Phá Thai và Sự Sầu Não (Phần II)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cô Theresa Burke Thuộc Nhóm Mục Vụ Vườn Nho Rachel

KING OF PRUSSIA, Pennsylvania (Zenit.org).- Sự sầu não về chuyện phá thai trong quá khứ chính là một sự liên kết tiềm ẩn và vẫn thường hay bị xem thường, và nó cần phải được trình bày ra, đó là lời nhận xét của một chuyên gia cố vấn về những tổn thương gây ra sau khi phá thai.

Trong Phần II của bài phỏng vấn này, Nữ Tiến Sĩ Theresa Burke, sáng lập viên của Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel (Rachel’s Vineyard Ministries), giải thích làm thế nào mà sự sầu não lại chính là một ảnh hưởng tự nhiên của chuyện phá thai vốn có thể bùng nổ ra sau vài năm.

Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel chuyên tổ chức những buổi tĩnh tâm cuối tuần cho những ai đang phải vật lộn với nổi đau về mặt tình cảm và tâm linh từ việc phá thai.

Trẻ Em: Kết Quả Diệu Kỳ của Tình Yêu Đôi Lứa


Hỏi (H): Thưa Cô, đâu là những hiểm họa của sự sầu não gây ra từ cảm giác tội lỗi của chuyện phá thai?

Cô Burke (T): Thưa, vì phá thai là chuyện hợp pháp, do đó, nó được giả định cho rằng, đó là chuyện rất an toàn. Mà thực ra, nó thường được đề cập đến như là “quyền” của một người phụ nữ. Thì quyền hay đặc ân này, đáng lẽ ra phải giải phóng những người phụ nữ khỏi những gánh nặng về việc mang thai ngoài sự mong muốn của họ. Đúng lý ra, nó phải mang đến cho người phụ nữ một sự khuây khõa, giải thoát, thế nhưng nó lại mang đến cho họ một sự sầu não và trầm cảm triền miên.

Một trong những vấn nạn lớn nhất chính là khi người phụ nữ bị hành hạ(assault) bởi chính những phản ứng tự nhiên về sự mất mát của họ, thì họ lại không hiểu được rằng đâu là sự sai trái của những phản ứng đó. Rất nhiều người phụ nữ tìm đến việc chửa trị cho sự sầu não, trầm cảm, lo lắng, nghiện ngập, thế nhưng họ đơn giản không hiểu được nguồn cội về những căn bệnh của riêng họ. Trong rất nhiều trường hợp, họ bị cho thuốc và được chuẩn đoán, thế nhưng họ chưa bao giờ được hướng dẫn để hồi phục và được chữa lành.

Những ký ức và những tình cảm rối bời, chưa được giải quyết của họ về chuyện phá thai đã trở nên ngọn nguồn cho áp lực đè nặng lên họ, vốn sẽ được bùng nổ ra trong những năm sau này theo nhiều cách không thể ngờ được. Những tình cảm chưa được quyết đoán sẽ không chóng thì chày đòi hỏi sự chú ý của họ, thường là qua tiến trình phát triển về những tình cảm hệ quả hay sự bực tức rối loạn về những hành vi của họ.

Giáo Sư David Fergusson, một nghiên cứu gia tại trường Đại Học Y Kitô Giáo thuộc Tân Tây Lan, muốn chứng minh rằng việc phá thai không có một hệ quả tâm sinh lý nào cả. Thế nhưng, Ông ta đã ngạc nhiên khi tìm thấy rằng: những người phụ nữ nào đã từng có phá thai, thì hơn phân nửa có khuynh hướng lâm vào sự rối loạn về tinh thần, và rất nhiều người trong số họ, sẽ phải dùng rượu hay thuốc để giải sầu.

