Người Giáo Dân Trên Con Đường Nên Thánh
Ludmila Grygiel, người Ba Lan, là một sử gia và nhà viết văn tiểu luận. Là tác giả của rất nhiều quyển sách, và trong số những cuốn sách đó có một vài cuốn viềt về ý nghĩa mầu nhiệm của Thánh Nữ Faustina, và về cặp vợ-chồng chân phước Maria và Luigi Quattrocchi. Bà đã dịch thuật các lá thư và những lời cầu nguyện của Thánh Nữ Catherine Thành Siena. Vào năm 1999, Bà là thính giả (auditor) của Thượng Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, và Bà nhớ rằng: Trong suốt thời gian diễn ra Công Nghị, khi một nữ thính giả khác là Irina Alberti đến gần Đức Thánh Cha sau khi can thiệp vào, Đức Thánh Cha liên đứng lên để chào Cô. Mọi người lúc đó rất đỗi ngạc nhiên… Đức Cố Thánh Cha luôn tỏ bày lòng kính trọng của Ngài về phía các phụ nữ với đầy bản tính tự nhiên. Ngài chính là một mẩu gương cho tất cả mọi người về việc biết tôn trọng những người phụ nữ…
Hỏi (H): Thưa Bà, đâu là vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội ngày nay? Liệu những tố cáo về sự kỳ thị có còn hay không….
Bà Grygiel (T): Thưa, tôi không nghĩ rằng phụ nữ bị kỳ thị trong Giáo Hội. bên cạnh đó, từ kỳ thị là một từ thuộc về khía cạnh xã hội chính trị, và chúng ta không thể sử dụng nó torng phạm vi của Giáo Hội được. Đâu là vai trò của người phụ nữ? Phụ nữ phải là chính bản thân của mình trước đã, và phải nhìn nhận ra sứ vụ của mình bằng việc tôn trọng lấy căn tính phụ nữ của riêng mình.
Trên hết thảy, người phụ nữ phải chuyển giao và bảo vệ sự sống, phải làm chứng cho và về sự sống, và phải dạy cho mọi người biết được vẻ đẹp và giá trị của sự sống. Sức mạnh của người phụ nữ nằm ở chổ là họ có khả năng để duy trì và bảo tồn từng sự sống một theo cách riêng của mình phù hợp với truyền thống. Truyền thống không phải là một hiện thực không thay đổi, mà là một hệ thống các giá trị, các mô hình và phong tục mẫu hay điển hình, vốn được lưu truyền và chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác.
(H): Thưa Bà, gần đây chủ đề vẫn thường hay được nêu lên để bút chiến (polemics) về Giáo Hội Công Giáo chính là phụ nữ làm linh mục… Bà nghĩ sao về chuyện này?
(T): Thưa, trong lãnh vực này không nên nói về việc cấm đoán mà là nói về sứ vụ cụ thể của phụ nữ. Mọi người khi nói về chức linh mục cho người phụ nữ, thì họ ngĩ về chức phụ nữ như là một nhiệm vụ cụ thể nào đó, chứ không phải là một bí tích. Chức linh mục cho người phụ nữ sẽ hủy diệt đi sứ vụ cụ thể của người phụ nữ. Liệu có thể còn có điều gì đặt biệt hơn là việc trở thành người mẹ của một vị linh mục không? Tôi nghĩ là chúng ta phải yêu cầu để cho phụ nữ có thể đạt được những chức vụ cao về mặt xã hội và chính trị, chẳng hạn như, người đứng đầu một quốc gia hay chính phủ, chứ không phải là chức linh mục. Nếu các linh mục tiếp nối sứ vụ của mình trong chính bản thân Chúa Kitô, thì sứ vụ đó chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng của chức vụ linh mục dành cho nam giới mà thôi.
(H) Chúng ta đã biết về các nữ tu vốn trở nên Thánh và Chân Phước, một số người mẹ và người vợ thánh thiện cùng những người phụ nữ có gia đình hay còn đồng trinh thì đó chính là những cách để thánh hóa một người phụ nữ…?
