Tìm hiểu về Sự Khác Biệt của Lời Cầu Nguyện

Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đâu là sự khác biệt giữa: (1) Liturgical Prayer và Devotional Prayer; (2) Mass và Adoration; và (3) là Novena.

Lời Nguyện Cầu Theo Nghi Lễ / Phụng Vụ (Liturgical Prayer)

Chính là việc cử hành bảy phép bí tích và các Giờ Kinh Phụng Vụ (Liturgy of the Hours) - thì đây luôn là lời cầu nguyện chính thức. Những việc cử hành như vậy là quan trọng nhất vì lẽ đây chính là những đặc cách (hay những phương cách đặc ân) nhằm đưa chúng ta gia nhập trọn vẹn vào mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô (cuộc sống, sự chết và Phục Sinh của Ngài hòng mang lại cho cả thế giới sự sống hoàn khải) và để biết sống đúng với mầu nhiệm này trong cuộc sống riêng của chúng ta.

Khi chúng ta đọc lên những lời cầu nguyện này theo một cách thâm sâu tĩnh nội và sốt sắng chú tâm cao độ, thì đó cũng chính là những cách giúp chúng ta hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Lời nguyện cầu này đều dành cho tất cả mọi người, và đó là lý do tại sao mà Giáo Hội không cho phép mỗi cá nhân chúng ta có quyền thay đổi nó.

Lời Nguyện Cầu Theo Nghi Lễ uốn nắn chúng ta vào việc trở thành những phần tử hoàn hão và trọn vẹn hơn trong Thân Thể của Chúa Kitô.

Lời Nguyện Cầu Sùng Kính (Devotional Prayer)

Theo những ngôn từ của Hiến Pháp về Phụng Vụ Thánh (Sacred Liturgy) của Công Đồng Chung Vaticăn II, thì “Lời nguyện cầu sùng kính nên được soạn ra để hài hòa với các mùa phụng vụ, phù hợp với phụng vụ thánh, hay là một dạng ngắn để giúp mọi người dễ dàng cầu nguyện, vì lẽ, xét về bản tính, phụng vụ vượt xa tất cả bất kỳ những lời cầu nguyện sùng kính nào.” (Số 13).

Sự sùng kính nhằm có nghĩa là được cầu nguyện theo một cách sâu lắng của nội tâm, chứ nó không bao giờ mang một chiều kích hiệp thông như lời nguyện cầu theo nghi lễ đã trình bày ở trên. Chúng ta viết ra những lời nguyện cầu này để đáp ứng những nhu cầu về cầu nguyện cá nhân của chúng ta, để tìm gặp Thiên Chúa trong cảnh sống đời thường của chúng ta, vốn có thể giúp cho chúng ta biết sẳn sàng để hiệp thông một cách tích cực, trọn vẹn và có ý thức hơn nữa vào phụng vụ.

Không có một sự đòi hỏi nào cả về những dạng của lời nguyện cầu tôn / sùng kính này - nghĩa là bất kỳ cá nhân nào đều có quyền tự do tạo ra hay dùng những lời nguyện nào đó có sẳn và cầu nguyện, miễn là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm linh cá nhân, và đúng với những chỉ dẫn của Giáo Hội.

Thế Đâu Là Những Chỉ Dẫn của Giáo Hội (What Kind of Guidelines?)

Ngoài việc trích dẫn ra Số 13 trong Hiến Pháp về Phụng Vụ Thánh, như đã nêu trên, chẳng hạn như, Giáo Hội khuyên rằng những lời cầu nguyện sùng kính này, không nên quá tình cảm. Chúng không nên hướng dẫn người cầu nguyện vào sự dị đoan, mê tín (superstition) hay chỉ thuần túy dựa trên những câu chuyện huyền thoại.

Chúng không nên được thêm vào phụng vụ hay những lời nguyện cầu theo nghi lễ. Mọi người có quyền tự do muốn cầu nguyện theo lời nguyện cầu sùng kính hay không là tùy ở họ. Những lời cầu nguyện sùng kính đó nên giúp chúng ta biết liên kết về mặt tình cảm - cùng với con tim, chứ chẳng phải với trí óc không thôi, vào những mầu nhiệm trung tâm điểm của đức tin chúng ta.

Những lời cầu nguyện sùng kính ấy nên giúp làm gia tăng trong chúng ta một sự khát khao về những lời nguyện cầu theo nghi lễ, và giúp chúng ta cầu nguyện trong Thánh Lễ một cách sâu sắc và tôn kính hơn (reverently). Và cùng đích sau cùng của những lời cầu nguyền sùng kính đó cũng giống như cùng đích sau cùng của những lời cầu nguyện theo nghi lễ, nói theo cách của Thánh Phaolô chính là: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Thư Galát 2:20).

Thánh Lễ và Sự Sùng Kính (Mass and Adoration)

Thì Thánh Lễ và Sùng Kính (Chầu) Thánh Thể cho chúng ta thấy được một ví dụ rất điển hình và rõ ràng về sự khác biệt giữa lời cầu nguyện theo phụng vụ / nghi lễ, với lời cầu nguyện sùng / tôn kính.