Fergusson đã theo dõi 500 người phụ nữ từ lúc sinh ra cho đến lúc 25 tuổi. Và nghiên cứu của Ông đã được trăng trong tạp chí chuyên về Tâm Thần Học và Tâm Lý Trẻ Em (Journal of Child Psychiatry and Psychology), vốn được đọc ra như sau: “Những ai đã từng phá thai thì có nguy cơ bị bệnh rối loạn tâm thần rất cao, gồm luôn cả bệnh trầm cảm (vốn sẽ tăng thêm 46%), sự lo lắng, thái độ tự tử muốn tìm đến cái chết, và việc lạm dụng các chất độc tố.”

Việc phá thai, thực chất, chịu trách nhiệm cho hàng loạt các vấn nạn như sau:

(1) Có một sự gia tăng lên khoảng 160% về tỉ lệ tự tử tại Hoa Kỳ, theo Tạp Chí chuyên về Bệnh Tâm Thần của Những Người Phụ Nữ (Archives of Women’s Mental Health), vào năm 2001 vừa qua.

(2) Có một sự gia tăng lên khoảng 225% về tỉ lệ tự tử tại Anh Quốc, theo Tạp Chí Y Học Anh Quốc (British Medical Journal) vào năm 1997 vừa qua.

(3) Có một sự gia tăng lên khoảng 546% về tỉ lệ tự tử tại Phần Lan, theo Tạp Chí Acta Obstetricia et Gynecologica Scandinavica, vào năm 1997 vừa qua.

Tổng cộng, tỉ lệ trung bình đẩy đến việc tử tự của ba nghiên cứu kể trên là 310%. Thì tỉ lệ tự tử quá cao này cho thấy rằng việc phá thai rõ ràng là trái ngược với chuyện thần thoại, hoang đường khi cho rằng việc chấm dứt chuyện mang thai thì an toàn hơn là việc sinh con.

Cuộc nghiên cứu dựa trên những kết quả đúng đắn nhất gắn liền với mức độ nảy sinh ra tình trạng suy thoái tinh thần theo sau việc phá thai tiết lộ cho thấy rằng trong vòng 4 năm sau kết quả của việc mang thai, những người phụ nữ nào phá thai từ 2 đến 4 lần, thì có khuynh hướng phải nhập bệnh viện tâm thần cao và nhiều hơn là những người phụ nữ quyết định giữ thai và sinh con từ 2 đến 4 lần.

Một cuộc nghiên cứu khác dựa trên những số liệu đáng tin cậy thậm chí cũng tiết lộ cho thấy rằng bốn năm sau khi đã phá thai, thì tỉ lệ nhập vào bệnh viện tâm thần vẫn còn là 67%, cao hơn rất nhiều so với những người phụ nữ không bao giờ có chuyện phá thai.

Những người phụ nữ đã phá thai thường có khuynh hướng được chuẩn đoán rằng họ có những phản ứng rối loạn, chứng rối loạn tâm thần trầm cảm (depressive psychosis), rối loạn thần kinh chức năng (neurotic), và những bất ổn lưỡng cực (bipolar disorders), theo như Tạp Chí chuyên về Bệnh Tâm Thần của Những Người Phụ Nữ.

Mối nguy hiểm của bệnh trầm cảm và chứng rối loạn tâm thần trong những lần sinh đẻ sau này cũng thường được liên kết với việc phá thai trước đó. Trung bình là tám năm sau khi đã phá thai, có đến 138% những người phụ nữ có gia đình có khuynh hướng bị bệnh trầm cảm rất cao so với những người phụ nữ mang thai trọn vẹn trong suốt thời kỳ có thai đầu tiên của họ. Kết luận này được dựa trên nghiên cứu của Tạp Chí Y Học Anh Quốc vào ngày 9 tháng 1 năm 2002.

Trong trường hợp lạm dụng thuốc và rượu, bia, chúng ta thấy có rất nhiều người phụ nữ đang cố diện đối với sự mâu thuẩn và sự sầu não nội tâm của họ, thì tỉ lệ này cao đến 4.5 lần so với sự lạm dụng về các độc chất sau thời kỳ phá thai. Và số liệu này chỉ được dựa trên những ai báo cáo về việc lạm dụng các độc chất mà thôi.

