THỨ BẢY TUẦN THÁNH
CHIÊM NGẮM MẦU NHHIỆM TỰ HỦY
Thứ bảy Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Bài ca như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-7).
Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng ta.
Thân phận nô lệ, hiện thân của sự thất bại thảm hại mà Ađam đã gieo rắc cho mình và cho muôn thế hệ, lại được Con Thiên Chúa chọn như một phương cách cần thiết cho sự cứu độ. Vì thế, nơi Chúa đối lập hoàn toàn với Ađam:
- Bởi trong khi Ađam chỉ là loài được tạo dựng lại muốn vươn lên chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mình. Còn Chúa Giêsu Kitô, Đấng là chính Thiên Chúa, lại hóa thân trong kiếp phàm nhân.
- Trong khi Ađam phải là kẻ hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa, thì chính sự bất tuân phục của ông mở lối cho tội lỗi và sự chết xâm nhập trần thế.
Còn Chúa Giêsu Kitô, do tình yêu thương xót lớn lao, đã tự hạ và hủy mình mang kiếp nô lệ. Nhờ đó, Chúa chạm tới cùng đích của thân phận thụ tạo.
Không chỉ thế, “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Tình yêu thương xót của Chúa Kitô trao cho nhân loại ơn giải thoát, đưa họ tiến về sự sống, đạt tới đỉnh cao của ơn được làm con Thiên Chúa như chính Chúa.
- Trong khi Ađam tìm cách vượt thoát Thiên Chúa, cũng có nghĩa là tự tách mình khỏi ảnh hưởng và khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu Kitô lại đến trú ngụ giữa trần thế, hòng tuôn đổ tình yêu cho thế giới, đưa con người về lại trong tầm ảnh hưởng của Thiên Chúa.
- Ađam đang sống trong sự sống của Thiên Chúa, nhưng dại dột để cái chết chiếm lấy mình, thì Chúa Giêsu Kitô lại bước vào cái chết, dùng chính sự chết ấy hủy diệt cái chết của con người, đưa con người về lại sự sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô vâng phục Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Chúa trở thành nguyên nhân ơn cứu độ của cả loài người. Chúa chiến thắng sự yếu đuối của xác phàm, sự yếu đuối mà xưa đã đốn ngã Ađam hết sức thảm bại.
Thứ bảy Thánh, Đấng Cứu Chuộc ngủ yên trong mồ. Đó là tất cả tình yêu tự hạ vì xót thương mà Thiên Chúa không bao giờ tiếc để ban phát cho ta.
Vì thế, thứ bảy Thánh, chiêm ngắm Chúa của mình lặng yên, từng người phải biết quyết tâm sống đúng ơn gọi làm con của Thiên Chúa như Chúa.
Chúng ta là họa ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Họa ảnh không được khác chủ thể của nó. Họa ảnh mà khác chủ thể, không là họa ảnh của chủ thể. Họa ảnh mà khác chủ thể, nó chỉ là dị ảnh, lệch chuẩn, sản phẩm sai. Mà đã dị, đã lệch, đã sai, chắc chắn sẽ xấu, sẽ chỉ là thứ tầm thường, có khi phải vứt bỏ.
Chúa Giêsu Kitô từng chỉ trích lối sống mang danh Kitô hữu mà không thực chất Kitô hữu. Chúa gọi là giả hình. Chúa nói nặng: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23, 27-28).
Lối sống giả hình không bao giờ có lợi cho ai, có khi còn rất nguy hiểm, vì nó che đậy biết bao nhiêu sự xấu, sự dữ. Nếu sự dữ, sự xấu mà được che đậy, được ấp ủ thì nguy hiểm vô cùng. Bởi sẽ có lúc nó bùng phát.
Thà đừng là Kitô hữu, còn hơn là Kitô hữu mà chẳng bao giờ biết hy sinh, chẳng bao giời ý thức mầu nhiệm tự hủy để trao ban chính mình như tặng phẩm của tình yêu gởi đến anh chị em quanh mình.
Có một lời kinh sống cùng Hội Thánh, đơn sơ, sâu sắc, “Kinh Hòa Bình”. Lời kinh mà ai nghiền ngẫm và sống đúng, vừa trở nên tặng phẩm tuyệt vời cho trần gian, vừa đem lại bình an, hạnh phúc cho chính người dâng tặng:“Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....”.
Thứ bảy Thánh, chiêm ngắm sự tự hủy vì lòng thương xót của Thiên Chúa, ta hãy ca vang Kinh Hòa Bình, biến nó thành lời cầu xin Chúa ban ơn giúp sức để sống chứng tá cho mầu nhiệm tự hủy, chứng tá cho tình yêu thương xót.
CHIÊM NGẮM MẦU NHHIỆM TỰ HỦY
Thứ bảy Thánh, Đấng là Ngôi Lời làm người đã ngủ yên trong mồ. Chiêm ngắm hình ảnh Đấng Cứu Chuộc chôn vùi xác thân, chúng ta nghe rõ mồn một lời bài ca về sự tự hủy. Bài ca như sau:
“Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa
Mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” (Pl 2, 6-7).