Thánh Lễ chính là cách mà hằng ngày hay hằng tuần chúng ta cùng nhau tham dự vào cái chết và sự sống lại của Thiên Chúa. Chúng ta cùng nhau tụ họp cùng, với, thông qua, và trong Chúa Kitô để dâng lên lời cảm tạ, tri ân, và ngợi khen lên cho Thiên Chúa Cha, và được hóa thể do bởi Chúa Thánh Thần vào trong Mình và Máu của Chúa Kitô nơi trần gian này - và để chúng ta được phép ăn và uống Mình và Máu Thánh của Người.

Việc sùng kính Phép Thánh Thể, mặt khác, chính là một cách tuyệt vời để ngừng lại trong cuộc sống cứ mãi rộn bận của chúng ta, để bước vào sự hiện diện của Thiên Chúa, và để sự ngạc nhiên chiêm ngưỡng lấy mầu nhiệm vĩ đại của tình yêu được cử hành trong Phép Thánh Thể, để cảm tạ Thiên Chúa, và để cầu nguyện về đâu chính là ý nghĩa của việc sẽ chia trong Thân Thể và Máu Thánh của Chúa Kitô, và để trở thành những môn đệ của Ngài nơi trần gian này.

Giữa Thánh Lễ và Sự Sùng Kính, Thánh Lễ bao giờ cũng quan trọng hơn cả, vì lẽ, đó chính là hành động để cho chúng ta được bước vào mầu nhiệm Phục Sinh của Thiên Chúa. Sự Sùng Kính có ý nhằm củng cố mong ước của chúng ta để tham dự vào Thánh Lễ và để cầu nguyện với hết cả tâm, hồn, và trí khôn của chúng ta. Vì sự Sùng Kính được xuất phát từ chính phụng vụ thánh thể, và có ý là đưa chúng ta quay trở lại đến phụng vụ Thánh Thể.

Nói tóm lại, nó có cùng mục đích như phụng vụ nghĩa là: để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa và để hướng chúng ta biết sống đúng với Chúa Kitô hơn trong tất cả những gì mà chúng ta làm hay hành động.

Thế Nào Là Một Buổi Cầu Nguyện Đặc Biệt? (What Is A Novena?)

Novena là chữ được xuất phát từ novem, một chữ trong tiếng La Tinh có nghĩa là chín (9), một buổi cầu nguyện đặc biệt chính là một chuổi lời cầu nguyện sùng kính công khai hay cá nhân, được tiến hành trong suốt 9 ngày liên tục, theo một ý chỉ đặc biệt nào đó hay để vinh danh một vị Thánh cụ thể nào đó.

Novena trở nên thịnh hành kể từ thời Trung Cổ, tại Pháp và Tây Ban Nha, trong suốt Mùa Giáng Sinh, để tôn vinh trong vòng 9 tháng liên tiếp về việc Đức Trinh Nữ Maria mang thai.

Đã có lúc, những buổi cầu nguyện đặc biệt khác có gắn liền với phụng vụ, chẳng hạn như buổi cầu nguyện đặc biệt diễn ra, trước ngày lễ Ngũ Tuần. Thì buổi cầu nguyện đặc biệt này nhắc nhớ lại 9 ngày mà các môn đệ đợi chờ Chúa Thánh Thần đến sau khi Chúa Giêsu về Trời, và nó được cho rằng, nguồn gốc của những buổi cầu nguyện đặc biệt, là được bắt nguồn từ đó.

Buổi cầu nguyện đặc biệt liên lũy chính là buổi cầu nguyện công khai vào một ngày cụ thể nào đó mỗi tuần trong suốt cả năm. Nó có thể được bắt đầu và kết thúc vào bất cứ lúc nào trong năm. Một buổi cầu nguyện đặc biệt riêng có thể được thực hiện trong bối cảnh gia đình hay từng cá nhân vào bất cứ lúc nào.

Không có một quy định rắn chắc nào cả cần thiết cho buổi cầu nguyện đặc biệt ngoại trừ, đó là việc duy trì lời cầu nguyện trong suốt 9 ngày liên tục. Một số những buổi cầu nguyện đặc biệt thật hay chú trọng vào Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô Vua, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Nữ Vương Hòa Bình, Bảy Sự Thương Khó, Đức Mẹ Sầu Bi, Thánh Cả Giuse, Thánh Anna, Thánh Jude và các linh hồn nơi Lửa Luyện Tội. Tương tự với việc thực hành những buổi cầu nguyện đặc biệt này chính là việc thực hành sự sùng kính vào Trái Tim Cực Thánh của Chúa Giêsu vào mỗi ngày Thứ Sáu đầu tháng của từng tháng trong suốt 9 tháng liền. Việc giữ những ngày Thứ Sáu đầu tháng là được dựa trên những sự mạc khải cá nhân của Thiên Chúa cho Thánh Nữ Margaret Mary Alacoque.

Bài viết trên được chuyển ngữ dựa trên các tài liệu được trích đăng trong Tạp Chí Catholic Digest số ra Tháng 02/2006 ở các trang 57, 60 và 65.