Hãy nghĩ đến tất cả những ai nghĩ rằng cứ mỗi đêm họ chỉ cần đơn giản uống vào 8 ly rượu, thì họ có thể “quay ngược chiều gió hay rũ bỏ đi sự sầu não ngay.” Khía cạnh này đã được báo cáo trong Tạp Chí Lạm Dụng Thuốc và Rượu Hoa Kỳ (American Journal of Drug and Alcohol Abuse) trong năm 2000.

Những kết quả của cuộc nghiên cứu quốc tế lâu dài, được hướng dẫn bởi Bác Sĩ Vincent Rue tiết lộ rằng có những bằng chứng đáng sợ cho thấy chứng rối loạn của sự căng thẳng là do hệ quả của việc phá thai.

Thống kê được thâu thập tại Hoa Kỳ tiết lộ các điều sau:

(a) 55% những ai đã từng phá thai báo cáo cho biết rằng họ có những cơn ác mộng và sự ám ảnh (preoccupation) cùng với việc phá thai.

(b) 73% mô tả là bị cảnh hồi tưởng (flashbacks)

(c) 58% những người phụ nữ báo cáo rằng họ luôn có những ý nghĩ về tự tử, vốn có liên hệ trực tiếp đến việc phá thai.

(d) 68% tiết lộ rằng họ cảm thấy quá xấu hổ về chính bản thân của họ.

(e) 79% tường thuật rằng họ có tội, và không có đủ bản năng để có thể tự tha thứ cho họ được.

(f) 63% cho biết có những sự sợ hãi liên quan đến những lần mang thai và làm mẹ trong tương lai.

(g) 49% gặp rất nhiều trở ngại khi phải đến gần các em bé.

(h) 67% tự cho họ là những người “bị chai cứng đi về mặt tình cảm.”

Một cuộc rà xét quy mô của rất nhiều cuộc nghiên cứu khác và những cảm nghiệm chắc chắn về mặt lâm sàng ám chỉ rằng đối với rất nhiều người phụ nữ, những hoạt động khác thường ban đầu của dục tính, những chứng rối loạn về ăn uống, cùng với sự hút thuốc gia tăng, những rối loạn về sự âu lo và hốt hoảng, và những mối quan hệ bị lạm dụng và vũ phu, đã trở thành món quà tặng của kiểu sống mà họ phải diện đối sau khi đã chứng kiến việc họ phá bỏ đi bào thai.

(H): Thưa Cô, có một lý do về mặt khoa học hay chính trị nào đó về việc không muốn cho cuộc nghiên cứu này được trở thành hiện thực, vì chưng nó đã chứng tỏ cho thấy rằng: rõ ràng là có một sự liên kết giữa sự phá thai với sự sầu não không ?

(T): Thưa, trên bình diện xã hội, chúng ta biết cách tranh luận như thế nào về chuyện phá thai, và xem đó như là một vấn đề mang tính chính trị, thế nhưng chúng ta không biết cách làm thế nào để nói về nó trên bình diện thân mật, cá nhân của con người.

Không có một tiêu chuẩn nào cả về mặt xã hội có liên quan đến sự phá thai. Mà thay vào đó, tất cả đều cố lẫn tránh nó. Một trong những lý do khiến chúng ta không muốn nói về sự đau khổ của người phụ nữ và người đàn ông, những người đã từng phá thai, là vì, chúng ta, với tư cách là một xã hội, bị sâu xé quá nhiều về vấn đề phá thai. Trong khi đó, phần lớn thì tin rằng phá thai phải được hợp pháp hóa trong một vài hoàn cảnh, và hầu như những người có đạo đức, có lương tâm, thì họ cảm thấy rất khó chịu về điều đó.

Theo một cuộc thăm dò chính thức, 77% công chúng tin rằng phá thai chính là việc cướp đi mạng sống con người, với 49% cho rằng điều đó cũng đồng nghĩa với chuyện giết người, chuyện diệt chủng.

