"Sống trong sự Phù Hợp Hoàn Toàn với Tin Mừng"

VATICAN (ZENIT.org).-Thư gởi cho các tham dự viên trong khóa họp khoàng đại của Bộ Tu Sĩ, Bộ lo về Đời sống tận hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ tổ chức ngày 26-27/9/2005

* * *

Gởi cho người Anh Em Khả Kính của tôi

Tổng Giám mục Franc Rodé, C.M.

Chủ tịch Bộ lo về Đời sống tận hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ

Nhân dịp Khóa Họp Khoáng Đại của Bộ này, tôi rất vui mừng gởi lời chào chân tình của tôi tới tất cả các tham dự viên. Cách riêng, tôi chào ngài, ủy viên Thư ký và tất cả những người làm việc trong Cơ Quan ngài lãnh đạo .

Với những lời chào của tôi, tôi cũng biểu lộ sự biết ơn và niềm vui của tôi: sự biết ơn vì anh em chia sẻ với tôi sự chăm chú và sự phục vụ cho những người hiến thánh; niềm vui, vì nhờ anh em tôi biết tôi đang nói chuyện với thế giới những người nữ và những người nam hiến thánh, những người theo Đức Kitô trên con đường của những lời khuyên phúc âm và của đoàn sủng riêng của họ, do Thánh Thần linh hứng.

Lịch sử Giáo Hội được đánh dấu bởi những can thiệp của Chúa Thánh Thần, đấng không những làm giàu Giáo Hội với những ân huệ của sự khôn ngoan, sự nói tiên tri và sự thánh thiện, nhưng đã phú cho Giáo Hội những hình thức luôn mới mẽ của sự sống phúc âm nhờ công trình của những đấng sáng lập nam và nữ đã truyền sang đoàn sủng của mình cho gia đình những người con thiêng liêng của mình.

Điều này có nghĩa là ngày nay, trong các đan viện và các trung tâm linh đạo, các đan sĩ, tu sĩ và những người thánh hiến có thể cung cấp cho các tín hữu những ốc đảo chiêm niệm và những trường cầu nguyện, giáo dục trong đức tin và linh hướng.

Tuy nhiên trên hết tất cả, những người thánh hiến tiếp tục công việc vĩ đại rao giảng tin mừng và làm chứng trên tất cả các lục địa, có khi trên những hàng đầu của đức tin, với lòng quảng đại và thường với sự hy sinh mạng sống mình, cả tới chỗ chịu tử đạo.

Nhiều người trong họ hiến thân hoàn toàn cho việc dạy giáo lý, giáo dục, huấn giáo, sự tiến triển văn hóa và thừa tác vụ truyền thông. Họ gần gũi giới trẻ và gia đình của họ, gần gũi với kẻ nghèo, người già, kẻ bịnh tật và những người đơn chiếc.

Không có bối cảnh nhân bản hay giáo hội nào mà họ không hiện diện, thường thì thầm lặng nhưng luôn hiệu nghiệm và sáng tạo, một sự tiếp tục có thể nói được là sự hiện diện Chúa Giêsu đấng đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó (x.Cv 10:38).

Giáo Hội biết ơn vì bằng chứng của sự trung thành và sự thánh thiện do nhiều phần tử của những Viện Đời Sống Thánh Hiến mang lại, biết ơn vì những cộng đoàn của họ luôn dâng kinh nguyện ca ngợi và cầu bàu, và vì cuộc đời của họ bị tiêu hao để phục vụ Dân Chúa.

Ngày nay, đời sống thánh hiến, cũng như những khu vực khác thuộc đời sống giáo hội, chăc chắn không thiếu những thử thách và những vấn đề. "Kho tàng vĩ đại ân sủng Chúa", anh em đã nhắc lại cuối cuộc Họp Khoáng Đại lần trước, "lại chứa đựng trong những bình sành (x. 2 Cor 4:7), và mầu nhiệm sự dữ cũng đe dọa những kẻ hiến toàn mạng sống mình cho Thiên Chúa" (Bộ Tu Sĩ và Tu Hội Đời, "Bắt đầu lại từ Đức Kitô," số 11).

Thay vì lên danh sách những khó khăn đời sống thánh hiến gặp phải ngày nay, tôi muốn khẳng định với tất cả những người nam và nũ thánh hiến sự gần gũi, sự quan tâm và sư yêu thương của toàn thể Giáo Hội đối với họ.

Lúc bắt đầu ngàn năm mới, đời sống thánh hiến đối mặt những thách đố kinh khủng mà nó chỉ có thể đương đầu trong sự hiệp thông với toàn thể Dân Chúa, các vị mục tử của họ và tất cả các tín hữu. Sự quan tâm của Bộ Tu Sĩ và Tu Hội Đời khớp với bối cảnh này trong Khóa Họp Khoáng Đại của anh emi, đang xử lý ba chủ đề rất chính xác.

Chủ đề thứ nhất liên quan tới việc thực thi quyền bính

Để bảo đảm một đời sống đích thực huynh đệ trong sự tìm kiếm ý muốn Thiên Chúa, đó là một phục vụ quí báu và cần thiết. Trên thực tế, chính Chúa Phục Sinh, hiện diện gần đây giữa các anh chị em tập hợp nhân danh Người (x. Perfectae Caritatis," số 15), đấng chỉ con đường phải theo.

Chỉ khi Bề Trên (ông hay bà) sống trong sự vâng phục Đức Kitô và chân thành giữ luật, thì các thành viên cộng đồng thấy rõ không những sự vâng lời Bề Trên của họ không đi ngược sự tự do con cái Chúa, nhưng sự vâng lời đó dẫn họ tới chỗ trưởng thành trong sự phù hợp với Đức Kitô, đấng vâng phục Chúa Cha (x. ibid. s.14).

