một ví dụ về chứng hai người thì hiệu quả đến mức nào. Chỉ cần hai người tố cáo y một tội là bà Suzanna bị đưa đi ném đá chết ngay. Cũng may mà câu bé Daniel được Chúa soi sáng để giải oan cho bà Suzanna bằng một câu hỏi, hỏi riêng từng ông: bà Suzanna phạm tội dưới gốc cây nào, thì, ông già Dê trả lời dưới gốc cây chò, ông lão Mùi trả lời dưới gốc cây tùng. Thế là chỉ còn có một chứng. Một chứng cây tùng, một chứng cây chò. Nên không đủ 2 chứng. Nên cũng lộ ra là chứng gian luôn.
Hai người đi rao giảng, cùng nói về một điểm, cùng kêu gọi sám hối, thì người ta tin là cần phải sám hối thật, hơn là chỉ một tiếng kêu, gọi mời hoán cải.
Ngày kia, thánh Phanxicô Assisi nói với một anh em trong dòng: “Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo”. Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang con đường bên phải, rẽ phải con đường bên trái, rồi ung dung đi con đường khác trở về nhà dòng. Thầy dòng thắc mắc hỏi: “Con nghe nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!” Thánh Phanxicô đáp: “Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao ?”
Giá như Phanxicô chỉ đi có một mình. Làm sao làm chứng mạnh mẽ được như đi hai người, ăn mặc giống nhau, thái độ giống nhau, mắt nhìn về một hướng, để kêu gọi người ta hoán cải.
Cần có ít là hai người để làm chứng cho sự thật.
Nhưng đó có lẽ cũng chưa phải là lý mạnh lắm để Chúa Giêsu sai từng hai người một. Lý mạnh để Chúa sai đi từng hai người một là: làm chứng cho yêu thương.
2) làm chứng cho yêu thương. Cần ít là hai người ngang nhau thì mới diễn tả yêu thương được chứ. Có cấp bậc chỉ là thương, xót thương. Ý thức được điều đó, nên đức TGM Saigon trước đây không cử các cha phó xứ, mà chỉ gửi bài sai các cha phụ tá. Bởi vì cũng có cả ngàn lẻ một chuyện giữa cha chính và cha phó. Còn giữa cha sở và linh mục phụ tá, thì nằm ở hai cấp độ xa nhau, nên ít xảy ra chuyện này chuyện kia hơn. Cha phó là gần ngang với cha chánh. Mà hai cha này, nơi nào chẳng may không yêu thương nhau thì càng phản chứng hơn là thà chỉ có một mình cha xứ. Đó cũng là lý lẽ mà các cha triều dọn bài giảng không thấy khai thác đề tài sai đi từng hai người một. Linh mục dòng thì nói được, vì luôn có cộng đoàn là những anh em ngang hàng hỗ trợ, chẳng khác gì sai đi từng hai người một. Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho yêu thương. Người không cùng máu mủ ruột thịt nhưng yêu thương nhau như thế đó.
Khi các nhà truyền giáo đến Việt-Nam giảng đạo và có người theo. Các người không theo, nhìn những người theo, xem đặt tên cho họ là đạo gì, vì lúc đó chưa chữ Kitô, chưa có tiếng Thiên Chúa như sau này, thì … quả là điều tốt lành cho đạo ta: những người không theo đạo gọi những người theo đạo là họ theo “đạu yêu nhău,” vì thấy họ yêu thương nhau dường nào (ví như cộng đoàn tiên khởi mà Luca mô tả trong sách Công Vụ). Đây là chi tiết chúng ta biết được nhờ nhà thừa sai Gaspar d’Amaral gửi báo cáo về cho bề trên của mình ở Bồ Đào Nha.
Có một giám mục đến thêm sức cho một xứ đạo. Trước khi thêm sức, ngài hỏi vài câu giáo lý xem trình độ tới đâu. Ngài hỏi: cái gì là dấu hiệu của đạo chúng ta. Không cánh tay nào giơ lên. Ngài hỏi lại cộng với gợi ý như ghi dấu thánh giá trên mình. Chợt một cánh tay giơ lên, và nói: yêu thương. Đức cha bịp miệng mình kịp trước khi phát ra tiếng wrong: sai. Mà đâu có sai. Quá đúng.
Chúa Giêsu nói người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ thầy: là các con yêu nhau, chứ đâu phải là các con vác thánh giá, là các con nhăn mặt lại chịu khổ đau. Này ta ban điều răn mới, điều răn của riêng ta, là yêu thương, chứ không phải đau khổ.
Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho sự thật và nhất là làm chứng cho yêu thương.