Chỉ có 16% tin rằng phá thai chỉ là “một thủ tục giải phẩu về việc tách rời đi tủy sống con người.” Thậm chí 1/3 trong số những người tự cho rằng họ ủng hộ việc tự do chọn lựa (pro-choice), vẫn phải nhìn nhận rằng họ tin chuyện phá thai là lấy mất đi mạng sống của con người.

Điều này được tường thuật trong cuốn sách của James Davison Hunter xuất bản vào năm 1994 có nhan đề: “Trước Khi Cuộc Bắn Phá Bắt Đầu: Tìm Kiếm Sự Dân Chủ trong Cuộc Chiến Văn Hóa của Hoa Kỳ” (Before the Shooting Begins: Searching for Democracy in America’s Cultural War).

Thì những khám phá này đề nghị rằng hầu hết những người Hoa Kỳ đặt tín ngưỡng về mặt đạo đức luân lý của họ trong trạng thái “cầm chừng” hay “để qua một bên” khi họ nói đến chuyện phá thai vì việc tôn trọng về “quyền của những người phụ nữ được chọn lựa.”

Với tư cách là một xã hội, chúng ta chọn cách để khoan dung, để bỏ qua những cái chết của những trẻ thơ chưa được sinh ra vì mục đích cải thiện đời sống của những người phụ nữ. Tuy nhiên, với sự thỏa hiệp về mặt đạo đức luân lý theo kiểu này, thì rõ ràng là chúng ta bị bẻ mặt khi những người phụ nữ này than phiền về sự đau khổ của họ sau khi đã phá thai.

Nghĩa là họ đã biến cho những thính giả của họ cảm thấy không được thoải mái cho lắm và cảm thấy rất xáo trộn, và bối rối vô cùng.

Sự sầu não về chuyện phá thai trong quá khứ buộc chúng ta không chỉ nhìn vào nổi đau của từng cá nhân, mà còn cả cảm giác tội lỗi, hối hận (angst) của xã hội chúng ta. Đó đúng là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó chịu, và rắm rối cao độ. Hầu hết chúng ta không muốn nhìn vào vấn đề này quá sâu sắc.

Những người cổ võ cho chuyện tự do chọn lựa vẫn thường rất ngần ngại để dám nhận ra hiện thực về nổi đau sau khi đã phá thai vì họ sợ rằng một cách nào đó, điều này sẽ làm suy yếu đi cái cách lập luận về mặt chính trị của họ để hợp pháp hóa chuyện phá thai.

Trái lại, việc coi thường những bằng chứng này, hầu hết những người cố vấn phá thai sẽ nói với những người phụ nữ rằng những phản ứng về mặt tâm, sinh lý của chuyện phá thai là rất hiếm, thậm chí không bao giờ xảy ra. Nói chung là, tất cả những gì gợi lên sự không hài lòng hay khó chịu, đều bị họ tìm cách lẫn tránh hoàn toàn. Vì với những sự thật như vậy, họ sợ rằng, có thể “thuyết phục những người phụ nữ rút lui hay từ bỏ đi ý định muốn phá thai của họ.”

Hay nói cách khác, sự chọn lựa được đưa ra bằng việc họ dấu đi những thông tin khiến cho những người phụ nữ mang thai biết được sự thật, biết được về những hệ quả, nghiêm trọng khó lường, bằng không thì những người phụ nữ mang thai này, sẽ không đồng ý phá thai.

Sự thông đồng, cấu kết (collusion) của sự ngu muội và chối từ những sự thật, đã gây ra sự lạm dụng và bỏ mặc chống lại những người phụ nữ, tạo tiền đồ cho một sự sầu não, đau khổ, chấn thường sâu đậm và dai dẵng, như một vết thẹo khó mà tẩy đi cho được, trọn suốt cả cuộc đời của những người phụ nữ.

