1. Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing sẽ được chôn cất trong hầm mộ của Các Hiệp Sĩ Tối Cao Dòng Malta

Cựu Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing của Dòng Malta đã qua đời tại Malta vào tuần trước. Ông sẽ là Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 12 của Dòng được chôn cất trong hầm mộ của nhà thờ chính tòa Thánh Gioan có hàng trăm năm qua.

Gia đình Hiệp Sĩ Tối Cao Festing đã chấp nhận lời đề nghị của Chính phủ Malta chôn cất ở quốc gia này thay vì đưa về Italia.

Hầm mộ của Các Hiệp Sĩ Tối Cao nằm bên dưới nhà thờ chính tòa Thánh Gioan. Ngôi thánh đường này được coi là viên ngọc văn hóa của Valletta và là công trình đóng góp quan trọng nhất của các Hiệp sĩ ở Malta cho quốc gia này. Đây của là nhà thờ truyền thống của Dòng.

Cựu Hiệp Sĩ Tối Cao Matthew Festing qua đời ở tuổi 71. Ông đang ở Malta để được phong tước hiệp sĩ tại nhà thờ chính tòa. Ngay sau đó anh cảm thấy không khỏe và được đưa vào bệnh viện, tình trạng của ông ngay lập tức được mô tả là nghiêm trọng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Tomasi đến để đồng tế tang lễ của vị Hiệp Sĩ Tối Cao thứ 79 của Dòng.

Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ Âu Châu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Giêrusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Thánh Địa. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798).

Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Rôma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.

Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.

Grand Master Festing will be buried in the Grand Masters’ crypt at St. John’s Co-Cathedral

https://www.tvm.com.mt/en/news/grand-master-festing-will-be-buried-grand-masters-crypt-at-st-johns-co-cathedral/

2. Hồng Y Becciu nói rằng ngài 'ưu ái' giáo phận quê hương nhưng phủ nhận các cáo buộc

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là thánh lễ do Đức Hồng Y Angelo Becciu cử hành tại Vương cung thánh đường Sant'Antioco di Bisarcio vào ngày 13 tháng 11 kính thánh Antioco thành Bisarcio là vị tử đạo đầu tiên của Sardinia. Cùng đồng tế với Hồng Y Becciu là Đức Cha Corrado Melis, Giám Mục Ozieri và đông đảo các linh mục trong giáo phận.

Theo tờ báo địa phương La Nuova Sardegna, dịp này giáo phận địa phương của ngài đã khởi sự một sáng kiến bác ái mới, vị Hồng Y nói với các thành viên Caritas rằng ngài “tự hào, đánh giá cao và rất vui vì đã giúp đỡ anh chị em. Tai tiếng ở chỗ nào?”

Hồng Y Becciu, người bị Tòa thánh Vatican buộc tội tham ô và lạm dụng chức vụ vào mùa hè năm nay, luôn phủ nhận mọi hành vi sai trái. Năm ngoái, ngài phủ nhận các báo cáo rằng ngài đã chuyển tiền của Hội đồng giám mục Ý và Vatican cho công ty của anh trai mình, đang làm việc với chi nhánh địa phương của Caritas.

Văn phòng Caritas là một phần của Giáo phận Ozieri, nằm ở phía bắc đảo Sardinia của Ý, nơi gia đình Hồng Y Becciu sinh sống.

Các phương tiện truyền thông “buộc tội tôi đã ưu ái giáo phận của tôi: đó là sự thật, nhưng như thế thì tai tiếng ở chỗ nào? Tôi đã giúp giáo phận khi còn là Sứ thần ở Angola và Cuba, tại sao tôi lại không thể tiếp tục?”.

“Điều nhỏ nhặt mà tôi có thể làm đã mang lại kết quả tuyệt vời: tại sao sau đó lại tạo ra tai tiếng?”.

Phát biểu tại một hội nghị do Caritas tổ chức, ngài đặt câu hỏi: “Tại sao lại tàn sát tôi, gia đình tôi, giáo phận này? Bùn đất truyền thông được tạo ra đã gây ra sự sỉ nhục cho tất cả anh chị em, và tôi vô cùng đau buồn về điều này”.

Hồng Y Becciu và gia đình đến từ Pattada, một thị trấn thuộc Giáo phận Ozieri, nơi ngài Becciu được thụ phong linh mục năm 1972.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha tiếp nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine

Hôm 14 tháng Mười Một vừa qua, Đức Tổng Giám Mục trưởng Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukarine nghi lễ Đông phương, đã kể lại với giới báo chí nội dung cuộc tiếp kiến riêng Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho ngài, tại Vatican, hôm 11 tháng Mười Một trước đó.

Trong buổi tiếp kiến tại thư viện của Đức Giáo Hoàng trong dinh Tông tòa, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã cám ơn Đức Thánh Cha vì đã liên tục cầu nguyện và nâng đỡ Ukarine, nhất là qua dự án “Giáo hoàng giúp Ukarine “ để giúp đỡ và liên đới với đất nước này, đồng thời cũng đã hỗ trợ Caritas Ukarine phát triển hệ thống trợ giúp những người nghèo khổ nhất, đặc biệt tại Donbass, ở miền đông Ukarine, giáp giới với Nga, nơi đã và còn xảy ra các cuộc xung đột.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng cám ơn Đức Thánh Cha vì đã mở ra con đường công nghị cho toàn Giáo hội hoàn vũ. Giáo Hội Công Giáo Ukarine đã thực thi công nghị tính và ngay từ hồi thập niên 1960, Giáo hội này, dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục trưởng Josyf Slippyj, đã tranh đấu cho quyền có công nghị của mình. Nhờ Đức Hồng Y, Công Giáo Ukarine Đông phương đã là một Giáo hội công nghị đồng hành, từ 60 năm nay.

Một đề tài quan trọng trong cuộc hội kiến là tình hình tại Ukarine hiện nay: trong thời hậu Xô Viết, những người giàu ngày càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm. Một thiểu số doanh nhân giàu sụ bằng cách phá hủy các xí nghiệp nhỏ và hạng trung, giới trung lưu trong thực tế đã biến mất, dân chúng đa số trở nên nghèo hơn một cách mau lẹ, họ lo sợ mùa đông và vật giá leo thang. Tình thế càng cam go hơn vì chiến tranh năng lượng chống Ukarine và cuộc chiến đang tiếp diễn ở miền đông Ukarine, từ năm 2014.

Đề cập đến vấn đề xuất cư từ Ukarine, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết trong những năm sau khi được độc lập khỏi Liên Xô, tức là từ 1991, khoảng mười triệu người Ukarine đã rời bỏ đất nước đi lập nghiệp ở các nước khác, tuy nhiên ngay từ đầu, Giáo Hội Công Giáo Ukarine nghi lễ Đông phương vẫn luôn ở với các tín hữu. Khẩu hiệu của Đại hội 5 năm một lần của Giáo hội địa phương, là: “Giáo hội luôn ở với anh chị em, bất kỳ ở đâu”.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk sinh tại Á Căn Đình cách đây 51 (1970) và làm Giám Mục Phụ Tá tại Buenos Aires cho đến khi được bầu làm Tổng giám mục trưởng Giáo chủ Công Giáo Ukarine Đông phương cách đây mười năm (2011). Giáo hội này có khoảng năm triệu tín hữu tại Ukarine và nhiều nước khác, với hơn bốn mươi giám mục. Đây là Giáo hội có đông tín hữu nhất trong số hai mươi hai Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương.