Washington: Được sự chuẩn y của Tòa Thánh Vatican, Tổng Giáo Phận Phục Vụ Quân Đội Hoa Kỳ đã bắt đầu mở cuộc điều tra, thâu thập tài liệu hồ sơ án phong Thánh cho Cha Vincent Robert Capodanno, thuộc Dòng Maryknoll, là một vị tuyên úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã bị tử trận trong khi phục vụ cho binh sĩ Hoa Kỳ trên chiến trường Việt Nam vào năm 1967.
Đức Ông Roland A. Newland, chưởng ấn của Tổng Giáo Phận đã công bố chính thức mở án phong thánh cho Cha Capodanno vào ngày Chúa Nhật 21/5 trong Thánh Lễ Ngày Chiến Sĩ Trận Vong hàng năm lần thứ 12 tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington.
Trong sự công bố này, linh mục tuyên úy Capodanno sinh quán tại Nữu Ước cũng được phong tước hiệu "tôi tớ Chúa". Tổng Giáo Phận Phục Vụ Quân Đội cũng thành lập một tòa án để thu thập các tài liệu và dữ kiện liên quan đến cuộc đời và nhân đức của Cha Capodanno để trình lên Bộ Phong Thánh tại Vatican.
Tổng Giám Mục Edwin F. O'Brien cai quan Tổng Giáo Phận Phục Vụ Quân Đội đã chủ tế trong Thánh Lễ với sự tham dự của hơn 1500 người.
Giảng trong Thánh Lễ là Cha Louis V. Iasiello, Thiếu Tướng Hải Quân và là Tổng Tuyên Úy Quân Lực Hoa Kỳ, đã nói Cha Capodanno "là một người hoàn thành nhiệm vụ một cách lạ thường trong quân đội nhưng còn hơn thế nữa.. Ngài là một Kitô hữu đã sống một cuộc đời gương mẫu đến nhân đức lạ thường, một người để lại di chúc trong cuộc sống, đã cống hiến cho tất cả người tin một gương mẫu đức tin để linh hứng cho họ sống một cách sâu xa hơn đến chính ơn gọi Kitô giáo của mình".
Cha Iasiello nói thật đúng nghĩa để mở hồ sơ án phong thánh cho Cha gần ngày Chiến Sĩ Trận Vong (29/5), khi mà người dân Hoa Kỳ "dành thời gian và tuyên dương những người nằm xuống với bông hoa, những lá cờ, những bài điếu văn và dĩ nhiên là những lời cầu nguyện".
Cha Iasiello giảng "thật không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên cho ngày hôm nay, rồi một thời điểm khác cho quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, nhưng vào thời điểm được dành ra để tuyên dương những người hoa kỳ anh hùng, và trong thời điểm đặc biệt này, giáo hội muốn chọn ra một trong những những người anh hùng này và tán dương sự đóng góp độc nhất vô song của họ cho cả quốc gia và cho chúng ta là những người của lòng tin".
Mặc dầu nhiều người đã rời Đông Đương "với những vết thương thể lý, tâm lý và tinh thần", nhưng người khác rời khỏi đó "với một số những ý ức tích cực, đặc biệt những ký ức trìu mến được biết đến một vị tuyên uý rất đặc biệt và là một linh mục, một người ngày đêm ra vào trong trận chiến, mang đến tình yêu và lòng thương sót của Thiên Chúa giữa những người đồng đội".
Cậu Vincent R Capodanno sinh ngày 13/2/1929 tại quận Richmond, Nữu Ước. Sau khi học hết năm thứ nhất tại Đại Học Fordham, đã xin vào và được đào tạo tại các Chủng Viện của Dòng Maryknoll ở Bedford, Massachusett và tại thành phố Nữu Ước, thầy được truyền chức linh mục vào ngày 7/6/1957 bởi cố TGM Francis Cardinal Spellman cai quản Tổng Giáo Phận Nữu Ước và là tổng đại diện Quản Hạt Quân Đội Hoa Kỳ. Cha đã phục vụ 8 năm tại Đài Loan và Hồng Kông theo Dòng Thừa Sai Công Giáo Nước Ngoài.
