Phá Thai và Sự Sầu Não (Phần I)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cô Theresa Burke Thuộc Nhóm Mục Vụ Vườn Nho Rachel

KING OF PRUSSIA, Pennsylvania (Zenit.org).- Một người phụ nữ phải trải qua rất nhiều giai đoạn tâm lý trong mối quan hệ của người phụ nữ đó đối với đứa trẻ chưa được sinh ra, khi tiến trình mang thai diễn ra, yếu tố đó vẫn thường hay bị bỏ qua trong những cuộc tranh luận về phá thai.

Nữ Tiến Sĩ Theresa Burke
Đó là lời nhận xét của Nữ Tiến Sĩ Theresa Burke, sáng lập viên của Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel (Rachel’s Vineyard Ministries), chuyên tổ chức những buổi tĩnh tâm cuối tuần để giúp các phụ nữ được chữa lành sau khi họ đã phá thai.

Trong bài phỏng vấn dài, được chia làm 2 phần, với hãng tin Zenit, Nữ Tiến Sĩ Burke thảo luận về mối quan hệ giữa người phụ nữ và đứa trẻ chưa được sinh ra của mình, và sự liên kết giữa phá thai và sự sầu não (depression).

Trong các năm qua, dịch giả, cũng đã có dịp giới thiệu qua về Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel, và sau hai bài dịch dài này, chúng ta sẽ hiểu rõ thêm về những nổi đau thầm kín của những người phụ nữ. Cô Theresa Burke và Chồng Cô cũng là thành viên của Hội Các Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống của Cha Frank Pavone.

Hỏi (H): Thưa Cô, đâu là bản chất tự nhiên về mối quan hệ tâm sinh lý giữa một người phụ nữ và đứa trẻ còn nằm trong bụng trong suốt tiến trình phát triển của thai kỳ?

Cô Burke (T): Thưa, việc mang thai không phải là một căn hay một thứ bệnh, mà đó là một sự kiện tự nhiên được diển ra từ hàng ngàn năm nay, và qua biết bao nhiêu thế hệ. Thân thể của những người phụ nữ được Thiên Chúa trao cho bản năng là dưỡng nuôi và duy trì sự sống. Mối quan hệ tâm sinh lý giữa người phụ nữ và thai nhi không những được biểu hiện bằng những thay đổi về mặt thể lý và hooc môn, mà còn cả về hệ thống hổ trợ cho các người phụ nữ và nền văn hóa nữa.

Đối với hầu hết những người phụ nữ, 3 tháng thai nghén đầu chính là khoảng thời gian hồi hộp, kỳ vọng, và vui sướng về sự mang thai của họ, hay là nổi giận dữ và sợ hãi về việc phải chấm dứt đi bào thai.

Những cảm nghĩ yêu/ghét thông thường chính là: Người mẹ ngạc nhiên về sự thật huyền bí rằng cơ thể của mình có thể tạo ra sự sống, và đồng thời cô cũng cảm thấy quá sức về những trách nhiệm phải chăm sóc cho một con người mới nữa.

Trong suốt thời gian phát triển của thai kỳ, người mẹ có thể có những cảm xúc tích lẫn tiêu cực về những đổi thay trong hình dáng trên thân thể mình. 3 tháng thai nghén cuối được xen lẫn với sự hồi hộp, âu lo về việc sinh con; những mối quan tâm về sức khỏe của thai nhi, cùng những lo lắng về việc liệu người bạn đời của họ sẽ thích ứng như thế nào về thành viên mới của gia đình cũng như những lo ngại về mặt tài chánh.

Đồng thời, người phụ nữ cảm thấy vui mừng, phấn chấn về sự chào đời của thai nhi và sự bắt đầu một giai đoạn sống hoàn toàn mới mẽ trong cuộc đời của cô ta. Vào lúc sinh nở, khi đứa trẻ được đặt trong vòng tay của người mẹ, thì một sự nhiệm mầu, một sự hân hoan, vui sướng, tràn ngập, tất cả cùng hội tụ lại trong một sự gắn bó mạnh mẽ, vô hình khi người mẹ sung sướng đón chào một cuộc sống quý giá mới vào thế giới.