Chúng ta không được sai đi để truyền giáo ở đâu xa, nhưng chúng ta ở trong gia đình. Một gia đình chứng tá, là một gia đình mà chồng và vợ, hai người bình đẳng yêu thương nhau, chứ không phải chồng chúa thương xót vợ tôi, hay vợ là trời thương hại chồng là đất. Yêu chứ không chỉ là thương. Như thế mới xứng danh là gia đình Công Giáo, mà cốt tuỷ của đạo là yêu thương và Chúa sai đi từng hai người một cũng là để làm chứng cho yêu thương.
Trong một cuộc hội thảo về truyền giáo, nhiều học giả phát biểu hùng hồn, nhiều thừa sai kể ra kinh nghiệm. Một người da đen ngồi ở góc, cuối cùng cũng được mời phát biểu. Chị nói : ở đất nước tôi, Phi Châu, khi truyền giáo cho một vùng nào, người ta gửi tới đó một gia đình Công Giáo.
Kìa họ yêu thương nhau biết là chừng nào. Đó là lời giảng hùng hồn nhất. Tại nhà thờ các linh mục thương yêu nhau, (một linh mục thì khó làm chứng được điều này), tại nhà mình cha mẹ yêu thương nhau, thế là Chúa đã sai đi từng hai người một.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
1. Để hỗ trợ
Chắc chắn là để hỗ trợ (nhau). Chị ngã em nâng. (chứ không phải: Tưởng rằng chị ngã em nâng. Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười !).
Nếu đi một mình thì khi gặp khó khăn -chẳng hạn khi bị người đời từ chối không tiếp- các ông sẽ không biết bàn hỏi với ai, không được ai khích lệ ủi an, nên sẽ dễ nản lòng bỏ cuộc. Hơn nữa có lúc Chúa còn nói rõ, Thầy sai anh em đi như chiên giữa sói rừng, nên cần có nhau chống đỡ kẻ dữ là điều hiển nhiên.
Trong Bộ Giáo Luật mới, có một hình thức coi xứ mà trước đó đã manh nha một vài nơi, đó là coi xứ tập thể. Nhiều cha sở thay vì ở một mình tại xứ, thì cùng với các cha xứ khác, ở chung một nơi, rồi toả đi các xứ. Về ăn chung, nghỉ đêm cùng một nhà. Có thời gian nâng đỡ trò chuyện hỏi han nhau. VN chưa thấy nhưng nhà dòng thì có nhiều.
Nhưng cho dẫu được sai đi một mình, thì đâu phải một mình mình đi, mà có Chúa ở cùng. Có Chúa ở cùng nào ta sợ chi. Côn trượng Ngài làm ta an lòng. Thánh Vịnh 22 cho ta biết điều đó. Cho nên Chúa sai từng hai người một để nâng đỡ nhau chưa hẳn là lý mạnh. Lý mạnh là: Cần hai người để làm chứng.
2. Để làm chứng
Có hai điều cần làm chứng.
1) làm chứng cho sự thật. Trong Luật Mô-sê mà Chúa Giêsu có lần nhắc tới, nói rằng: chứng của hai người là chứng thực… Cho dẫu là chứng gian, nhưng hai người cùng làm chứng như nhau thì người ta tin là thật. Câu chuyện bà Suzanna bị hai ông già” dê, tuổi mùi, ước muốn phạm tội với bà mà không được bà đáp trả, nên đã cáo gian bà phạm tội với một chàng trai nào đó, mạnh khoẻ chạy nhanh quá nên hai ông già không chụp bắt được chàng, là một ví dụ về chứng hai người thì hiệu quả đến mức nào. Chỉ cần hai người tố cáo y một tội là bà Suzanna bị đưa đi ném đá chết ngay. Cũng may mà câu bé Daniel được Chúa soi sáng để giải oan cho bà Suzanna bằng một câu hỏi, hỏi riêng từng ông: bà Suzanna phạm tội dưới gốc cây nào, thì, ông già Dê trả lời dưới gốc cây chò, ông lão Mùi trả lời dưới gốc cây tùng. Thế là chỉ còn có một chứng. Một chứng cây tùng, một chứng cây chò. Nên không đủ 2 chứng. Nên cũng lộ ra là chứng gian luôn.
Hai người đi rao giảng, cùng nói về một điểm, cùng kêu gọi sám hối, thì người ta tin là cần phải sám hối thật, hơn là chỉ một tiếng kêu, gọi mời hoán cải.
Ngày kia, thánh Phanxicô Assisi nói với một anh em trong dòng: “Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo”. Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang con đường bên phải, rẽ phải con đường bên trái, rồi ung dung đi con đường khác trở về nhà dòng. Thầy dòng thắc mắc hỏi: “Con nghe nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!” Thánh Phanxicô đáp: “Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao ?”