Cha Capodanno được trao quân hàm trung úy vào ngày 28/12/1965. Theo lời yêu cầu của Cha để phục vụ cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cha đã được giao nhiệm vụ đi theo Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên tại Việt Nam là Sư Đoàn 7 vào năm 1966 với cương vị linh mục tuyên úy tiểu đoàn.
Những người lính Thủy Quân Lục Chiến rất yêu mến và gọi Cha Capodanno là "The Grunt Padre" vì sự hòa mình với các binh sĩ và sẵn sằng hy sinh tính mạng để thi hành thừa tác vụ cho các binh lính. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ 1 năm tại chiến trường Việt Nam, Cha đã xin ở lại thêm 6 tháng sau để tiếp tục công việc thi hành thừa tác vụ phục vụ cho các binh sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Được chuyển giao nhiệm vụ tuyên úy cho tiểu đoàn 3, sư đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại tỉnh Quảng Tín-Việt Nam, trong lúc bị thương ngay má và tay nhưng Cha đã cố bò lên để kéo y tá quân y Petty Leal đã bị thương vào nơi an toàn, Cha đã bị bộ đội Bắc Việt nã súng trong tầm đạn rất gần và chết liền tại chỗ vào ngày 4/9/1967
Sau khi hy sinh tại Việt Nam, Cha Capodanno đã được Tổng Thống Mỹ trao tặng Danh Dự Huân Chương, là một huân chương cao quý nhất của Hoa Kỳ vào năm 1971, "vị sự dũng cảm và gan dạ hy sinh mạng sống để phục vụ.. ". Ngoài ra trong thời gian phục vụ Cha cũng được nhiều huân chương khác kể cả Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng.
Để tưởng nhớ và tuyên dương người đã hy sinh cho đồng đội và cho tổ quốc, chiến hạm Hoa Kỳ đã lấy tên Cha là Tuần Dương Hạm USS Cpodanno (DE1093), được hạ thủy vào ngày 25/12/1972 và được khai trương vào ngày 21/10/1972, được trang bị vũ khí và đi vào hoạt động vào ngày 17/11/1973. Chiến hạm này được trang bị để chống các tiềm thủy đỉnh. Được giao công tác hoạt động tại Miền Tây Atlantic, Tây Phi Châu, Biển Địa Trung Hải và Nam Phi. Sau hơn 20 năm hoạt động trên biển cả, chiến hạm đã chấm dứt nhiệm vụ và không còn hoạt động vào ngày 30/7/1993.
Chiến hạm USS Capodano DE 1093 đã cập bến tại cảng Napples, Italia, tại đây Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban phép lành vào ngày 4/7/1981, đây là chiến hạm đầu tiên trong Hạm Đội của Hoa Kỳ được Đức Thánh Cha ban phép lành.
Cảm nhận những giây phút cuối cuộc đời.
Vào chiều ngày Chúa Nhật 3/9/1967 một người soạn những thư từ cho Đại Đội H và S thì có thư của Trung Sĩ Nhất Smith và thư của Cha Capodanno. Pete Morale đã đến đưa thư tại Đồi 63 là nơi căn lều của Trung Tá Tent và được lịnh truyền cho Cha Capodanno là nhóm tiếp viện sẽ không đổ quân vào sáng hôm sau vì sẽ gặp trọng pháo của địch, cho nên Đại Đội H và S sẽ đổ bộ vào sau đó.
Khi gặp Cha Capodanno và báo là Đại Đội H và S sẽ chưa đổ bộ ngay được, thế nhưng Cha Capodanno nói "thôi được, nhưng binh lính đang cần tôi trong lúc này". Và Cha Capodanno đã đi tìm cách khác để đổ bộ có mặt kề cạnh với các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Vào lúc 4 giờ 30 sáng ngày thứ Hai 4/9/1967 tại quận Thăng Bình ở thung lũng Quế Sơn, tiểu đoàn 1 của Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đã đụng độ với sư đoàn chính quy Bắc Việt khoảng 2500 người gần làng Đồng Sơn. Bộ tham mưu của Sư Đoàn đã phát động ngay một cuộc hành quân được mang danh là "Hành Quân Chim Én". Với lực lượng biển người của cộng sản, Đại Đội D của Tiểu Đoàn đã xin tiếp viện. Khoảng 9.14 sáng, được ban truyền tin báo về là đã có 26 lính thủy quân Mỹ tử trận. Trong tình trạng khẩn cấp và sợ bị quét sạch của bộ đội chính quy, một đại đội khác của tiểu đoàn được tăng viện. Vào lúc 9 giờ 25 sáng, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 5 yêu cầu gởi thêm 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 5 là Đại Đội "M" và "K".