(H): Thưa Cô, liệu Cô có nghĩ rằng điều này sẽ ngăn cản (deterrent) những người phụ nữ muốn phá thai khi họ biết được cơ may về căn bệnh sầu não, trầm cảm sẽ xảy ra nơi họ sau khi họ đã phá thai không?

(T): Thưa, tôi hy vọng thế. Những người phụ nữ có quyền biết những nguy hại mà họ diện đối khi họ đưa ra sự chọn lựa về việc có nên phá thai hay không. Bất kỳ thuốc hay thủ tục y khoa nào mà chúng ta “chọn” thì được yêu cầu, theo mặt pháp luật, là chúng ta phải được giải thích cặn kẽ. Điều này có nghĩa là chúng ta phải biết được điều gì có liên hệ trong đó, thủ tục đó là gì, và đâu là những nguy hiểm ngắn và dài hạn. Thì đây chính là nguồn thông tin quan trọng.

Trước những con số thống kê gây ra sự khó chịu có liên quan đến những nguy hiểm về bệnh tâm thần, mức độ nguy hiểm gia tăng về việc bị bệnh ung thư vú, vân vân, thì rõ ràng là những sự dè dặt, kiềm chế và những quy định là cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản và tâm sinh lý của những người phụ nữ. Quan trọng hơn nữa, chính tôi tin rằng cả phụ nữ lẫn nam giới nào đã phải gánh chịu sự mất mát con trẻ qua việc phá thai, đều biết rằng vẫn còn có hy vọng và sự chữa lành. Họ cần biết rằng họ không phải côi độc một mình.

Vào năm 1989, một nhóm gồm các chuyên gia của Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ (American Psychological Association hay APA) đã đồng loạt kết luận rằng việc hợp pháp hóa chuyện phá thai “không tạo ra những nguy hiểm về mặt tâm sinh lý nào cho hầu hết những người phụ nữ trải qua thủ tục này.”

Nhóm các chuyên gia này lưu ý rằng những phản ứng tình cảm trầm trọng lại chính là chuyện đương nhiên, thì nếu mà những người phụ nữ gặp phải sự lan truyền này, thì họ nên tìm đến cách chữa trị về mặt tâm lý. Nhóm cũng tuyên bố rằng không có bằng chứng nào cả cho thấy có một sự lan truyền như vậy. Thì kể từ năm 1989 và mãi cho đến hôm nay, vẫn chưa có những thay đổi quan trọng nào về quan điểm này của họ. Rõ ràng là họ đã không theo dõi gì cả về sự phát triển của Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel!

Trong năm 2006, tổ chức của chúng tôi đã tổ chức 450 buổi tĩnh tâm cuối tuần để giúp chữa lành sau khi phá thai. Mỗi một cuộc tĩnh tâm có khoảng từ 12 đến 25 tham dự viên. Điều đó có nghĩa là khoảng từ 5,400 đến 11,250 người sẽ đến tìm cách chữa trị trong những năm sắp tới.

Mục Vụ của chúng tôi đang gia tăng lên khoảng 40% mỗi năm. Chỉ trong vòng bảy năm qua, hàng ngàn người nam và nữ đã đến yêu cầu sự giúp đỡ của chúng tôi, khi Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel đã mở rộng địa bàn hoạt động tới cả Phi Châu, Đài Loan, Nga Sô, Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Mỹ, Canada, và trên khắp Hoa Kỳ.

Có hàng trăm mục vụ khác nhau chuyên về hậu phá thai nảy sinh ra khắp mọi nơi. Chính vì thế, miễn cho những gì mà Hiệp Hội APA nghĩ, thì chỉ có những người trong chúng tôi, mới biết được sự thật. Có một sự lây lan vốn đã bị nhục nhã (disgracefully) bỏ qua, bị chuẩn đoán sai lầm một cách trầm trọng, thô thiễn và đã không được chữa trị.

Muốn biết thêm chi tiết về Nhóm Mục Vụ Vườn Nho của Rachel, mời Quý Vị hãy vào trang web tại địa chỉ: http://www.rachelsvineyard.org