Chúa Kitô, vâng lệnh Chúa Cha, vì phần rỗi đời đời của chúng ta, tự hủy chính mình nên nguồn sống cho chúng ta.
Thân phận nô lệ, hiện thân của sự thất bại thảm hại mà Ađam đã gieo rắc cho mình và cho muôn thế hệ, lại được Con Thiên Chúa chọn như một phương cách cần thiết cho sự cứu độ. Vì thế, nơi Chúa đối lập hoàn toàn với Ađam:
- Bởi trong khi Ađam chỉ là loài được tạo dựng lại muốn vươn lên chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mình. Còn Chúa Giêsu Kitô, Đấng là chính Thiên Chúa, lại hóa thân trong kiếp phàm nhân.
- Trong khi Ađam phải là kẻ hoàn toàn tuân phục Thiên Chúa, thì chính sự bất tuân phục của ông mở lối cho tội lỗi và sự chết xâm nhập trần thế.
Còn Chúa Giêsu Kitô, do tình yêu thương xót lớn lao, đã tự hạ và hủy mình mang kiếp nô lệ. Nhờ đó, Chúa chạm tới cùng đích của thân phận thụ tạo.
Không chỉ thế, “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 8). Tình yêu thương xót của Chúa Kitô trao cho nhân loại ơn giải thoát, đưa họ tiến về sự sống, đạt tới đỉnh cao của ơn được làm con Thiên Chúa như chính Chúa.
- Trong khi Ađam tìm cách vượt thoát Thiên Chúa, cũng có nghĩa là tự tách mình khỏi ảnh hưởng và khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu Kitô lại đến trú ngụ giữa trần thế, hòng tuôn đổ tình yêu cho thế giới, đưa con người về lại trong tầm ảnh hưởng của Thiên Chúa.
- Ađam đang sống trong sự sống của Thiên Chúa, nhưng dại dột để cái chết chiếm lấy mình, thì Chúa Giêsu Kitô lại bước vào cái chết, dùng chính sự chết ấy hủy diệt cái chết của con người, đưa con người về lại sự sống của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu Kitô vâng phục Chúa Cha. Nhờ vâng phục, Chúa trở thành nguyên nhân ơn cứu độ của cả loài người. Chúa chiến thắng sự yếu đuối của xác phàm, sự yếu đuối mà xưa đã đốn ngã Ađam hết sức thảm bại.
Thứ bảy Thánh, Đấng Cứu Chuộc ngủ yên trong mồ. Đó là tất cả tình yêu tự hạ vì xót thương mà Thiên Chúa không bao giờ tiếc để ban phát cho ta.
Vì thế, thứ bảy Thánh, chiêm ngắm Chúa của mình lặng yên, từng người phải biết quyết tâm sống đúng ơn gọi làm con của Thiên Chúa như Chúa.
Chúng ta là họa ảnh của Chúa Giêsu Kitô. Họa ảnh không được khác chủ thể của nó. Họa ảnh mà khác chủ thể, không là họa ảnh của chủ thể. Họa ảnh mà khác chủ thể, nó chỉ là dị ảnh, lệch chuẩn, sản phẩm sai. Mà đã dị, đã lệch, đã sai, chắc chắn sẽ xấu, sẽ chỉ là thứ tầm thường, có khi phải vứt bỏ.
Chúa Giêsu Kitô từng chỉ trích lối sống mang danh Kitô hữu mà không thực chất Kitô hữu. Chúa gọi là giả hình. Chúa nói nặng: “Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác” (Mt 23, 27-28).
Lối sống giả hình không bao giờ có lợi cho ai, có khi còn rất nguy hiểm, vì nó che đậy biết bao nhiêu sự xấu, sự dữ. Nếu sự dữ, sự xấu mà được che đậy, được ấp ủ thì nguy hiểm vô cùng. Bởi sẽ có lúc nó bùng phát.
Thà đừng là Kitô hữu, còn hơn là Kitô hữu mà chẳng bao giờ biết hy sinh, chẳng bao giời ý thức mầu nhiệm tự hủy để trao ban chính mình như tặng phẩm của tình yêu gởi đến anh chị em quanh mình.
Có một lời kinh sống cùng Hội Thánh, đơn sơ, sâu sắc, “Kinh Hòa Bình”. Lời kinh mà ai nghiền ngẫm và sống đúng, vừa trở nên tặng phẩm tuyệt vời cho trần gian, vừa đem lại bình an, hạnh phúc cho chính người dâng tặng:“Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....”.
Thứ bảy Thánh, chiêm ngắm sự tự hủy vì lòng thương xót của Thiên Chúa, ta hãy ca vang Kinh Hòa Bình, biến nó thành lời cầu xin Chúa ban ơn giúp sức để sống chứng tá cho mầu nhiệm tự hủy, chứng tá cho tình yêu thương xót.