Trong những giờ phút ban đầu, Cha Capodanno đã nhận được những tin tức đang xảy ra trong cuộc chiến. cha ngồi thần thừ trong ban tham mưu hành quân của Tiểu Đoàn 3. Ngài lắng nghe và ghi chép vội vàng vào sổ tay. Khi Đại Đội "M" và "K" đã trong tình trạng sẵn sàng để lên trực thăng đổ bộ vào cuộc chiến, thì Cha Capodanno yêu cầu để xin đi theo, vì những binh lính đang cần Ngài và dĩ nhiên là Ngài đi vào trong tình huống thập tử nhất sinh.
Trên chuyến trực thăng đổ bộ một người lính trên chiếc trực thăng đã nói với Cha Capodanno "Padre chúc Cha may mắn và hãy cẩn thận". Ngài quay lại chúc lành cho họ và đổ bộ xuống trận tuyến.
Khi Đại Đội "M" đổ bộ tiến đến gần làng nhỏ Châu Lam, lính chính quy Bắc Việt bắt đầu đột kích vào Trung Đội 2 đang đóng quân trơ trẽn trên một ngọn đồi nhỏ. Trận đụng độ thật ác liệt, đáng sáp lá cà. Cha Capodanno đã có mặt để giúp đỡ cho những người lính bị thương và ban bí tích xức dầu cũng như của ăn đi đàng cho lính Thủy Quân.
Một người lính chứng kiến cái chết của Cha là Ray Harton, và ông cũng là người gặp Cha lần thứ 4 và cũng là lần cuối để gặp Cha. Trong lúc bị thương tại cánh tay trái, vừa ngóc đầu lên thì bị một viên đạn khác, Ray Harton nằm lay lắt máu me chảy lênh láng và biết đã phần số mình đã đến. Lúc đó Cha Capodanno đầu trần không đội nón sắt chạy đến thầm lặng nhìn vào mắt của anh ta rồi ngài thì thầm nói nhỏ "bình tĩnh lại Thủy Quân, sẽ có người đến đây giúp, Thiên Chúa ở cùng với chúng ta trong ngày này!". Ray Harton cảm thấy an bình chờ đến giây phút được cất đi khỏi đời. Khi Cha Capodanno kê đầu Harton lên để giúp vết thương khỏi đau nơi tay thì có tiếng "chân tôi, chân tôi!". Đó là tiếng kêu cứu của y tá quân y Leal đã bị trúng đạn, mặc dầu Cha đã bị bắn ngay má và bị thương nặng ngay bàn tay, nhưng trong lúc Cha đã cố bò lế để kéo một y tá Leal đang bị thương và bị bộ đội nã súng cách khoảng 1 thước và Cha đã tử thương.
Vào chiều ngày hôm sau 4/9 tại bộ chỉ huy của Tiểu Đoàn, được tin là Cha Capodanno đã tử trận, Pete Morale, người đưa thư vẫn không tin đã chạy đến lều của Cha thì thấy Cha không còn đó và túi ba lô của Cha cũng không còn.
Đó là một ngày buồn thảm nhất trong đời của Morale tại Việt Nam vì đối với Cha Capodanno đã chết đi nhưng không một ai cử hành thánh lễ, không người tưởng niệm, và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Tin chính thức được loan đi là Cha Capodanno đã tử trận, cả Sư Đoàn đều bàng hoàng. Về phần của người lính Ray Harton sau khi được đưa về quân y viện điều trị, Harton đã nghĩ tới mình còn sống, Cha Capodanno đã chết nhưng trong tâm tư Harton vẫn nghĩ công việc của Cha Capodanno vẫn còn đang hiện diện, Ngài vẫn ở với chúng tôi... .