(T): Thưa, tôi nghĩ rằng đây là cách hiệu quả của một kiểu mẫu thánh thiện trong thời đại hiện nay cũng như trong suốt các thế kỷ vừa qua trong lịch sử của Giáo Hội. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ là một kiểu mẫu duy nhất được chấp nhận bởi Giáo Hội; chẳng hạn như việc phong chân phước cho cặp vợ-chồng Beltrame-Quattrocchi được hàm ý hiểu như là một gương điển hình cho những kiểu mẩu kể trên. Giáo Hội lúc nào cũng cảm kích và nâng cao vai trò của hôn nhân và thiên chức làm mẹ. Việc ngưỡng mộ về vị hoàng hậu Edvige của Ba Lan, người vốn nổi tiếng rất là thánh thiện trước khi tiến trình phong chân phước có thể là một ví dụ điển hình cho điều đó. Một trong những động cơ chính yếu chính là lòng can đảm không ngại hy sinh mạng sống riêng của mình để trở thành một người mẹ của vị hoàng hậu này. Trong thế kỷ thứ XIII có những vị nữ tu sĩ Dòng Phanxicô được phong thánh, mà khi gia nhập vào Dòng họ chính là những người mẹ hay những người phụ nữ góa chồng. Giáo Hội, qua việc vinh dạnh cho lên bàn thờ, thì đó cũng là cách cho thấy được giá trị của thiên chức làm mẹ thiêng liêng. Và chẳng tình cờ gì cả khi Thánh Nữ Catherine thành Sienna được các học sinh gọi là “người mẹ dịu dàng” (sweet mother).
(H): Để bước vào nhà tu kín, theo một nghĩa nào đó, khiến cho ai đó nghĩ rằng phải dấu kín đi nữ tính của mình đi, thế nhưng qua lời chứng thực của các Thánh thậm chí cho thấy có một sự đề cao về khía cạnh nữ tính đó, Bà nghĩ như thế nào về điều này?
(T): Thưa, đó chính là chúng ta, những người bên ngoài nghĩ rằng bước vào một dòng tu có nghĩa là từ bỏ (abdicate) hay dấu đi khía cạnh nữ tính riêng của người đó. Điều đó không đúng tí nào cả với các nữ tu, và nó chưa bao giờ là vậy cả trong Giáo Hội; trong suốt thời trung niên, phụ nữ bước vào nhà tu kín thường nhận được sự kính trọng rất cao. Tại một số dòng tu, trưởng bề trên của các dòng nam lẫn nữ, chính là Mẹ Bề Trên Tổng Quyền. Não trạng nghĩ về Dòng tu theo cách trưởng giả (bourgeois) và khắt khe (puritanical) chỉ khởi sự vào thế kỷ thứ XIX mà thôi. Đã có không ít người thừa biết rằng trong suốt lịch sử của Giáo Hội, các Dòng Tu nữ có một vai trò rất nổi bật. Các Dòng ấy cũng còn là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển văn hóa, và đặc biệt là trong lãnh vực giáo dục.
(H): Đức hạnh của những người phụ nữ thánh thiện rất là phổ quát, thế nhưng đâu mới chính là sự khác biệt giữa các vị Thánh trong quá khư và các vị Thánh của thời đại ngày nay; và những người phụ nữ thời nay có thể học hỏi được gì từ các vị Thánh Nữ này?
(T): Thưa, mỗi vị Thánh dạy về một điều gì đó rất khác nhau, rất mới mẽ và mang tính đặc trưng riêng, và đồng thời cũng rất là phổ quát. Thánh Nữ Catherine thành Siena có sức cuốn hút tôi rất nhiều vì sự can đảm của Thánh nữ trong tư cách là một người phụ nữ, mặc cho việc Thánh nữ sống trong thời đại thuộc thế kỷ thứ XIV, thời gian mà những người phụ nữ không có mấy cơ may để học hành hay để thử lửa các vị trí chính trị quan trọng. Thánh nữ có lòng can đảm để viết thư cho các vị Giáo Hoàng, để chỉ trích các vị Hồng Y và để đưa ra chỉ thị cho những người lãnh đạo. Thay vào đó, thì Mẹ Têrêsa thành Calcutta lại là một mẫu gương hoàn toàn khác hẳn sự cho nên thánh của những người phụ nữ so với gương của Thánh Nữ Catherine thành Siena. Mẹ là một người phụ nữ đầy lòng khiêm tốn, Mẹ không đưa ra những sáng kiến quan trọng công khai nào như Thánh Nữ Catherine. Mẹ Têrêsa nhận thức ra khía cạnh nữ tính, và thiên chức làm mẹ thiêng liêng của mình theo một cách thầm lặng, và dấu kín. Sống trong một thế kỷ mà lối sống này vốn được xã hội coi đó là một lối sống ngược đời, thì Mẹ Têrêsa, bổng chốc xuất hiện một cách không tự nguyện lên các trang đầu của các tờ báo, và từ đó, Mẹ đã trở nên nổi tiếng và được cả thế giới kính trọng.
