Như đã loan tin, hôm qua, 25 tháng 11, Đức Phanxicô đã gặp gỡ các nạn nhân của ba thảm họa cùng một lúc là động đất, sóng thần và tai nạn hạch nhân năm 2011. Ngài đã nghe chứng từ của 3 nạn nhân sống sót: Giáo viên mẫu giáo Toshito Kato, tu sĩ Phật Giáo Tokuun Tanaka, và cô Matsuki Kamoshita, 8 tuổi khi cùng gia đình di tản vào Tokyo sau tai nạn hạch nhân ở Fukushima.
Sau các chứng từ của 3 nạn nhân sống sót, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với cử tọa và sau đây là nguyên văn lời ngài:
Các Bạn thân mến,
Cuộc gặp gỡ với các bạn hôm nay là một phần quan trọng trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi. Tôi cảm ơn tất cả các bạn đã chào đón tôi với âm nhạc từ Argentina. Tôi đặc biệt cảm ơn Toshiko, Tokuun và Matsuki, những người đã chia sẻ câu chuyện của họ với chúng ta. Họ và tất cả các bạn, đại diện cho tất cả những người phải chịu hậu quả nặng nề của thảm họa ba mặt- động đất, sóng thần và tai nạn hạch nhân - đã ảnh hưởng không những các quận của Iwate, Miyagi và Fukushima mà cả Nhật Bản và cư dân Nhật Bản. Cảm ơn các bạn đã bày tỏ bằng lời nói và sự hiện diện của các bạn nỗi buồn đau, nhưng cũng hy vọng về một tương lai tốt hơn, được rất nhiều người trải nghiệm. Ở phần kết thúc chứng từ của mình, Matsuki mời tôi cùng bạn tham gia việc cầu nguyện. Chúng ta hãy dành một phút im lặng, để lời đầu tiên của chúng ta sẽ là lời cầu nguyện cho hơn mười tám ngàn người đã mất mạng sống, cho gia đình họ và những người vẫn còn mất tích. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta được hợp nhất và được ban cho sự can đảm để nhìn về phía trước với lòng hy vọng.
Chúng ta cũng xin cảm ơn những nỗ lực của các chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân đang làm việc để tái thiết các khu vực xảy ra thảm họa và cứu trợ hơn năm mươi ngàn người đã phải sơ tán và đang sống trong những nhà ở tạm thời, vẫn chưa thể trở về nhà của họ.
Tôi đặc biệt đánh giá cao, như Toshiko đã nhấn mạnh, tốc độ mà nhiều người, không chỉ từ Nhật Bản, mà từ khắp nơi trên thế giới, đã huy động ngay sau các thảm họa để hỗ trợ các nạn nhân bằng rất nhiều lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất và tài chính. Chúng ta không nên để hành động này bị mất theo thời gian hoặc biến mất sau cú sốc ban đầu; đúng hơn, chúng ta nên tiếp tục và duy trì nó. Như Matsuki đã nói với chúng ta, một số người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng hiện đang cảm thấy bị người khác lãng quên và nhiều người phải đối diện với các vấn đề đang tiếp diễn: đất và rừng bị ô nhiễm và hậu quả lâu dài của phóng xạ.
Mong sao cuộc gặp gỡ này giúp chúng ta kêu gọi tất cả những người có thiện chí, để các nạn nhân của những thảm kịch này sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ rất cần thiết.