Đức Ông Roland A. Newland, chưởng ấn của Tổng Giáo Phận đã công bố chính thức mở án phong thánh cho Cha Capodanno vào ngày Chúa Nhật 21/5 trong Thánh Lễ Ngày Chiến Sĩ Trận Vong hàng năm lần thứ 12 tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Washington.
Trong sự công bố này, linh mục tuyên úy Capodanno sinh quán tại Nữu Ước cũng được phong tước hiệu "tôi tớ Chúa". Tổng Giáo Phận Phục Vụ Quân Đội cũng thành lập một tòa án để thu thập các tài liệu và dữ kiện liên quan đến cuộc đời và nhân đức của Cha Capodanno để trình lên Bộ Phong Thánh tại Vatican.
Tổng Giám Mục Edwin F. O'Brien cai quan Tổng Giáo Phận Phục Vụ Quân Đội đã chủ tế trong Thánh Lễ với sự tham dự của hơn 1500 người.
Giảng trong Thánh Lễ là Cha Louis V. Iasiello, Thiếu Tướng Hải Quân và là Tổng Tuyên Úy Quân Lực Hoa Kỳ, đã nói Cha Capodanno "là một người hoàn thành nhiệm vụ một cách lạ thường trong quân đội nhưng còn hơn thế nữa.. Ngài là một Kitô hữu đã sống một cuộc đời gương mẫu đến nhân đức lạ thường, một người để lại di chúc trong cuộc sống, đã cống hiến cho tất cả người tin một gương mẫu đức tin để linh hứng cho họ sống một cách sâu xa hơn đến chính ơn gọi Kitô giáo của mình".
Cha Iasiello nói thật đúng nghĩa để mở hồ sơ án phong thánh cho Cha gần ngày Chiến Sĩ Trận Vong (29/5), khi mà người dân Hoa Kỳ "dành thời gian và tuyên dương những người nằm xuống với bông hoa, những lá cờ, những bài điếu văn và dĩ nhiên là những lời cầu nguyện".
Cha Iasiello giảng "thật không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên cho ngày hôm nay, rồi một thời điểm khác cho quốc gia trong tình trạng khẩn cấp, nhưng vào thời điểm được dành ra để tuyên dương những người hoa kỳ anh hùng, và trong thời điểm đặc biệt này, giáo hội muốn chọn ra một trong những những người anh hùng này và tán dương sự đóng góp độc nhất vô song của họ cho cả quốc gia và cho chúng ta là những người của lòng tin".
Mặc dầu nhiều người đã rời Đông Đương "với những vết thương thể lý, tâm lý và tinh thần", nhưng người khác rời khỏi đó "với một số những ý ức tích cực, đặc biệt những ký ức trìu mến được biết đến một vị tuyên uý rất đặc biệt và là một linh mục, một người ngày đêm ra vào trong trận chiến, mang đến tình yêu và lòng thương sót của Thiên Chúa giữa những người đồng đội".
Cậu Vincent R Capodanno sinh ngày 13/2/1929 tại quận Richmond, Nữu Ước. Sau khi học hết năm thứ nhất tại Đại Học Fordham, đã xin vào và được đào tạo tại các Chủng Viện của Dòng Maryknoll ở Bedford, Massachusett và tại thành phố Nữu Ước, thầy được truyền chức linh mục vào ngày 7/6/1957 bởi cố TGM Francis Cardinal Spellman cai quản Tổng Giáo Phận Nữu Ước và là tổng đại diện Quản Hạt Quân Đội Hoa Kỳ. Cha đã phục vụ 8 năm tại Đài Loan và Hồng Kông theo Dòng Thừa Sai Công Giáo Nước Ngoài.
Cha Capodanno được trao quân hàm trung úy vào ngày 28/12/1965. Theo lời yêu cầu của Cha để phục vụ cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cha đã được giao nhiệm vụ đi theo Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên tại Việt Nam là Sư Đoàn 7 vào năm 1966 với cương vị linh mục tuyên úy tiểu đoàn.