Chúng ta có thể nói rằng những người phụ nữ cần trọn 9 tháng thai kỳ để ghi dấu toàn bộ tiến trình phát triển tâm sinh lý và tình cảm, đi cùng với thiên chức làm mẹ. Cả hai, người mẹ và trẻ thơ, đều cùng trải qua tiến trình phát và hoán chuyển nhanh chóng, diệu kỳ.

(H): Thưa Cô, còn những yếu tố khác như: những áp lực đến từ gia đình và người bạn đời của họ, cùng với những khó khăn về mặt kinh tế, đóng vai trò như thế nào trong việc đẩy người phụ nữ đến quyết định phá thai?

(T): Thưa, khi chúng ta nhìn lại sự chọn mang tính cách quyết định (rhetoric choice) mà chúng ta đã thực hiện, thì liệu chúng ta có thể thành thật hơn khi dám hỏi rằng: “Sự chọn lựa đó là của ai vậy không?”

Những cuộc nghiên cứu mới đây ám chỉ rằng, trong tất cả mọi trường hợp, hết 95% là do người bạn trai, người đóng vai trò chính trong quyết định phá thai. Còn những cuộc nghiên cứu khác, như bản báo cáo vào tháng Bảy năm 2005 được đăng trên tờ Hậu Phá Thai của Học Viện Elliot (Elliot’s Post Abortion Review) thì tiết lộ cho thấy rằng có đến 80% trường hợp người phụ nữ sẽ sinh con, nếu như họ nhận được sự ủng hộ từ người bạn đời của họ.

Một người làm công tác bảo vệ tại các bệnh viện phá thai trước kia đã chứng thực tại tiểu bang Massachusetts rằng những người phụ nữ vẫn thường xuyên bị đe dọa hay bị hành hạ, ngược đãi bởi những người đàn ông, mang họ tới các bệnh viện phá thai. Chúng ta vẫn thường nghe rằng, sự phá thai là chọn lựa của một người nào đó trong cuộc đời của cô ta, và chúng ta vẫn thường hay nghe những người phụ nữ nói rằng họ không còn có một sự chọn lựa nào cả, ngoài chuyện phá thai.

Đúng là, chuyện giết người, chính là nguyên nhân số 1 gây ra cái chết trong số những người phụ nữ mang thai. Những người đàn ông bị quy án vào tội giết người, giết những trẻ thơ mà người bạn đời của họ mang thai, thì lại nói rằng họ không muốn trả tiền phụng dưỡng con cái (child support), và coi đó là động lực chính, để áp lực những người bạn đời của họ phải phá thai. Thì những thống kê gây ra sự khó chịu trên tầm cở quốc gia đó rõ ràng ám chỉ rằng có một sự ép buộc cao độ, đẩy những người phụ nữ vào chuyện phá thai mà họ không hề mong muốn tí nào.

Không có sự hổ trợ nhất định từ người cha của đứa trẻ hay gia đình riêng của người mẹ, thì rất nhiều người mẹ sợ rằng họ sẽ không có nguồn cung cấp để dưỡng nuôi đứa trẻ. Với mức nghèo khổ hiện nay trong số những người làm cha/mẹ mà không có người bạn đời, và những thách đố mà họ phải diện đối, thì đây quả thực là một vấn nạn rất lớn. Thêm vào đó, lại có rất nhiều trường hợp, mà đằng sau những người phụ nữ đã phá thai, chúng ta sẽ tìm thấy rằng có rất nhiều người có liên quan chính đến “sự chọn lựa” phá thai của người phụ nữ, và những người này có uy thế thuyết phục và áp lực người phụ nữ đang mang thai.

Điều này có thể là cha mẹ của những người phụ nữ trẻ đang mang thai, những người đe dọa cô gái trẻ rằng họ sẽ từ chối yêu thương hay thậm chí đuổi ra khỏi nhà (eviction) nếu như cô gái trẻ không chịu phá thai; rồi trường học, những chuyên gia về sức khỏe tâm thần và những chuyên gia chăm sóc ý tế, những người dùng quyền hành và vị thế của họ để biến sự phá thai trông có vẽ như đó là một quyết định đúng đắn, chững chạc, và chỉ có quyết định phá thai duy nhất đó, mới có thể hóa giải hiện tình khó khăn hiện tại của người phụ nữ trẻ tuổi đang mang thai mà thôi.

