Nội Chiến xảy ra ở Myanmar và các nhà thờ bị tấn công!
Loikaw (Theo TTX Fides) - Một số bom do chính phủ quân sự Miến Điện pháo kích vào nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar, nơi có giao tranh dữ dội giữa quân đội của chính phủ và các nhóm kháng chiến địa phương.
Đây là nhà thờ Công Giáo thứ hai bị pháo, sau Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm ở tỉnh Kayanthayar, trong Tiểu bang Loikaw. Như đã được TTX Fides loan tin với lời minh xác của Linh mục Philip Aung Nge, Tổng đại diện của giáo phận Loikaw, các viên đạn cối đã bắn vào nhà thờ ở Demoso! Nhà thờ thánh Giuse cũng như bốn nhà thờ Công Giáo trong thành phố Demoso, đều là các nơi trú ngụ cho những người di tản, thường dân vô tội. Ngoài những thiệt hại về vật chất, may mắn không có ai bị tử thương… nhưng trước sự gia tăng xung đột, các cha xứ đã quyết định di chuyển mọi người đến những ngôi nhà nguyện nhỏ hơn và biệt lập hơn.
Cha Philip Aung Nge cho TTX Fides hay: các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực Demoso, bang Kayah và các khu vực Pekhon, thuộc bang Shan gần đó. "Chúng tôi đang chứng kiến cảnh giao tranh ngay trong thành phố, một điều chưa từng thấy ở Myanmar kể từ năm 1948".
Cha Philip Aung Nge nói: "Chúng tôi không thể quả quyết rằng các nhà thờ là mục tiêu pháo bom, nhưng chúng tôi thấy pháo binh bắn bừa bãi vào thành phố, không cần biết nó có thể rơi vào các nơi dân cư như tu viện, nhà thờ, trường học, dân cư!". Cha cho hay các nhà thờ có nhiều người di tản, chủ yếu họ là Kitô hữu, vì khoảng một phần ba dân số ở tiểu bang Kayah là những tín hữu tin vào Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo địa phương, các linh mục tu sĩ đã làm việc không ngừng để tiếp nhận và cung cấp đồ ăn, thức uống cho dân chúng…
Cha Philip Aung Nge cho biết: “Tại tất cả các nhà thờ trong tiểu bang hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là sự an ủi và nâng đỡ tinh thần. Các chiến binh kháng chiến dân sự ở tiểu bang Kayah đã qui tụ thành "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni" (KPDF) để chống lại việc quân sự hóa khu vực, trong lúc đó chính quyền quân sự cũng ra lệnh tăng cường các biện pháp tình báo, kiểm soát mạng Internet và điện thoại di động của cư dân.
Quân đội Tatmadaw (quân đội Miến Điện) bị thương vong nhiều tại các quận Demoso, Loikaw và Pekhon. Kết quả của những cuộc đụng độ trong 5 ngày qua, làm cho khoảng 70.000 dân thường phải chạy trốn khỏi khoảng 150 ngôi làng ở Demoso, Loikaw và 50.000 người ở Pekhon thuộc bang Kayah và 20.000 ở bang Shan. Nhiều dân làng đã rời bỏ nhà cửa và trốn lên núi đồi hoặc vào rừng sâu. Người dân trong các thành thị thì tìm nương náu trong các tu viện, nhà thờ và các viện dưỡng lão, trường học, nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không được an toàn vì các vụ pháo kích...
Theo các nguồn tin của Fides, thì tình trạng du kích có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc rất sớm: các nhóm "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", lực lượng phòng vệ bình dân, hoạt động tích cực trên toàn lãnh thổ, đang tổ chức thành kháng chiến quân có vũ trang ở các thành phố lớn của Miến Điện, trong khi tại 30 trung tâm đô thị lớn thì đã có lệnh giới nghiêm.
"Cuộc nội chiến ngày càng rõ nét... Chúng tôi thực sự đau buồn về những diễn biến này. Người dân thì bị đàn áp, nên họ phải tự vệ, không còn cách nào khác! Quân đội thường bắt bớ tra tấn thường dân, phụ nữ và trẻ em: đây là những tội ác mà người dân phải phản kháng để tự vệ!” nguồn Fides (Agenzia Fides 5/27/2021)
Loikaw (Theo TTX Fides) - Một số bom do chính phủ quân sự Miến Điện pháo kích vào nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar, nơi có giao tranh dữ dội giữa quân đội của chính phủ và các nhóm kháng chiến địa phương.