Những người lính Thủy Quân Lục Chiến rất yêu mến và gọi Cha Capodanno là "The Grunt Padre" vì sự hòa mình với các binh sĩ và sẵn sằng hy sinh tính mạng để thi hành thừa tác vụ cho các binh lính. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ 1 năm tại chiến trường Việt Nam, Cha đã xin ở lại thêm 6 tháng sau để tiếp tục công việc thi hành thừa tác vụ phục vụ cho các binh sĩ Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Được chuyển giao nhiệm vụ tuyên úy cho tiểu đoàn 3, sư đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại tỉnh Quảng Tín-Việt Nam, trong lúc bị thương ngay má và tay nhưng Cha đã cố bò lên để kéo y tá quân y Petty Leal đã bị thương vào nơi an toàn, Cha đã bị bộ đội Bắc Việt nã súng trong tầm đạn rất gần và chết liền tại chỗ vào ngày 4/9/1967
Sau khi hy sinh tại Việt Nam, Cha Capodanno đã được Tổng Thống Mỹ trao tặng Danh Dự Huân Chương, là một huân chương cao quý nhất của Hoa Kỳ vào năm 1971, "vị sự dũng cảm và gan dạ hy sinh mạng sống để phục vụ.. ". Ngoài ra trong thời gian phục vụ Cha cũng được nhiều huân chương khác kể cả Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng.
Để tưởng nhớ và tuyên dương người đã hy sinh cho đồng đội và cho tổ quốc, chiến hạm Hoa Kỳ đã lấy tên Cha là Tuần Dương Hạm USS Cpodanno (DE1093), được hạ thủy vào ngày 25/12/1972 và được khai trương vào ngày 21/10/1972, được trang bị vũ khí và đi vào hoạt động vào ngày 17/11/1973. Chiến hạm này được trang bị để chống các tiềm thủy đỉnh. Được giao công tác hoạt động tại Miền Tây Atlantic, Tây Phi Châu, Biển Địa Trung Hải và Nam Phi. Sau hơn 20 năm hoạt động trên biển cả, chiến hạm đã chấm dứt nhiệm vụ và không còn hoạt động vào ngày 30/7/1993.
Chiến hạm USS Capodano DE 1093 đã cập bến tại cảng Napples, Italia, tại đây Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban phép lành vào ngày 4/7/1981, đây là chiến hạm đầu tiên trong Hạm Đội của Hoa Kỳ được Đức Thánh Cha ban phép lành.
Cảm nhận những giây phút cuối cuộc đời.
Vào chiều ngày Chúa Nhật 3/9/1967 một người soạn những thư từ cho Đại Đội H và S thì có thư của Trung Sĩ Nhất Smith và thư của Cha Capodanno. Pete Morale đã đến đưa thư tại Đồi 63 là nơi căn lều của Trung Tá Tent và được lịnh truyền cho Cha Capodanno là nhóm tiếp viện sẽ không đổ quân vào sáng hôm sau vì sẽ gặp trọng pháo của địch, cho nên Đại Đội H và S sẽ đổ bộ vào sau đó.
Khi gặp Cha Capodanno và báo là Đại Đội H và S sẽ chưa đổ bộ ngay được, thế nhưng Cha Capodanno nói "thôi được, nhưng binh lính đang cần tôi trong lúc này". Và Cha Capodanno đã đi tìm cách khác để đổ bộ có mặt kề cạnh với các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Vào lúc 4 giờ 30 sáng ngày thứ Hai 4/9/1967 tại quận Thăng Bình ở thung lũng Quế Sơn, tiểu đoàn 1 của Sư Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đã đụng độ với sư đoàn chính quy Bắc Việt khoảng 2500 người gần làng Đồng Sơn. Bộ tham mưu của Sư Đoàn đã phát động ngay một cuộc hành quân được mang danh là "Hành Quân Chim Én". Với lực lượng biển người của cộng sản, Đại Đội D của Tiểu Đoàn đã xin tiếp viện. Khoảng 9.14 sáng, được ban truyền tin báo về là đã có 26 lính thủy quân Mỹ tử trận. Trong tình trạng khẩn cấp và sợ bị quét sạch của bộ đội chính quy, một đại đội khác của tiểu đoàn được tăng viện. Vào lúc 9 giờ 25 sáng, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 5 yêu cầu gởi thêm 2 Đại Đội của Tiểu Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 5 là Đại Đội "M" và "K".