Thì đây thật sự là một điều khó hiểu và khó giải quyết khi có một ám chỉ nào đó có liên quan đến sức khỏe của thai nhi, và trong những trường hợp như vậy, áp lực phá thai thường là rất lớn. Đối với những người phụ nữ nào, vốn phải bị đối diện với sự biến dạng trầm trọng của đứa trẻ, thì có đến 95% những người phụ nữ chọn hình thức gởi trẻ bị dị dạng vào các trại tế bần, hơn là phải giết chết các trẻ đó, vì suy cho cùng, đó là cách tình cảm và nhân bản hơn. Điều này giúp người phụ nữ tránh khỏi sự sầu khổ phức tạp gây ra bởi việc phá thai quá trể, vốn cũng là một kinh nghiệm rất hãi hùng cho cả người mẹ lẫn đứa trẻ.

(H): Thưa Cô, điều gì xảy ra trong mối quan hệ tâm sinh lý khi người phụ nữ phá thai? Và liệu có một sự khác biệt nào đó giữa những ảnh hưởng của việc sẩy thai đồng thời cùng lúc không?

(T): Thưa, khi một người mẹ bị bất ngờ tách ra khỏi thai nhi một cách vũ phu, bạo động, thì sẽ có một sự tổn thương lâu dài về mặt tự nhiên. Người phụ nữ đó phải trải qua một cái chết không được tự nhiên cho lắm. Thì trong nhiều trường hợp, người phụ nữ đó đã trầm trọng xúc phạm đến đạo đức luân lý và những bản năng tự nhiên của mình. Dường như họ sẽ cảm nghiệm, là có một cú đấm mạnh bạo nào đó vào hình ảnh của họ như là những “người mẹ” vốn dưỡng nuôi, bảo vệ và duy trì mạng sống.

Tôi đã cố vấn cho hàng ngàn người phụ nữ, mà cuộc sống của họ, cứ mãi bị sâu xé bởi tổn thương gây ra do sự phá thai mà họ cảm nghiệm như là một diễn tiến vô cùng tàn nhẫn và suy đồi. Nào là những nổi sầu khổ, sự buồn phiền, nhức đầu, cảm thấy xấu hổ và tội lỗi, cũng như giận dữ, oán ghét. Họ phải học cách để biến họ trở thành những người chai đá bằng chính rượu và thuốc, hay đối phó nổi đau được lặp đi, lặp lại của họ bằng chính rượu và thuốc. Một số muốn tái lập lại nổi đau của việc phá thai bằng lối sống thả lõng, bừa bãi, cẩu thả để những cuộc phá thai lập đi lập lại nhiều lần, và họ cứ mãi bị vướng vào vòng đau đớn luẫn quẫn về việc bị ruồng và chối bỏ.

Còn những người khác thì cố che lấp mọi tư tưởng của họ bằng sự ăn uống bừa bãi, bằng những cuộc tấn công hoảng sợ (panic), sự trầm cảm, sự mất trí, lo lắng, và những suy nghĩ muốn tự tử. Một số thì phải gánh chịu sự hủy diệt vĩnh viễn về mặt thể lý và khả năng sinh đẻ, khiến họ không thể sinh con được nữa trong tương lai. Việc phá thai chính là một cảm nghiệm chết người. Nó chính là chiều kích về tiềm năng, mối quan hệ, trách nhiệm, sự gắn kết từ mẫu, sự liên kết và tính vô tội của con người. Hiếm có những người phụ nữ đã từng phá thai nào mà không cảm nghiệm ray rứt được sự mâu thuẩn và những cảm nghĩ yêu / ghét, hối hận, và tội lỗi của họ.

Sẽ là một sự coi thường, thô thiển khi nghĩ rằng cứ cố gắng vượt qua, là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy mà không phải trải qua rất nhiều triệu chứng phức tạp.