Giá như Phanxicô chỉ đi có một mình. Làm sao làm chứng mạnh mẽ được như đi hai người, ăn mặc giống nhau, thái độ giống nhau, mắt nhìn về một hướng, để kêu gọi người ta hoán cải.
Cần có ít là hai người để làm chứng cho sự thật.
Nhưng đó có lẽ cũng chưa phải là lý mạnh lắm để Chúa Giêsu sai từng hai người một. Lý mạnh để Chúa sai đi từng hai người một là: làm chứng cho yêu thương.
2) làm chứng cho yêu thương. Cần ít là hai người ngang nhau thì mới diễn tả yêu thương được chứ. Có cấp bậc chỉ là thương, xót thương. Ý thức được điều đó, nên đức TGM Saigon trước đây không cử các cha phó xứ, mà chỉ gửi bài sai các cha phụ tá. Bởi vì cũng có cả ngàn lẻ một chuyện giữa cha chính và cha phó. Còn giữa cha sở và linh mục phụ tá, thì nằm ở hai cấp độ xa nhau, nên ít xảy ra chuyện này chuyện kia hơn. Cha phó là gần ngang với cha chánh. Mà hai cha này, nơi nào chẳng may không yêu thương nhau thì càng phản chứng hơn là thà chỉ có một mình cha xứ. Đó cũng là lý lẽ mà các cha triều dọn bài giảng không thấy khai thác đề tài sai đi từng hai người một. Linh mục dòng thì nói được, vì luôn có cộng đoàn là những anh em ngang hàng hỗ trợ, chẳng khác gì sai đi từng hai người một. Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho yêu thương. Người không cùng máu mủ ruột thịt nhưng yêu thương nhau như thế đó.
Khi các nhà truyền giáo đến Việt-Nam giảng đạo và có người theo. Các người không theo, nhìn những người theo, xem đặt tên cho họ là đạo gì, vì lúc đó chưa chữ Kitô, chưa có tiếng Thiên Chúa như sau này, thì … quả là điều tốt lành cho đạo ta: những người không theo đạo gọi những người theo đạo là họ theo “đạu yêu nhău,” vì thấy họ yêu thương nhau dường nào (ví như cộng đoàn tiên khởi mà Luca mô tả trong sách Công Vụ). Đây là chi tiết chúng ta biết được nhờ nhà thừa sai Gaspar d’Amaral gửi báo cáo về cho bề trên của mình ở Bồ Đào Nha.
Có một giám mục đến thêm sức cho một xứ đạo. Trước khi thêm sức, ngài hỏi vài câu giáo lý xem trình độ tới đâu. Ngài hỏi: cái gì là dấu hiệu của đạo chúng ta. Không cánh tay nào giơ lên. Ngài hỏi lại cộng với gợi ý như ghi dấu thánh giá trên mình. Chợt một cánh tay giơ lên, và nói: yêu thương. Đức cha bịp miệng mình kịp trước khi phát ra tiếng wrong: sai. Mà đâu có sai. Quá đúng.
Chúa Giêsu nói người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ thầy: là các con yêu nhau, chứ đâu phải là các con vác thánh giá, là các con nhăn mặt lại chịu khổ đau. Này ta ban điều răn mới, điều răn của riêng ta, là yêu thương, chứ không phải đau khổ.
Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho sự thật và nhất là làm chứng cho yêu thương.
Chúng ta không được sai đi để truyền giáo ở đâu xa, nhưng chúng ta ở trong gia đình. Một gia đình chứng tá, là một gia đình mà chồng và vợ, hai người bình đẳng yêu thương nhau, chứ không phải chồng chúa thương xót vợ tôi, hay vợ là trời thương hại chồng là đất. Yêu chứ không chỉ là thương. Như thế mới xứng danh là gia đình Công Giáo, mà cốt tuỷ của đạo là yêu thương và Chúa sai đi từng hai người một cũng là để làm chứng cho yêu thương.
Trong một cuộc hội thảo về truyền giáo, nhiều học giả phát biểu hùng hồn, nhiều thừa sai kể ra kinh nghiệm. Một người da đen ngồi ở góc, cuối cùng cũng được mời phát biểu. Chị nói : ở đất nước tôi, Phi Châu, khi truyền giáo cho một vùng nào, người ta gửi tới đó một gia đình Công Giáo.
Kìa họ yêu thương nhau biết là chừng nào. Đó là lời giảng hùng hồn nhất. Tại nhà thờ các linh mục thương yêu nhau, (một linh mục thì khó làm chứng được điều này), tại nhà mình cha mẹ yêu thương nhau, thế là Chúa đã sai đi từng hai người một.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm