Theo Vatican News, một điểm hẹn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ bỏ lỡ trong một chuyến tông du ở nước ngoài là gặp gỡ những người trẻ tuổi, “những người xây dựng nên ngày mai của xã hội”. Cuộc gặp gỡ đó diễn ra vào ngày áp chót của chuyến thăm Nhật Bản, khi ngài dành thời gian để gặp gỡ giới trẻ Tokyo.
Theo một công thức được luyện tập kỹ lưỡng, cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người trẻ tuổi ở Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Tokyo bắt đầu bằng một số chứng từ trực tiếp. Đại diện cho sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo của những người trẻ đang sống ở Nhật Bản ngày nay, một người trẻ Công Giáo, một Phật tử trẻ và một di dân trẻ tuổi đã có thể nói lên các nỗi sợ hãi và khát vọng sâu sắc nhất của họ và hỏi Đức Giáo Hoàng một số câu hỏi quan trọng.
Miki nhấn mạnh một thực tại trong đó việc thiếu thì giờ và sức cạnh tranh thường xuyên khiến những người trẻ tuổi “không thấy muôn vàn vì sao và mất cơ hội tràn đầy niềm vui trải nghiệm sự vĩ đại của Thiên Chúa và sự yếu đuối của chính họ và nhận ra rằng Thiên Chúa ở cùng họ”.
Masako đã rọi sáng vào tai họa bắt nạt và tự tử, nhất là giữa các học giả và sinh viên ở Nhật Bản, và vào thực tại này là việc sử dụng sai lầm kỹ thuật khiến nhiều người trẻ cảm thấy cô đơn, cô lập và thiếu bạn bè thực sự.
Những lo lắng của cô đã được lặp lại bởi Leonardo, con trai một người nhập cư Phi Luật Tân, người đã nói với Đức Giáo Hoàng: “Thưa Đức Thánh Cha, xin Đức Thánh Cha làm ơn nói cho con hay, chúng con nên đối đầu ra sao với những vấn đề kỳ thị và bắt nạt đang lan rộng khắp thế giới?”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói “Cảm ơn con, Leonardo, vì con đã chia sẻ kinh nghiệm bắt nạt và kỳ thị”, và ngài nhận định rằng ngày càng có nhiều người trẻ tìm được can đảm nói lên những trải nghiệm như thế.
Bắt nạt
Ngài nói, bắt nạt “tấn công lòng tự tin của chúng ta vào chính thời điểm mà chúng ta cần nhất khả năng chấp nhận bản thân và đương đầu với các thách đố mới trong cuộc sống”.
Đức Giáo Hoàng đã mô tả hiện tượng này như một dịch bệnh và cho biết cách tốt nhất để điều trị nó là đoàn kết và học cách nói “Đủ rồi!” Và ngài kêu gọi tất cả các bạn trẻ đừng bao giờ sợ hãi “đứng lên giữa các bạn cùng lớp và bạn bè và nói: ‘Những gì bạn đang làm là sai lầm’”.
Sợ hãi
Đức Giáo Hoàng giải thích, sợ hãi luôn là kẻ thù của lòng tốt, bởi vì nó là kẻ thù của tình yêu và hòa bình.
Ngài nói rằng mọi tôn giáo lớn đều dạy sự khoan dung, hòa hợp và từ bi, không sợ hãi, chia rẽ và xung đột. Ngài nhắc nhở những người có mặt rằng Chúa Giêsu liên tục nói với những người theo Người đừng sợ hãi. Đức Giáo Hoàng nói, tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho anh chị em của chúng ta gạt bỏ nỗi sợ hãi. Ngài nói “chính Chúa Giêsu biết bị coi thường và bị bác bỏ có nghĩa gì - thậm chí đến mức bị đóng đinh”.
“Người cũng biết làm một người xa lạ, một di dân, một người 'khác biệt' có nghĩa là gì. Theo một nghĩa nào đó, Chúa Giêsu là 'người ngoài cuộc' tối hậu, theo ngài, là một người ngoài cuộc, nhưng đầy sức sống để cho đi”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với tất cả các 'Leonardo của thế giới' rằng: “Thế giới cần các con, các con đừng bao giờ quên điều đó!”: chúng ta luôn nhìn lên tất cả những thứ chúng ta không có, nhưng chúng ta phải nhìn mọi sự sống mà chúng ta có thể cho đi và chia sẻ với những người khác: “Chúa cần các con, để các con có thể khuyến khích mọi người xung quanh chúng ta đang tìm kiếm một bàn tay giúp đỡ để nâng họ lên”.