Không có các tài nguyên căn bản như thực phẩm, quần áo và nơi ở, không thể sống một cuộc sống xứng đáng và có mức tối thiểu cần thiết để thành công trong việc tái thiết. Điều này, ngược lại, đòi phải có việc cảm nghiệm được tình liên đới và sự hỗ trợ của một cộng đồng. Không ai “tự tái thiết một mình; không ai có thể bắt đầu lại một mình được. Chúng ta phải tìm cho được một bàn tay thân hữu và huynh đệ, có khả năng giúp xây nên không những một thành phố, mà cả một chân trời và một niềm hy vọng cho chúng ta. Toshiko nói với chúng ta rằng mặc dù mất hết nhà trong cơn sóng thần, bà vẫn biết ơn vì có thể đánh giá cao ơn phúc sự sống và vì cảm nghiệm hy vọng phát xuất từ việc nhìn thấy mọi người đến với nhau để giúp đỡ lẫn nhau. Tám năm sau thảm họa ba mặt, Nhật Bản đã cho thấy một dân tộc có thể đoàn kết như thế nào trong liên đới, kiên nhẫn, kiên trì và kiên cường. Con đường để phục hồi hoàn toàn có thể vẫn còn dài, nhưng nó luôn có thể được thực hiện nếu biết dựa vào tinh thần của những người có khả năng huy động để giúp đỡ lẫn nhau. Như Toshiko đã nói, nếu chúng ta không làm gì, kết quả sẽ bằng không. Nhưng bất cứ khi nào tiến một bước, các bạn đều sẽ tiến lên một bước. Bởi thế, tôi mời các bạn, tiến bước mỗi ngày, từng bước một, để xây dựng một tương lai dựa trên tình liên đới và cam kết lẫn nhau, cho chính các bạn, cho con cháu các bạn và cho các thế hệ mai sau.
Tokuun hỏi làm thế nào chúng ta có thể giải đáp các vấn đề lớn khác mà chúng ta đang phải đối diện: chiến tranh, người tị nạn, thực phẩm, chênh lệch kinh tế và thách thức môi trường. Như các bạn biết, những điều này không thể được hiểu hoặc xử lý riêng rẽ. Một sai lầm nghiêm trọng là nghĩ rằng ngày nay những vấn đề này có thể được xử lý một cách cô lập, mà không coi chúng như một phần của một mạng lưới lớn hơn nhiều. Ông đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng chúng ta là một phần của trái đất này, một phần của môi trường, vì tất cả mọi vật, cuối cùng, được nối kết qua lại với nhau. Các quyết định quan trọng sẽ phải được đưa ra về việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng trong tương lai nói riêng. Nhưng tôi tin điều quan trọng nhất là tiến bộ trong việc xây dựng một nền văn hóa có khả năng chống lại sự thờ ơ. Một trong những căn bệnh lớn nhất của chúng ta có liên quan đến nền văn hóa thờ ơ. Chúng ta cần làm việc với nhau để phát huy ý thức này là nếu một thành viên trong gia đình chúng ta đau khổ, tất cả chúng ta đều đau khổ. Sự nối kết thực sự sẽ không xảy ra trừ khi chúng ta trau dồi đức khôn ngoan của việc sống với nhau, vốn là đức khôn ngoan duy nhất có khả năng đối diện với các vấn đề (và giải pháp) theo phương thức hoàn cầu. Chúng ta là thành phần của nhau.
Ở đây, tôi muốn đề cập, một cách đặc biệt, vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạch nhân Daiichi ở Fukushima và hậu quả của nó. Ngoài các mối lo âu về khoa học hoặc y tế, còn có những thách thức to lớn của việc khôi phục kết cấu của xã hội. Cho đến khi các mối dây xã hội trong cộng đồng địa phương được thiết lập lại, và mọi người một lần nữa có thể hưởng được một cuộc sống an toàn và ổn định, vụ tai nạn Fukushima sẽ không được giải quyết hoàn toàn. Đổi lại, như các giám mục anh em của tôi tại Nhật Bản đã nhấn mạnh, điều này liên quan đến mối quan tâm về việc tiếp tục sử dụng năng lực hạch nhân; vì lý do này, các ngài đã kêu gọi bãi bỏ các nhà máy điện hạch nhân.
Thời đại chúng ta bị cám dỗ muốn biến tiến bộ kỹ thuật thành thước đo tiến bộ nhân bản. “Mô hình kỹ trị” về tiến bộ và phát triển này đang lên khuôn cuộc sống của các cá nhân và hoạt động của xã hội, và thường dẫn đến chủ nghĩa giản lược ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội (x. Laudato Si’, 101-114). Vì vậy, điều quan trọng là vào những lúc như thế này, hãy dừng lại và suy nghĩ về việc chúng ta là ai và, có lẽ quan trọng hơn, chúng ta muốn trở thành ai. Loại thế giới nào, loại di sản nào, chúng ta sẽ để lại cho những người sẽ đến sau chúng ta? Đức khôn ngoan và kinh nghiệm của những người lớn tuổi, kết hợp với lòng nhiệt thành và nhiệt huyết của những người trẻ tuổi, có thể giúp tạo ra một viễn kiến khác, một viễn kiến biết cổ vũ lòng kính trọng đối với quà phúc sự sống và tình liên đới với anh chị em của chúng ta trong một gia đình nhân loại đa sắc tộc và đa văn hóa.