Trong những giờ phút ban đầu, Cha Capodanno đã nhận được những tin tức đang xảy ra trong cuộc chiến. cha ngồi thần thừ trong ban tham mưu hành quân của Tiểu Đoàn 3. Ngài lắng nghe và ghi chép vội vàng vào sổ tay. Khi Đại Đội "M" và "K" đã trong tình trạng sẵn sàng để lên trực thăng đổ bộ vào cuộc chiến, thì Cha Capodanno yêu cầu để xin đi theo, vì những binh lính đang cần Ngài và dĩ nhiên là Ngài đi vào trong tình huống thập tử nhất sinh.
Trên chuyến trực thăng đổ bộ một người lính trên chiếc trực thăng đã nói với Cha Capodanno "Padre chúc Cha may mắn và hãy cẩn thận". Ngài quay lại chúc lành cho họ và đổ bộ xuống trận tuyến.
Khi Đại Đội "M" đổ bộ tiến đến gần làng nhỏ Châu Lam, lính chính quy Bắc Việt bắt đầu đột kích vào Trung Đội 2 đang đóng quân trơ trẽn trên một ngọn đồi nhỏ. Trận đụng độ thật ác liệt, đáng sáp lá cà. Cha Capodanno đã có mặt để giúp đỡ cho những người lính bị thương và ban bí tích xức dầu cũng như của ăn đi đàng cho lính Thủy Quân.
Một người lính chứng kiến cái chết của Cha là Ray Harton, và ông cũng là người gặp Cha lần thứ 4 và cũng là lần cuối để gặp Cha. Trong lúc bị thương tại cánh tay trái, vừa ngóc đầu lên thì bị một viên đạn khác, Ray Harton nằm lay lắt máu me chảy lênh láng và biết đã phần số mình đã đến. Lúc đó Cha Capodanno đầu trần không đội nón sắt chạy đến thầm lặng nhìn vào mắt của anh ta rồi ngài thì thầm nói nhỏ "bình tĩnh lại Thủy Quân, sẽ có người đến đây giúp, Thiên Chúa ở cùng với chúng ta trong ngày này!". Ray Harton cảm thấy an bình chờ đến giây phút được cất đi khỏi đời. Khi Cha Capodanno kê đầu Harton lên để giúp vết thương khỏi đau nơi tay thì có tiếng "chân tôi, chân tôi!". Đó là tiếng kêu cứu của y tá quân y Leal đã bị trúng đạn, mặc dầu Cha đã bị bắn ngay má và bị thương nặng ngay bàn tay, nhưng trong lúc Cha đã cố bò lế để kéo một y tá Leal đang bị thương và bị bộ đội nã súng cách khoảng 1 thước và Cha đã tử thương.
Vào chiều ngày hôm sau 4/9 tại bộ chỉ huy của Tiểu Đoàn, được tin là Cha Capodanno đã tử trận, Pete Morale, người đưa thư vẫn không tin đã chạy đến lều của Cha thì thấy Cha không còn đó và túi ba lô của Cha cũng không còn.
Đó là một ngày buồn thảm nhất trong đời của Morale tại Việt Nam vì đối với Cha Capodanno đã chết đi nhưng không một ai cử hành thánh lễ, không người tưởng niệm, và cuộc chiến vẫn tiếp diễn.
Tin chính thức được loan đi là Cha Capodanno đã tử trận, cả Sư Đoàn đều bàng hoàng. Về phần của người lính Ray Harton sau khi được đưa về quân y viện điều trị, Harton đã nghĩ tới mình còn sống, Cha Capodanno đã chết nhưng trong tâm tư Harton vẫn nghĩ công việc của Cha Capodanno vẫn còn đang hiện diện, Ngài vẫn ở với chúng tôi... .