1. Vatican vinh danh người Mỹ nhiều năm tháp tùng các tử tù

Dale Recinella, người đã tháp tùng cùng với những người bị tử hình đến phòng hành quyết, cho biết anh ta và vợ có “nhiều đứa con đỡ đầu” là các tử tù được họ rửa tội.

Dale Recinella, một luật sư đã tìm thấy ơn gọi thứ hai của mình là mục vụ tù nhân. Ông đã phục vụ hơn hai thập kỷ tại Nhà tù Bang Florida ở Raiford, nơi có số tử tù lớn thứ hai ở Hoa Kỳ.

Khi nhận vinh dự ở Rome tuần này, Recinella nói rằng giải thưởng là một lời tuyên bố cho những người nam nữ đang chờ hành quyết rằng “cuộc sống của họ quan trọng như thế nào”.

Anh ta nói rằng anh ta và vợ mình, Susan, có nhiều “đứa con đỡ đầu” khi rửa tội cho các tử tù. Recinella, 69 tuổi, nói rằng một phóng viên từng hỏi một tử tù tại sao anh ta muốn trở thành một người Công Giáo, và người này trả lời: “Tôi muốn thuộc về một Giáo hội, đã muốn thuộc về tôi”.

Khi Recinella đặt câu hỏi tương tự, nhiều tù nhân trả lời, “Bởi vì đó là Giáo hội chào đón tôi.”

Recinella đã cung cấp tư vấn tâm linh, tài liệu và giảng dạy cho các tù nhân đang chờ hành quyết theo lịch trình tại nhà tù bang Florida. Ông đã hỗ trợ trong việc chuẩn bị tinh thần cuối cùng vào ngày hành quyết, đồng hành để gửi lời tạm biệt cuối cùng đến gia đình và những người thân yêu, hiện diện với những người bị kết án tại cuộc hành quyết, và hỗ trợ mục vụ cho gia đình của người bị kết án trong khi tử tù chờ chết và sau khi đã bị hành quyết.

Vợ của Recinella đã làm việc với anh ta trong việc chăm sóc mục vụ cho các gia đình tù nhân trong các cuộc hành quyết, phân phát Thánh Thể và các bí tích tại phòng giam, các dịch vụ cầu nguyện và giảng dạy cho các tù nhân.

Ông nói với Catholic News Service rằng các tử tù không thể rời khỏi phòng giam của họ, thậm chí để đến nhà nguyện, vì vậy Giáo hội phải đến với họ. Ông đã cung cấp dịch vụ cố vấn tâm linh cho các tù nhân thông qua các cuộc hẹn mục vụ trực tiếp được thực hiện trong các phòng đặc biệt do quản lý nhà tù cung cấp. Điều này bao gồm tư vấn tâm linh cuối đời và các dịch vụ mục vụ tại giường khi các tù nhân mắc bệnh nan y được chuyển từ phòng giam tử tù đến Trung tâm Y tế Khu vực của Bộ Cải huấn Florida.

Recinella có bằng Thạc sĩ Thần học Mục vụ tại Đại học Ave Maria, đã được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ chứng nhận là Tuyên úy Công Giáo và được Đức Giám Mục St. Augustine bổ nhiệm. Ông đã giảng dạy trong Chương trình mục vụ tù nhân tại Đại học St. Leo ở Tampa, St. Petersburg.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ luật tại Đại học Notre Dame vào năm 1976, ông bắt đầu sự nghiệp luật sư, kết thúc là luật sư cấp cao của văn phòng luật sư Ruden McClosky ở Tallahassee. Năm 1996, ông chuyển đến Rôma để trở thành giám đốc phát triển nhân viên của Baker & McKenzie. Sau đó, ông chuyển sang lĩnh vực giáo dục, giảng dạy các chương trình MBA tại các cơ sở ở Rome cho cả Đại học Temple và Đại học St. John.

Từ tháng 8 năm 1998, ông trở thành tuyên úy Công Giáo cho tử tù ở Tallahassee, Florida.
Source:Aleteia

2. Đức Giáo Hoàng kêu cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ nước Pháp khi quá trình tái thiết Nhà thờ Đức Bà bắt đầu

Hôm 29 tháng 9 lễ kính các thánh tổng lãnh thiên thần Micae, Gabriel và Raphael, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu cầu Thánh Michael đặc biệt quan tâm đến nước Pháp.

Một khúc sồi của một trong hàng ngàn cây sồi để sử dụng cho nhà thờ đã được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô.

“Tôi kêu cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Đấng bảo trợ nước Pháp, hãy cầu bầu cho đất nước của anh chị em, giữ cho đất nước trung thành với cội nguồn của nó, và dẫn dắt người dân trên con đường đoàn kết và đoàn kết hơn bao giờ hết,” Đức Thánh Cha nói.