Đây là nhà thờ Công Giáo thứ hai bị pháo, sau Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm ở tỉnh Kayanthayar, trong Tiểu bang Loikaw. Như đã được TTX Fides loan tin với lời minh xác của Linh mục Philip Aung Nge, Tổng đại diện của giáo phận Loikaw, các viên đạn cối đã bắn vào nhà thờ ở Demoso! Nhà thờ thánh Giuse cũng như bốn nhà thờ Công Giáo trong thành phố Demoso, đều là các nơi trú ngụ cho những người di tản, thường dân vô tội. Ngoài những thiệt hại về vật chất, may mắn không có ai bị tử thương… nhưng trước sự gia tăng xung đột, các cha xứ đã quyết định di chuyển mọi người đến những ngôi nhà nguyện nhỏ hơn và biệt lập hơn.
Cha Philip Aung Nge cho TTX Fides hay: các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực Demoso, bang Kayah và các khu vực Pekhon, thuộc bang Shan gần đó. "Chúng tôi đang chứng kiến cảnh giao tranh ngay trong thành phố, một điều chưa từng thấy ở Myanmar kể từ năm 1948".
Cha Philip Aung Nge nói: "Chúng tôi không thể quả quyết rằng các nhà thờ là mục tiêu pháo bom, nhưng chúng tôi thấy pháo binh bắn bừa bãi vào thành phố, không cần biết nó có thể rơi vào các nơi dân cư như tu viện, nhà thờ, trường học, dân cư!". Cha cho hay các nhà thờ có nhiều người di tản, chủ yếu họ là Kitô hữu, vì khoảng một phần ba dân số ở tiểu bang Kayah là những tín hữu tin vào Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo địa phương, các linh mục tu sĩ đã làm việc không ngừng để tiếp nhận và cung cấp đồ ăn, thức uống cho dân chúng…
Cha Philip Aung Nge cho biết: “Tại tất cả các nhà thờ trong tiểu bang hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là sự an ủi và nâng đỡ tinh thần. Các chiến binh kháng chiến dân sự ở tiểu bang Kayah đã qui tụ thành "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni" (KPDF) để chống lại việc quân sự hóa khu vực, trong lúc đó chính quyền quân sự cũng ra lệnh tăng cường các biện pháp tình báo, kiểm soát mạng Internet và điện thoại di động của cư dân.
Quân đội Tatmadaw (quân đội Miến Điện) bị thương vong nhiều tại các quận Demoso, Loikaw và Pekhon. Kết quả của những cuộc đụng độ trong 5 ngày qua, làm cho khoảng 70.000 dân thường phải chạy trốn khỏi khoảng 150 ngôi làng ở Demoso, Loikaw và 50.000 người ở Pekhon thuộc bang Kayah và 20.000 ở bang Shan. Nhiều dân làng đã rời bỏ nhà cửa và trốn lên núi đồi hoặc vào rừng sâu. Người dân trong các thành thị thì tìm nương náu trong các tu viện, nhà thờ và các viện dưỡng lão, trường học, nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không được an toàn vì các vụ pháo kích...
Theo các nguồn tin của Fides, thì tình trạng du kích có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc rất sớm: các nhóm "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", lực lượng phòng vệ bình dân, hoạt động tích cực trên toàn lãnh thổ, đang tổ chức thành kháng chiến quân có vũ trang ở các thành phố lớn của Miến Điện, trong khi tại 30 trung tâm đô thị lớn thì đã có lệnh giới nghiêm.
"Cuộc nội chiến ngày càng rõ nét... Chúng tôi thực sự đau buồn về những diễn biến này. Người dân thì bị đàn áp, nên họ phải tự vệ, không còn cách nào khác! Quân đội thường bắt bớ tra tấn thường dân, phụ nữ và trẻ em: đây là những tội ác mà người dân phải phản kháng để tự vệ!” nguồn Fides (Agenzia Fides 5/27/2021)