ĐHY Poupard : « Giáo hội không sợ phải đối đầu với sự dốt nát tôn giáo »
Roma, Chúa Nhật 14/05/2006 (Zenit) - ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã quả quyết rằng : « Giáo hội phải đối đầu với sự dốt nát tôn giáo »
Vào ngày mùng 9/5/2006, ĐHY đã đọc bài diễn văn dẫn nhập và giới thiệu ngày thứ bẩy khóa học hỏi đề tài « Công giáo và văn chương thế kỷ XX », nói rõ hơn trọng điểm của bài diễn văn khai triển đề tài : « văn chuơng giữa sự thật và tưởng tượng : nhân bài học Anh-Mỹ »
Trong bài diễn văn diễn văn dẫn nhập và giới thiệu này, ĐHY Poupard đã nhận định rằng các sản phẩm văn chương Anh-Mỹ « đã ồ ạt chinh phục thị truờng và đã lôi kéo được sự chú ý của các độc giả với những tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết hư ảo ».
Theo ĐHY, đây là một hiện tượng đặc trưng trong những năm qua được biểu hiện trong « việc tìm kiếm cái gì linh thánh và huyền nhiệm » đang được phổ biến dưới nhiều hình thức và bằng nhiều cách thế khác nhau, « từ hỗn hợp tôn giáo đến các tôn giáo bí truyền, ngay cả đến đạo thờ Satan » và « hiện tượng này càng có cơ hội bám rễ nhiều hơn vào nơi nào càng dốt nát về tôn giáo hơn, nên phải nhận định rằng ngày nay sự vô học thức về tôn giáo đang có cơ phục hồi»
ĐHY chú thích tiếp theo như sau : « Ai thông thạo lịch sử Giáo Hội đều biết rất rõ ràng đây không phải là lần đầu tiên xẩy ra những hiện tượng như thế. Nhưng sự kiện mới đó là sự dốt nát tôn giáo, nói trắng ra là sự mù tịt về tôn giáo, khiến cho sự phân biệt giữa huyền thoại, tưởng tượng và đả kích dù mà ác ý, nghịch với lịch sử và các gía trị biểu tượng và đã được thực hành trong Giáo Hội trở nên khó phân biệt đầu là phải trái»
ĐHY Poupard đã quả quyết rằng tất nhiên Giáo hội không sợ phải đối đầu với những thách thức mà giáo hội đã gặp từ hai ngàn năm qua, vì chưng « giáo hội hằng xác tín rằng : tất cả mọi thách thức có thể trở thành cơ hội để tăng trưởng, để trưởng thành, để luôn luôn xác quyết với tinh thần trách nhiệm và ý thức hơn, nếu sự thách thức đó được đón nhận như là một thách đố và nếu người ta đối đầu với sự trưởng thành, với lý trí và với thành tâm thiện chí ».
« Để loan truyền đức tin giữa lòng các nền văn hóa đang bị hằn dấu bằng nhửng nhưng và thuyết tương đối, giáo hội phải dấn thân trước hết vào việc giáo huấn. Nhiệm vụ của giáo hội là giảng dậy. »
Không trích dẫn một thí dụ cụ thể nào, ĐHY đã tiếp tục đề cập đến « một số các hiện tượng văn chương và truyền thông cực kỳ gây hoang mang đang có thể « khơi dậy tính tò mò, ý thích và ước muốn hiểu biết hơn nữa ».
Ngài kết luận : « Chính vì thế mà người ta đòi hỏi các Kitô hữu phải dấn thân một cách sâu xa và thông minh hơn nữa vào lãnh vực của sự sống, và phải cắt nghĩa những lý lẽ chính đáng của đức tin, phải biểu dương ý nghĩa thiện hảo tại sao họ đã chọn lựa sự sống và đức tin, hầu giúp cho hết mọi người nam hay nữ muốn đối thoại có thể than gia vào ».
Roma, Chúa Nhật 14/05/2006 (Zenit) - ĐHY Paul Poupard, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn đã quả quyết rằng : « Giáo hội phải đối đầu với sự dốt nát tôn giáo »
Vào ngày mùng 9/5/2006, ĐHY đã đọc bài diễn văn dẫn nhập và giới thiệu ngày thứ bẩy khóa học hỏi đề tài « Công giáo và văn chương thế kỷ XX », nói rõ hơn trọng điểm của bài diễn văn khai triển đề tài : « văn chuơng giữa sự thật và tưởng tượng : nhân bài học Anh-Mỹ »
Trong bài diễn văn diễn văn dẫn nhập và giới thiệu này, ĐHY Poupard đã nhận định rằng các sản phẩm văn chương Anh-Mỹ « đã ồ ạt chinh phục thị truờng và đã lôi kéo được sự chú ý của các độc giả với những tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết hư ảo ».
Theo ĐHY, đây là một hiện tượng đặc trưng trong những năm qua được biểu hiện trong « việc tìm kiếm cái gì linh thánh và huyền nhiệm » đang được phổ biến dưới nhiều hình thức và bằng nhiều cách thế khác nhau, « từ hỗn hợp tôn giáo đến các tôn giáo bí truyền, ngay cả đến đạo thờ Satan » và « hiện tượng này càng có cơ hội bám rễ nhiều hơn vào nơi nào càng dốt nát về tôn giáo hơn, nên phải nhận định rằng ngày nay sự vô học thức về tôn giáo đang có cơ phục hồi»
ĐHY chú thích tiếp theo như sau : « Ai thông thạo lịch sử Giáo Hội đều biết rất rõ ràng đây không phải là lần đầu tiên xẩy ra những hiện tượng như thế. Nhưng sự kiện mới đó là sự dốt nát tôn giáo, nói trắng ra là sự mù tịt về tôn giáo, khiến cho sự phân biệt giữa huyền thoại, tưởng tượng và đả kích dù mà ác ý, nghịch với lịch sử và các gía trị biểu tượng và đã được thực hành trong Giáo Hội trở nên khó phân biệt đầu là phải trái»
ĐHY Poupard đã quả quyết rằng tất nhiên Giáo hội không sợ phải đối đầu với những thách thức mà giáo hội đã gặp từ hai ngàn năm qua, vì chưng « giáo hội hằng xác tín rằng : tất cả mọi thách thức có thể trở thành cơ hội để tăng trưởng, để trưởng thành, để luôn luôn xác quyết với tinh thần trách nhiệm và ý thức hơn, nếu sự thách thức đó được đón nhận như là một thách đố và nếu người ta đối đầu với sự trưởng thành, với lý trí và với thành tâm thiện chí ».
« Để loan truyền đức tin giữa lòng các nền văn hóa đang bị hằn dấu bằng nhửng nhưng và thuyết tương đối, giáo hội phải dấn thân trước hết vào việc giáo huấn. Nhiệm vụ của giáo hội là giảng dậy. »
Không trích dẫn một thí dụ cụ thể nào, ĐHY đã tiếp tục đề cập đến « một số các hiện tượng văn chương và truyền thông cực kỳ gây hoang mang đang có thể « khơi dậy tính tò mò, ý thích và ước muốn hiểu biết hơn nữa ».
Ngài kết luận : « Chính vì thế mà người ta đòi hỏi các Kitô hữu phải dấn thân một cách sâu xa và thông minh hơn nữa vào lãnh vực của sự sống, và phải cắt nghĩa những lý lẽ chính đáng của đức tin, phải biểu dương ý nghĩa thiện hảo tại sao họ đã chọn lựa sự sống và đức tin, hầu giúp cho hết mọi người nam hay nữ muốn đối thoại có thể than gia vào ».