Chủ đề khác được chọn cho Khóa Họp Khoáng Đại liên hệ với những tiêu chuẩn để phân định và phê chuẩn các hình thức mới đời sống thánh hiến.

Những người có trách nhiệm trên Giáo Hội phải phán quyết về tính chân chính và sự sử dụng hợp lý những ân huệ này qua chức vụ của họ", Hiến Chế Tín Lý "Lumen Gentium" nhắc lại, khi nói về những đoàn sủng nói chung, "không phải để dập tắt Thánh Thần, nhưng để khảo sát tất cả và giữ lại những điều thiện hảo" (số 12).

Và đó là điều anh em cũng đang tìm cách làm trong những ngày này, mà không quên rằng anh em phải thực hiện công trình quí báu và tế nhị của anh em trong một bói cảnh biết ơn Chúa, đấng ngày nay còn tiếp tục làm giàu Giáo Hội của Người với những đoàn sủng luôn mới mẽ với tính sáng tạo và sự quảng đại của Thánh Thần.

Chủ đề thứ ba anh em dề cập tới liên quan đến sự sống đan viện.

Khởi đầu với những tình huống phụ thuộc cũng cần những sự can thiệp khôn ngoan và hiệu nghiệm, anh em muốn kiểm tra chân trời rộng lớn của thực tại này, thực tại đã và còn rất quan trọng trong lịch sử Giáo Hội. Anh em tìm kiếm những phương thức thích hợp hầu tái phát động trong ngàn năm mới kinh nghiệm đan viện mà Giáo Hội ngày nay rất cần, vì Giáo Hội nhìn nhận kinh nghệm này là một bằng chứng hùng hồn cho tính ưu việt của Thiên Chúa, luôn được ngợi khen, thờ lạy, phục vụ và yêu mến hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn (x.Mt. 22: 37).

Sau hết, tôi vui mừng ghi nhận rằng cuộc Họp Khoáng Đại này xảy ra trong khuôn khổ việc cử hành long trọng mà Bộ đã tổ chức trong lần kỷ niệm thứ 40 việc công bố Sắc Lệnh công đồng "Perfectae Caritatis" về việc đổi mới đời sống tu sĩ.

Tôi hy vọng những chỉ dẫn cơ bản do các Nghị Phụ Công đồng cống hiến lúc đó cho sự tiến triển của đời sống thánh hiến, cũng sẽ nên một nguồn mạch linh hứng ngày nay cho tất cả những ai hiến dân mạng sống mình để phục vụ Nước Thiên Chúa.

Tôi qui chiếu chủ yếu tới điều mà Sắc Lệnh "Perfectae Caritatus" diễn tả như " quy luật cơ bản đời sống tu sĩ," "quy luật cuối cùng đời sống tu sĩ," tức là, sự "theo Chúa Kitô." Không thể có được môt sự phục hồi đời sống tu sĩ mà không tìm cách sống phù hợp hoàn toàn với Tin Mừng, không đặt cái gì trước Tình Yêu duy nhất, nhưng gặp trong Chúa Kitô và những lời của Nguời, điều cốt yếu thâm sâu hơn đoàn sủng của bất cứ Sáng Lập viên (ông hay bà) nào khác.

Một chỉ thị cơ bản khác của Công Đồng là hiến mình cách quảng đại và sáng tạo cho anh chị em mình, không bao giờ khuất phục cơn cám dỗ đến với mình, không bao giờ bằng lòng với sự thành công quá khứ và không bao giờ buông xuôi theo thuyết bi quan hay sự mỏi mệt.

Ngọn lửa tình yêu Thánh Thần thắp lên trong các tâm hồn là một sự thúc giục phải tự hỏi mình luôn về những nhu cầu của nhân loại và về cách đáp ứng cho họ, biết rằng chỉ những kẻ nhìn nhận và sống tính ưu việt của Thiên Chúa thật sự mới có thể đáp ứng những nhu cầu thực sự của những người nam và nữ, được tạo dựng giống hính ảnh Thiên Chúa.

Tôi mốn nhắt tới một chỉ thị khác trong những chỉ thị rất quan trọng được các Nghị Phụ Công Đồng trình bày trong Sắc Lệnh Perfectae Caritatis: sự dấn thân kiên trì của người thánh hiến vun trồng một sự sống chân tình hiệp thông (x. số 15), không những trong những cộng đồng cá nhân nhưng với toàn thể Giáo Hội, bởi vì những đoàn sủng phải luôn được bảo toàn, đào sâu và phát triển liên tục " trong sự hoà hợp với Thân Thể Chúa Kitô một cách liên lỉ trong quá trình lớn mạnh" ("Mutuae Relationes," số 11).

Đó là những ý nghĩ về các chủ đề được ban tới trong Khoá Họp Khoáng Đại mà tôi uớc muốn trao phó cho sự suy tư của anh em. Tôi đồng hành anh em với những lời cầu nguyện của tôi, và khi tôi kêu xin sự giúp đỡ của Thiên Chúa và sự bảo hộ của Đức Trinh Nữ Rất Thánh xuống trên anh em và sinh hoạt của anh em, tôi ban Phép Lành của tôi cho mỗi người trong anh em như là một bảo chứng của lòng trìu mến của tôi.

Từ Castel Gandolfo, 27 tháng Chính, 2005, Lễ Kính Nhớ Thánh Vinh Sơn đệ Phaolô

Benedict XVI