(H): Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết một Lá Thư gởi đến những người phụ nữ. Có nên chăng cần có một lá thư tương tự như vậy để gởi cho nam giới hay không? Chúng ta hiện nay đang mất dần đi một số người cha và người chồng tốt…
(T): Thưa, Đức Cố Giáo Hoàng, trước khi viết thư gởi cho những người phụ nữ, Ngài cũng đã viết ra một Tông Thư “Mulieris dignitatem.” Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc các triều đại Giáo Hoàng, chủ đề chính của phần suy niệm này chính là phụ nữ, cùng căn tính và phẩm giá của người phụ nữ. Tính mới lạ (novelty) của các nội dung này bao gồm sự kiện rằng Đức Cố Giáo Hoàng xem việc người nam và người nữ cùng bổ sung cho nhau, cho thấy được “lòng nhân đạo của người phụ nữ” (female humanity) như là một yếu tố cần thiết cho lòng nhân đạo chung quát. Để mô tả về sự hiệp kết của tình yêu trong đời sống hôn nhân, Đức Cố Giáo Hoàng sử dụng một từ ngữ mới (neologism) rất hay chính là: sự hiệp nhất của cả hai (unity of two). Chẳng hạn như việc Đức Cố Giáo Hoàng bảo vệ người phụ nữ trong trường hợp phá thai mà người nam cũng bị mắc tội; và chẳng có ai từ trước đến giờ dám nói rất rõ về điều này trước đây… Tôi không nghĩ là phải cần thiết để viết ra một Lá Thư gởi chon am giới. Mỗi lần Ngài nói về nhân loại, Ngài thường ám chỉ đến cả hai khía cạnh nam và nữ tính của nhân loại.
(H): Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của sự khủng hoảng về hôn nhân. Sự phân lý chính là một vấn nạn của thời đại chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong năm 2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phong chân phước cho một cặp vợ-chồng người Ý. Thì đâu chính là ý nghĩa tiềm ẩn của hành động này, thưa Bà?
(T): Thưa, việc phong chân phước cho một cặp vợ-chồng lần đầu tiên, Đức Cố Giáo Hoàng muốn nhắc nhở chúng ta rằng sự nên thánh có thể được lãnh nhận bởi một người chồng và người vợ nào cùng chia sẽ với nhau đời sống đức tin hằng ngày, và mãi tính trung với nhau mặc cho những yếu điểm và khó khăn của nhau. Tình yêu vợ-chồng chính là tình yêu dành cho người khác, và rằng mặc dầu vẫn độc lập, tách rẽ với nhau trong thân xác, thế nhưng, cả hai lại cùng nhau tạo dựng nên cái gọi là sự hiệp nhất của cả hai.
Cặp vợ-chồng Quattrocchi có hàm ý muốn nhắc nhở cho chúng ta rằng cặp vợ-chồng Kitô Giáo không thể nào đạt được sự cứu rỗi (trong sự nên thánh) riêng lẽ. Maria Quattrocchi nói rằng: Bà cảm thất gần gũi với Thiên Chúa hơn là với chồng Bà, và Bà có cảm tưởng chạy nhanh hơn tiến về Thiên Chúa, thế nhưng Bà đã quyết định chờ đợi chồng của Bà. Bà đợi chồng củ Bà để cả hai cùng bước với nhau tiến về Thiên Chúa. Chỉ sự gặp gỡ Thiên Chúa mới có sức đẩy mạnh sự hiệp nhất của tình yêu và hôn nhân. Khi bạn yêu mến một người nào đó, bạn không những muốn ở với người đó cho đến lúc chết, mà bạn còn muốn được ở mãi với người đó muôn đời.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề “Laymen On The Road To Holiness …” do Aleksandra Zapotoczny thực hiện, được tìm thấy tại trang 20-21 trong Tạp Chí Hằng Tháng Totus Tuus số ra Tháng 2/2006.