Ngài nói, điều này liên quan đến việc “phát triển một phẩm tính rất quan trọng nhưng bị đánh giá thấp: đó là khả năng học cách dành thì giờ cho người khác, lắng nghe họ, chia sẻ với họ, hiểu họ”.
Tình yêu thay đổi thế giới
Chỉ lúc đó, Đức Giáo Hoàng giải thích, chúng ta mới có thể mở các trải nghiệm và những vấn đề của chúng ta cho một tình yêu có thể thay đổi chúng ta và bắt đầu thay đổi thế giới xung quanh chúng ta.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, điều đó chính là điều Miki đã nói tới trong phần thuyết trình của cô khi cô hỏi làm thế nào những người trẻ tuổi có thể tạo không gian cho Thiên Chúa trong một xã hội điên cuồng và tập chú vào việc cạnh tranh và có hiệu năng.
Ngài nói, càng ngày chúng ta càng thấy rằng “một người, một cộng đồng hoặc thậm chí cả một xã hội có thể phát triển cao ở bên ngoài, nhưng có một cuộc sống nội tâm nghèo nàn và kém phát triển, thiếu sự sống và sức sống thực sự”.
Ngài nói, “Mọi thứ đều làm họ chán nản; họ không còn mơ mộng, cười đùa hay vui chơi. Họ không có cảm thức thán phục hay ngạc nhiên. Họ giống như thây ma; trái tim họ đã ngừng đập vì họ không còn khả năng ăn mừng sự sống với người khác”.
Nghèo khó về tinh thần
Nhận xét một lần nữa việc có biết bao người trên khắp thế giới của chúng ta giàu có về vật chất, nhưng sống như những nô lệ cho sự cô đơn vô song, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn Mẹ Theresa Calcutta, người làm việc giữa những người nghèo nhất và nói: "Cô đơn và cảm giác không được yêu thương là hình thức nghèo nàn khủng khiếp nhất”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, tất cả chúng ta đều được kêu gọi chiến đấu chống lại cảnh nghèo đói về tinh thần, nhưng những người trẻ tuổi có vai trò đặc biệt để đóng “vì nó đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong các ưu tiên và các lựa chọn".
Ngài nói “điều đó có nghĩa nhận ra rằng điều quan trọng nhất không phải là tôi có hoặc có thể có được gì, mà là tôi có thể chia sẻ với ai. Không quá quan trọng tập chú vào việc những gì tôi sống, nhưng tôi sống cho ai. Sự vật quan trọng, nhưng con người mới chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, không có con người, chúng ta trở nên phi nhân, chúng ta mất đi các khuôn mặt và tên tuổi, và chúng ta trở thành một đồ vật khác.
Tình bạn
Đức Giáo Hoàng nói, tình bạn là một điều gì đó đẹp đẽ mà bạn có thể cống hiến cho thế giới của chúng ta, và ngài mời những người trẻ đặt hy vọng của họ vào một tương lai “dựa trên nền văn hóa gặp gỡ, chấp nhận, tình huynh đệ và tôn trọng phẩm giá của mỗi người, nhất là những người cần tình yêu và sự hiểu biết nhất”.
Ngài nói, “để duy trì sự sống về thể lý, chúng ta phải giữ nhịp thở; đó là điều chúng ta vẫn làm mà không nhận ra nó, hoàn toàn tự động. Để sống theo nghĩa đầy đủ nhất của hạn từ này, chúng ta cũng cần học cách thở một cách thiêng liêng, qua cầu nguyện và suy niệm”.
Ngài thúc giục những người có mặt làm điều đó và học cách nghe Thiên Chúa nói với họ trong sâu thẳm cõi lòng họ, và đồng thời vươn tay ra với những người khác trong các hành vi yêu thương và phục vụ.
Đừng bao giờ gác lại các giấc mơ của các bạn
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến trải nghiệm của Masako, như một học sinh và một thầy giáo; ngài nhận định rằng chìa khóa để lớn lên trong khôn ngoan không hẳn là tìm các câu trả lời đúng cho bằng khám phá ra những câu hỏi đúng để hỏi.
Ngài nói, “Hãy tiếp tục hỏi và giúp người khác hỏi, những câu hỏi đúng về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta và về cách chúng ta có thể định hình một tương lai tốt hơn như thế nào cho những người đến sau chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết luận, các bạn trẻ thân mến, “đừng bao giờ ngã lòng hay gác lại giấc mơ của các bạn. Hãy dành cho chúng nhiều không gian, hãy dám thoáng nhìn những chân trời rộng lớn và xem điều gì đang chờ đợi các bạn nếu các bạn khao khát đạt được chúng với nhau”.