Khi nghĩ về tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta, chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta không thể đưa ra các quyết định hoàn toàn ích kỷ và chúng ta có trách nhiệm lớn đối với các thế hệ tương lai.
Do đó, chúng ta phải chọn một lối sống khiêm tốn và đạm bạc hơn để nhận ra các thực tại cấp bách mà chúng ta được mời gọi đối diện. Toshiko, Tokuun và Matsuki từng nhắc nhở chúng ta sự cần thiết phải tìm một con đường mới cho tương lai, một con đường bắt nguồn từ lòng tôn trọng mỗi người và tôn trọng thế giới tự nhiên. Dọc con đường này, “tất cả chúng ta có thể hợp tác như các khí cụ của Thiên Chúa để chăm sóc sáng thế, mỗi người tùy theo văn hóa, kinh nghiệm, sự liên lụy và tài năng của riêng mình” (sđd., 14).
Các bạn thân mến, trong công việc phục hồi và tái thiết liên tục sau thảm họa ba mặt, nhiều bàn tay phải nắm lấy nhau và nhiều trái tim đoàn kết như một. Nhờ cách này, những người đang đau khổ sẽ được hỗ trợ và biết rằng họ không bị lãng quên. Họ sẽ nhận ra rằng nhiều người tích cực và hữu hiệu chia sẻ nỗi buồn của họ và tiếp tục mở rộng bàn tay huynh đệ giúp đỡ. Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả những người, cách lớn và cách nhỏ, đã cố gắng giảm bớt gánh nặng của các nạn nhân. Mong sao lòng cảm thương trở thành con đường giúp mọi người tìm thấy hy vọng, sự ổn định và an toàn cho tương lai.
Cảm ơn các bạn một lần nữa vì đã hiện diện ở đây. Hãy cầu nguyện cho tôi. Và xin Thiên Chúa ban cho tất cả các bạn, và cho những người thân yêu của các bạn, các ơn phúc khôn ngoan, sức mạnh và hòa bình của Người. Cảm ơn các bạn.
Sau các chứng từ của 3 nạn nhân sống sót, Đức Giáo Hoàng đã nói chuyện với cử tọa và sau đây là nguyên văn lời ngài:
Các Bạn thân mến,
Cuộc gặp gỡ với các bạn hôm nay là một phần quan trọng trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi. Tôi cảm ơn tất cả các bạn đã chào đón tôi với âm nhạc từ Argentina. Tôi đặc biệt cảm ơn Toshiko, Tokuun và Matsuki, những người đã chia sẻ câu chuyện của họ với chúng ta. Họ và tất cả các bạn, đại diện cho tất cả những người phải chịu hậu quả nặng nề của thảm họa ba mặt- động đất, sóng thần và tai nạn hạch nhân - đã ảnh hưởng không những các quận của Iwate, Miyagi và Fukushima mà cả Nhật Bản và cư dân Nhật Bản. Cảm ơn các bạn đã bày tỏ bằng lời nói và sự hiện diện của các bạn nỗi buồn đau, nhưng cũng hy vọng về một tương lai tốt hơn, được rất nhiều người trải nghiệm. Ở phần kết thúc chứng từ của mình, Matsuki mời tôi cùng bạn tham gia việc cầu nguyện. Chúng ta hãy dành một phút im lặng, để lời đầu tiên của chúng ta sẽ là lời cầu nguyện cho hơn mười tám ngàn người đã mất mạng sống, cho gia đình họ và những người vẫn còn mất tích. Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta được hợp nhất và được ban cho sự can đảm để nhìn về phía trước với lòng hy vọng.
Chúng ta cũng xin cảm ơn những nỗ lực của các chính quyền địa phương, các tổ chức và cá nhân đang làm việc để tái thiết các khu vực xảy ra thảm họa và cứu trợ hơn năm mươi ngàn người đã phải sơ tán và đang sống trong những nhà ở tạm thời, vẫn chưa thể trở về nhà của họ.