Một biểu tượng của nguồn gốc Kitô Giáo

Một phái đoàn gồm sáu thượng nghị sĩ Pháp thuộc nhóm hữu nghị Pháp-Vatican đã tham dự buổi tiếp kiến chung. Khi kết thúc bài giáo lý của mình, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ ngắn với các vị.

Chủ tịch của nhóm hữu nghị này, Thượng nghị sĩ Dominique de Legge, đã tặng cho Đức Giáo Hoàng một khúc gỗ sồi được cắt để tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà Paris.

Thượng nghị sĩ nói với tờ I.Media : “Tôi đã nói với Đức Thánh Cha rằng ngôi thánh đường này là biểu tượng của nguồn gốc Kitô Giáo của Pháp và cũng là sự đổi mới của đất nước chúng tôi. Đức Thánh Cha có vẻ cảm động trước sáng kiến này.”

Ông đã nhân cơ hội này để mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến dự lễ mở cửa lại nhà thờ chính tòa Paris, dự kiến vào năm 2024. Về vấn đề này, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo chưa đưa ra câu trả lời.

Có kế hoạch là nhà thờ sẽ được xây dựng lại như trước khi xảy ra trận hỏa hoạn năm 2019.

Có đến 1,000 cây sồi đã được chọn từ khắp nước Pháp để làm khung của ngọn tháp. Một số cây cao tới 60 feet, được trồng cách đây hàng trăm năm đã được chọn.
Source:Aleteia

3. Lời nguyền của bà phù thủy trên lưng cô gái

Đức Ông Stephen Rossetti, linh mục trừ tà của Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ kể lại câu chuyện sau trong bài “Exorcist Diary #152: The 70/30 Rule in an Exorcism”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 152: Quy luật 70/30 trong một buổi trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cô đã phải chịu đựng lời nguyền của phù thủy trong một thời gian dài. Giọng nói của mụ phù thủy chế nhạo cô cả ngày lẫn đêm. Trên cơ thể cô có những vết xước và vết cào không rõ nguyên nhân. Cuối cùng là một tin nhắn được khắc trên lưng cô. Trong bệnh viện, các bác sĩ bối rối đọc nó cho cha cô nghe: “Nó coi như tiêu tùng. Mày thua rồi”.

Phù thủy đang dụ cô phạm tội và tuyệt vọng, nhưng cô đã dũng cảm chống lại. Cô ấy đã thú nhận tất cả mọi thứ với một linh mục và với cha của cô ấy. Một lúc sau, cô ho không dừng được và khạc ra một thứ mà đội y tế mô tả là “một chất dịch màu đen trào ra vẫn đang sôi và bắt đầu tự di chuyển và vỡ vụn.” Họ không biết nó là gì.

Nhưng chúng tôi biết. Đó là một thứ cao đơn của phù thủy, nhờ đó phù thủy giúp giữ lời nguyền tại chỗ. Giờ đây, lời nguyền đã yếu đi rất nhiều, nếu không muốn nói là bị phá vỡ.

Trong một lễ trừ tà, chúng tôi sử dụng quy tắc 70/30. Việc giải thoát thường phụ thuộc khoảng 70% vào nỗ lực của người bị quỷ ám và 30% vào công việc của người trừ tà và những người trợ lực. Điều này không nhằm bôi nhọ tầm quan trọng và sức mạnh của thẩm quyền Giáo hội hoặc sức mạnh của Nghi thức trừ tà do một linh mục có năng quyền trừ tà được Giáo Hội ban cấp. Đó là những điều không thể thay thế được. Nhưng sẽ không có hiệu quả nếu người bị ám không chịu từ bỏ tội lỗi, từ chối ma quỷ, và lãnh nhận các bí tích. Tôi dám nói rằng nhiều đau khổ do ma quỷ gây ra cuối cùng sẽ tự chấm dứt nếu người đau khổ tham gia vào một quá trình hoán cải và nhiệt thành thánh hóa bản thân.

Người phụ nữ trẻ này đã từ bỏ phù thủy và lời nguyền; cô đã thú nhận tội lỗi của mình; và cô đã chống lại những cám dỗ, bất chấp những điều xấu xa về tâm linh đang đè nặng lên cô. Lòng dũng cảm và niềm tin của cô ấy là chất xúc tác cuối cùng để chiếc cao đơn của phù thủy bị đẩy ra.

Thông điệp mà mụ phù thủy cào trên lưng cô ấy “Nó coi như tiêu tùng. Mày thua rồi.” được chứng minh là sai. Người phụ nữ trẻ mạnh mẽ này không tiêu tùng; cô ấy không bị ra hư mất. Chúa và gia đình cô không thua. Cô ấy đã trở lại và bình an. Tình yêu chiến thắng... luôn luôn là như thế.


Source:Catholic Exorcism