Theo một công thức được luyện tập kỹ lưỡng, cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những người trẻ tuổi ở Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Tokyo bắt đầu bằng một số chứng từ trực tiếp. Đại diện cho sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo của những người trẻ đang sống ở Nhật Bản ngày nay, một người trẻ Công Giáo, một Phật tử trẻ và một di dân trẻ tuổi đã có thể nói lên các nỗi sợ hãi và khát vọng sâu sắc nhất của họ và hỏi Đức Giáo Hoàng một số câu hỏi quan trọng.
Miki nhấn mạnh một thực tại trong đó việc thiếu thì giờ và sức cạnh tranh thường xuyên khiến những người trẻ tuổi “không thấy muôn vàn vì sao và mất cơ hội tràn đầy niềm vui trải nghiệm sự vĩ đại của Thiên Chúa và sự yếu đuối của chính họ và nhận ra rằng Thiên Chúa ở cùng họ”.
Masako đã rọi sáng vào tai họa bắt nạt và tự tử, nhất là giữa các học giả và sinh viên ở Nhật Bản, và vào thực tại này là việc sử dụng sai lầm kỹ thuật khiến nhiều người trẻ cảm thấy cô đơn, cô lập và thiếu bạn bè thực sự.
Những lo lắng của cô đã được lặp lại bởi Leonardo, con trai một người nhập cư Phi Luật Tân, người đã nói với Đức Giáo Hoàng: “Thưa Đức Thánh Cha, xin Đức Thánh Cha làm ơn nói cho con hay, chúng con nên đối đầu ra sao với những vấn đề kỳ thị và bắt nạt đang lan rộng khắp thế giới?”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói “Cảm ơn con, Leonardo, vì con đã chia sẻ kinh nghiệm bắt nạt và kỳ thị”, và ngài nhận định rằng ngày càng có nhiều người trẻ tìm được can đảm nói lên những trải nghiệm như thế.
Bắt nạt
Ngài nói, bắt nạt “tấn công lòng tự tin của chúng ta vào chính thời điểm mà chúng ta cần nhất khả năng chấp nhận bản thân và đương đầu với các thách đố mới trong cuộc sống”.
Đức Giáo Hoàng đã mô tả hiện tượng này như một dịch bệnh và cho biết cách tốt nhất để điều trị nó là đoàn kết và học cách nói “Đủ rồi!” Và ngài kêu gọi tất cả các bạn trẻ đừng bao giờ sợ hãi “đứng lên giữa các bạn cùng lớp và bạn bè và nói: ‘Những gì bạn đang làm là sai lầm’”.
Sợ hãi
Đức Giáo Hoàng giải thích, sợ hãi luôn là kẻ thù của lòng tốt, bởi vì nó là kẻ thù của tình yêu và hòa bình.
Ngài nói rằng mọi tôn giáo lớn đều dạy sự khoan dung, hòa hợp và từ bi, không sợ hãi, chia rẽ và xung đột. Ngài nhắc nhở những người có mặt rằng Chúa Giêsu liên tục nói với những người theo Người đừng sợ hãi. Đức Giáo Hoàng nói, tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho anh chị em của chúng ta gạt bỏ nỗi sợ hãi. Ngài nói “chính Chúa Giêsu biết bị coi thường và bị bác bỏ có nghĩa gì - thậm chí đến mức bị đóng đinh”.
“Người cũng biết làm một người xa lạ, một di dân, một người 'khác biệt' có nghĩa là gì. Theo một nghĩa nào đó, Chúa Giêsu là 'người ngoài cuộc' tối hậu, theo ngài, là một người ngoài cuộc, nhưng đầy sức sống để cho đi”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với tất cả các 'Leonardo của thế giới' rằng: “Thế giới cần các con, các con đừng bao giờ quên điều đó!”: chúng ta luôn nhìn lên tất cả những thứ chúng ta không có, nhưng chúng ta phải nhìn mọi sự sống mà chúng ta có thể cho đi và chia sẻ với những người khác: “Chúa cần các con, để các con có thể khuyến khích mọi người xung quanh chúng ta đang tìm kiếm một bàn tay giúp đỡ để nâng họ lên”.
Ngài nói, điều này liên quan đến việc “phát triển một phẩm tính rất quan trọng nhưng bị đánh giá thấp: đó là khả năng học cách dành thì giờ cho người khác, lắng nghe họ, chia sẻ với họ, hiểu họ”.