Tôi đặc biệt đánh giá cao, như Toshiko đã nhấn mạnh, tốc độ mà nhiều người, không chỉ từ Nhật Bản, mà từ khắp nơi trên thế giới, đã huy động ngay sau các thảm họa để hỗ trợ các nạn nhân bằng rất nhiều lời cầu nguyện và hỗ trợ vật chất và tài chính. Chúng ta không nên để hành động này bị mất theo thời gian hoặc biến mất sau cú sốc ban đầu; đúng hơn, chúng ta nên tiếp tục và duy trì nó. Như Matsuki đã nói với chúng ta, một số người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng hiện đang cảm thấy bị người khác lãng quên và nhiều người phải đối diện với các vấn đề đang tiếp diễn: đất và rừng bị ô nhiễm và hậu quả lâu dài của phóng xạ.
Mong sao cuộc gặp gỡ này giúp chúng ta kêu gọi tất cả những người có thiện chí, để các nạn nhân của những thảm kịch này sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ rất cần thiết.
Không có các tài nguyên căn bản như thực phẩm, quần áo và nơi ở, không thể sống một cuộc sống xứng đáng và có mức tối thiểu cần thiết để thành công trong việc tái thiết. Điều này, ngược lại, đòi phải có việc cảm nghiệm được tình liên đới và sự hỗ trợ của một cộng đồng. Không ai “tự tái thiết một mình; không ai có thể bắt đầu lại một mình được. Chúng ta phải tìm cho được một bàn tay thân hữu và huynh đệ, có khả năng giúp xây nên không những một thành phố, mà cả một chân trời và một niềm hy vọng cho chúng ta. Toshiko nói với chúng ta rằng mặc dù mất hết nhà trong cơn sóng thần, bà vẫn biết ơn vì có thể đánh giá cao ơn phúc sự sống và vì cảm nghiệm hy vọng phát xuất từ việc nhìn thấy mọi người đến với nhau để giúp đỡ lẫn nhau. Tám năm sau thảm họa ba mặt, Nhật Bản đã cho thấy một dân tộc có thể đoàn kết như thế nào trong liên đới, kiên nhẫn, kiên trì và kiên cường. Con đường để phục hồi hoàn toàn có thể vẫn còn dài, nhưng nó luôn có thể được thực hiện nếu biết dựa vào tinh thần của những người có khả năng huy động để giúp đỡ lẫn nhau. Như Toshiko đã nói, nếu chúng ta không làm gì, kết quả sẽ bằng không. Nhưng bất cứ khi nào tiến một bước, các bạn đều sẽ tiến lên một bước. Bởi thế, tôi mời các bạn, tiến bước mỗi ngày, từng bước một, để xây dựng một tương lai dựa trên tình liên đới và cam kết lẫn nhau, cho chính các bạn, cho con cháu các bạn và cho các thế hệ mai sau.
Tokuun hỏi làm thế nào chúng ta có thể giải đáp các vấn đề lớn khác mà chúng ta đang phải đối diện: chiến tranh, người tị nạn, thực phẩm, chênh lệch kinh tế và thách thức môi trường. Như các bạn biết, những điều này không thể được hiểu hoặc xử lý riêng rẽ. Một sai lầm nghiêm trọng là nghĩ rằng ngày nay những vấn đề này có thể được xử lý một cách cô lập, mà không coi chúng như một phần của một mạng lưới lớn hơn nhiều. Ông đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng chúng ta là một phần của trái đất này, một phần của môi trường, vì tất cả mọi vật, cuối cùng, được nối kết qua lại với nhau. Các quyết định quan trọng sẽ phải được đưa ra về việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng trong tương lai nói riêng. Nhưng tôi tin điều quan trọng nhất là tiến bộ trong việc xây dựng một nền văn hóa có khả năng chống lại sự thờ ơ. Một trong những căn bệnh lớn nhất của chúng ta có liên quan đến nền văn hóa thờ ơ. Chúng ta cần làm việc với nhau để phát huy ý thức này là nếu một thành viên trong gia đình chúng ta đau khổ, tất cả chúng ta đều đau khổ. Sự nối kết thực sự sẽ không xảy ra trừ khi chúng ta trau dồi đức khôn ngoan của việc sống với nhau, vốn là đức khôn ngoan duy nhất có khả năng đối diện với các vấn đề (và giải pháp) theo phương thức hoàn cầu. Chúng ta là thành phần của nhau.