Trong cuốn sách của tôi có nhan đề: “Nổi Sầu Khổ Bị Cấm Đoán: Nổi Đau Không Nói Thành Lời của Việc Phá Thai” (Forbidden Grief: The Unspoken Pain of Abortion,) cùng với tác giả David C. Reardon, chúng tôi mời các độc giả hãy hướng mình vào sự mật thiết nơi cõi con tim về những kinh nghiệm con người, thì đó là nơi mà cuộc tranh luận về việc phá thai rất ít khi được đụng chạm đến.

Khi các cuộc luận chiến (polemics), những cuộc diễn hành, mang tính chất chính trị về sự tự do và về các quyền được chấm dứt, thì có những khía cạnh về mặt tình cảm của chuyện phá thai mà từ ngữ không thể nào có thể diễn tả cho được.

Sự đau đớn về mặt tâm, sinh lý của việc phá thai thường bị xã hội làm cho im hơi, lặng tiếng, và bỏ mặc bởi giới truyền thông, bị cự tuyệt, khước từ bởi các bác sĩ về tâm thần học, hay bị khiển trách bởi các phong trào phụ nữ.

Sự tổn thương hậu phá thai chính là một căn bệnh hủy diệt nghiêm trọng và liên lũy mà không có một người phụ nữ phát ngôn nổi tiếng nào, hay một chương trình truyền hình nào cũng như không một buổi nói chuyện tự thú nào, có thể diễn tả hết cho được.

Việc phá thai đụng chạm đến ba chiều kích chính về khái niệm tự nhận thức của người phụ nữ, đó là, bản năng giới tính, chiều kích đạo đức luân lý và căn tính từ mẩu của người phụ nữ. Nó cũng còn liên quan đến chuyện mất mát đứa trẻ, hay ít ra là sự mất mát về cơ hội được có con trở lại. Thì trong bất kỳ trường hợp nào đi nữa, thì sự mất mát này phải được diện đối, xử lý và sầu khổ.

Trong trường hợp bị sẩy thai, thì người mẹ cũng gánh chịu nổi mất mát về đứa con của mình. Sự khác biệt ở chổ là mức độ tội lỗi và sự xấu hổ mà người phụ nữ sau khi phá thai đã cảm nghiệm được vì lẽ, đó là một quyết định có chủ tâm nhằm tiêu diệt sự sống; còn ngược lại, với chuyện sẩy thai, thì nó xảy ra là do những nguyên do về tự nhiên. Với việc phá thai, sự mất mát của người phụ nữ là một chuyện thầm kín. Không có một sự hổ trợ nào hay an ủi nào mà người phụ nữ phá thai nhận được từ các bạn bè và gia đình của cô ta.

Điều quan trọng cần phải chú ý chính là: cũng có sự gia tăng về chuyện sẩy thai, không khác gì chuyện ly dị. Khi một người phụ nữ mất đi một đứa con mà mình mong muốn sau một cảm nghiệm về sự phá thai, thì những người phụ nữ đó thường cảm nghiệm được sự đau khổ và sự trầm cảm phức tạp, vì lẽ họ tin rằng chuyện sẩy thai chính là do “sự trừng phạt của Thiên Chúa” mà ra.

Từ bài phỏng vấn trên, chúng ta - nhất là những nam độc giả - nhận thức ra rằng, lổi lầm phá thai của những người phụ nữ, là đều do bởi chúng ta gây ra. Thế nhưng, rũi thay, tội lỗi, sự đau đớn, cùng với nỗi oan nghiệt, uất ức lại là do những người phụ nữ gánh lấy, suốt trọn cuộc đời của họ. Chúng ta - những người nam - đã tìm cách thỏa mãn, rồi lại bỏ mặc, phủ phàng, và gián tiếp gây nên tội ác với Thiên Chúa. Thì trong trường hợp này, có lẽ, vào ngày cánh chung, chúng ta sẽ phải chịu những hình phạt vô cùng đau đớn vì “tội ăn cháo, đá bát” phũ phàng và man rợ của chúng ta.

(Còn Tiếp....)