Tình yêu thay đổi thế giới
Chỉ lúc đó, Đức Giáo Hoàng giải thích, chúng ta mới có thể mở các trải nghiệm và những vấn đề của chúng ta cho một tình yêu có thể thay đổi chúng ta và bắt đầu thay đổi thế giới xung quanh chúng ta.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, điều đó chính là điều Miki đã nói tới trong phần thuyết trình của cô khi cô hỏi làm thế nào những người trẻ tuổi có thể tạo không gian cho Thiên Chúa trong một xã hội điên cuồng và tập chú vào việc cạnh tranh và có hiệu năng.
Ngài nói, càng ngày chúng ta càng thấy rằng “một người, một cộng đồng hoặc thậm chí cả một xã hội có thể phát triển cao ở bên ngoài, nhưng có một cuộc sống nội tâm nghèo nàn và kém phát triển, thiếu sự sống và sức sống thực sự”.
Ngài nói, “Mọi thứ đều làm họ chán nản; họ không còn mơ mộng, cười đùa hay vui chơi. Họ không có cảm thức thán phục hay ngạc nhiên. Họ giống như thây ma; trái tim họ đã ngừng đập vì họ không còn khả năng ăn mừng sự sống với người khác”.
Nghèo khó về tinh thần
Nhận xét một lần nữa việc có biết bao người trên khắp thế giới của chúng ta giàu có về vật chất, nhưng sống như những nô lệ cho sự cô đơn vô song, Đức Giáo Hoàng đã trích dẫn Mẹ Theresa Calcutta, người làm việc giữa những người nghèo nhất và nói: "Cô đơn và cảm giác không được yêu thương là hình thức nghèo nàn khủng khiếp nhất”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, tất cả chúng ta đều được kêu gọi chiến đấu chống lại cảnh nghèo đói về tinh thần, nhưng những người trẻ tuổi có vai trò đặc biệt để đóng “vì nó đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong các ưu tiên và các lựa chọn".
Ngài nói “điều đó có nghĩa nhận ra rằng điều quan trọng nhất không phải là tôi có hoặc có thể có được gì, mà là tôi có thể chia sẻ với ai. Không quá quan trọng tập chú vào việc những gì tôi sống, nhưng tôi sống cho ai. Sự vật quan trọng, nhưng con người mới chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp, không có con người, chúng ta trở nên phi nhân, chúng ta mất đi các khuôn mặt và tên tuổi, và chúng ta trở thành một đồ vật khác.
Tình bạn
Đức Giáo Hoàng nói, tình bạn là một điều gì đó đẹp đẽ mà bạn có thể cống hiến cho thế giới của chúng ta, và ngài mời những người trẻ đặt hy vọng của họ vào một tương lai “dựa trên nền văn hóa gặp gỡ, chấp nhận, tình huynh đệ và tôn trọng phẩm giá của mỗi người, nhất là những người cần tình yêu và sự hiểu biết nhất”.
Ngài nói, “để duy trì sự sống về thể lý, chúng ta phải giữ nhịp thở; đó là điều chúng ta vẫn làm mà không nhận ra nó, hoàn toàn tự động. Để sống theo nghĩa đầy đủ nhất của hạn từ này, chúng ta cũng cần học cách thở một cách thiêng liêng, qua cầu nguyện và suy niệm”.
Ngài thúc giục những người có mặt làm điều đó và học cách nghe Thiên Chúa nói với họ trong sâu thẳm cõi lòng họ, và đồng thời vươn tay ra với những người khác trong các hành vi yêu thương và phục vụ.
Đừng bao giờ gác lại các giấc mơ của các bạn
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến trải nghiệm của Masako, như một học sinh và một thầy giáo; ngài nhận định rằng chìa khóa để lớn lên trong khôn ngoan không hẳn là tìm các câu trả lời đúng cho bằng khám phá ra những câu hỏi đúng để hỏi.
Ngài nói, “Hãy tiếp tục hỏi và giúp người khác hỏi, những câu hỏi đúng về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta và về cách chúng ta có thể định hình một tương lai tốt hơn như thế nào cho những người đến sau chúng ta”.
Đức Giáo Hoàng kết luận, các bạn trẻ thân mến, “đừng bao giờ ngã lòng hay gác lại giấc mơ của các bạn. Hãy dành cho chúng nhiều không gian, hãy dám thoáng nhìn những chân trời rộng lớn và xem điều gì đang chờ đợi các bạn nếu các bạn khao khát đạt được chúng với nhau”.