Ở đây, tôi muốn đề cập, một cách đặc biệt, vụ tai nạn tại Nhà máy điện hạch nhân Daiichi ở Fukushima và hậu quả của nó. Ngoài các mối lo âu về khoa học hoặc y tế, còn có những thách thức to lớn của việc khôi phục kết cấu của xã hội. Cho đến khi các mối dây xã hội trong cộng đồng địa phương được thiết lập lại, và mọi người một lần nữa có thể hưởng được một cuộc sống an toàn và ổn định, vụ tai nạn Fukushima sẽ không được giải quyết hoàn toàn. Đổi lại, như các giám mục anh em của tôi tại Nhật Bản đã nhấn mạnh, điều này liên quan đến mối quan tâm về việc tiếp tục sử dụng năng lực hạch nhân; vì lý do này, các ngài đã kêu gọi bãi bỏ các nhà máy điện hạch nhân.
Thời đại chúng ta bị cám dỗ muốn biến tiến bộ kỹ thuật thành thước đo tiến bộ nhân bản. “Mô hình kỹ trị” về tiến bộ và phát triển này đang lên khuôn cuộc sống của các cá nhân và hoạt động của xã hội, và thường dẫn đến chủ nghĩa giản lược ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của đời sống con người và xã hội (x. Laudato Si’, 101-114). Vì vậy, điều quan trọng là vào những lúc như thế này, hãy dừng lại và suy nghĩ về việc chúng ta là ai và, có lẽ quan trọng hơn, chúng ta muốn trở thành ai. Loại thế giới nào, loại di sản nào, chúng ta sẽ để lại cho những người sẽ đến sau chúng ta? Đức khôn ngoan và kinh nghiệm của những người lớn tuổi, kết hợp với lòng nhiệt thành và nhiệt huyết của những người trẻ tuổi, có thể giúp tạo ra một viễn kiến khác, một viễn kiến biết cổ vũ lòng kính trọng đối với quà phúc sự sống và tình liên đới với anh chị em của chúng ta trong một gia đình nhân loại đa sắc tộc và đa văn hóa.
Khi nghĩ về tương lai của ngôi nhà chung của chúng ta, chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta không thể đưa ra các quyết định hoàn toàn ích kỷ và chúng ta có trách nhiệm lớn đối với các thế hệ tương lai.
Do đó, chúng ta phải chọn một lối sống khiêm tốn và đạm bạc hơn để nhận ra các thực tại cấp bách mà chúng ta được mời gọi đối diện. Toshiko, Tokuun và Matsuki từng nhắc nhở chúng ta sự cần thiết phải tìm một con đường mới cho tương lai, một con đường bắt nguồn từ lòng tôn trọng mỗi người và tôn trọng thế giới tự nhiên. Dọc con đường này, “tất cả chúng ta có thể hợp tác như các khí cụ của Thiên Chúa để chăm sóc sáng thế, mỗi người tùy theo văn hóa, kinh nghiệm, sự liên lụy và tài năng của riêng mình” (sđd., 14).
Các bạn thân mến, trong công việc phục hồi và tái thiết liên tục sau thảm họa ba mặt, nhiều bàn tay phải nắm lấy nhau và nhiều trái tim đoàn kết như một. Nhờ cách này, những người đang đau khổ sẽ được hỗ trợ và biết rằng họ không bị lãng quên. Họ sẽ nhận ra rằng nhiều người tích cực và hữu hiệu chia sẻ nỗi buồn của họ và tiếp tục mở rộng bàn tay huynh đệ giúp đỡ. Một lần nữa, tôi cảm ơn tất cả những người, cách lớn và cách nhỏ, đã cố gắng giảm bớt gánh nặng của các nạn nhân. Mong sao lòng cảm thương trở thành con đường giúp mọi người tìm thấy hy vọng, sự ổn định và an toàn cho tương lai.
Cảm ơn các bạn một lần nữa vì đã hiện diện ở đây. Hãy cầu nguyện cho tôi. Và xin Thiên Chúa ban cho tất cả các bạn, và cho những người thân yêu của các bạn, các ơn phúc khôn ngoan, sức mạnh và hòa bình của Người. Cảm ơn các bạn.