Ludmila Grygiel, người Ba Lan, là một sử gia và nhà viết văn tiểu luận. Là tác giả của rất nhiều quyển sách, và trong số những cuốn sách đó có một vài cuốn viềt về ý nghĩa mầu nhiệm của Thánh Nữ Faustina, và về cặp vợ-chồng chân phước Maria và Luigi Quattrocchi. Bà đã dịch thuật các lá thư và những lời cầu nguyện của Thánh Nữ Catherine Thành Siena. Vào năm 1999, Bà là thính giả (auditor) của Thượng Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, và Bà nhớ rằng: Trong suốt thời gian diễn ra Công Nghị, khi một nữ thính giả khác là Irina Alberti đến gần Đức Thánh Cha sau khi can thiệp vào, Đức Thánh Cha liên đứng lên để chào Cô. Mọi người lúc đó rất đỗi ngạc nhiên… Đức Cố Thánh Cha luôn tỏ bày lòng kính trọng của Ngài về phía các phụ nữ với đầy bản tính tự nhiên. Ngài chính là một mẩu gương cho tất cả mọi người về việc biết tôn trọng những người phụ nữ…
Hỏi (H): Thưa Bà, đâu là vai trò của người phụ nữ trong Giáo Hội ngày nay? Liệu những tố cáo về sự kỳ thị có còn hay không….
Sử gia Ludmila Grygiel (giữa) |
Trên hết thảy, người phụ nữ phải chuyển giao và bảo vệ sự sống, phải làm chứng cho và về sự sống, và phải dạy cho mọi người biết được vẻ đẹp và giá trị của sự sống. Sức mạnh của người phụ nữ nằm ở chổ là họ có khả năng để duy trì và bảo tồn từng sự sống một theo cách riêng của mình phù hợp với truyền thống. Truyền thống không phải là một hiện thực không thay đổi, mà là một hệ thống các giá trị, các mô hình và phong tục mẫu hay điển hình, vốn được lưu truyền và chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác.
(H): Thưa Bà, gần đây chủ đề vẫn thường hay được nêu lên để bút chiến (polemics) về Giáo Hội Công Giáo chính là phụ nữ làm linh mục… Bà nghĩ sao về chuyện này?
(T): Thưa, trong lãnh vực này không nên nói về việc cấm đoán mà là nói về sứ vụ cụ thể của phụ nữ. Mọi người khi nói về chức linh mục cho người phụ nữ, thì họ ngĩ về chức phụ nữ như là một nhiệm vụ cụ thể nào đó, chứ không phải là một bí tích. Chức linh mục cho người phụ nữ sẽ hủy diệt đi sứ vụ cụ thể của người phụ nữ. Liệu có thể còn có điều gì đặt biệt hơn là việc trở thành người mẹ của một vị linh mục không? Tôi nghĩ là chúng ta phải yêu cầu để cho phụ nữ có thể đạt được những chức vụ cao về mặt xã hội và chính trị, chẳng hạn như, người đứng đầu một quốc gia hay chính phủ, chứ không phải là chức linh mục. Nếu các linh mục tiếp nối sứ vụ của mình trong chính bản thân Chúa Kitô, thì sứ vụ đó chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng của chức vụ linh mục dành cho nam giới mà thôi.
(H) Chúng ta đã biết về các nữ tu vốn trở nên Thánh và Chân Phước, một số người mẹ và người vợ thánh thiện cùng những người phụ nữ có gia đình hay còn đồng trinh thì đó chính là những cách để thánh hóa một người phụ nữ…?
(T): Thưa, tôi nghĩ rằng đây là cách hiệu quả của một kiểu mẫu thánh thiện trong thời đại hiện nay cũng như trong suốt các thế kỷ vừa qua trong lịch sử của Giáo Hội. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ là một kiểu mẫu duy nhất được chấp nhận bởi Giáo Hội; chẳng hạn như việc phong chân phước cho cặp vợ-chồng Beltrame-Quattrocchi được hàm ý hiểu như là một gương điển hình cho những kiểu mẩu kể trên. Giáo Hội lúc nào cũng cảm kích và nâng cao vai trò của hôn nhân và thiên chức làm mẹ. Việc ngưỡng mộ về vị hoàng hậu Edvige của Ba Lan, người vốn nổi tiếng rất là thánh thiện trước khi tiến trình phong chân phước có thể là một ví dụ điển hình cho điều đó. Một trong những động cơ chính yếu chính là lòng can đảm không ngại hy sinh mạng sống riêng của mình để trở thành một người mẹ của vị hoàng hậu này. Trong thế kỷ thứ XIII có những vị nữ tu sĩ Dòng Phanxicô được phong thánh, mà khi gia nhập vào Dòng họ chính là những người mẹ hay những người phụ nữ góa chồng. Giáo Hội, qua việc vinh dạnh cho lên bàn thờ, thì đó cũng là cách cho thấy được giá trị của thiên chức làm mẹ thiêng liêng. Và chẳng tình cờ gì cả khi Thánh Nữ Catherine thành Sienna được các học sinh gọi là “người mẹ dịu dàng” (sweet mother).
(H): Để bước vào nhà tu kín, theo một nghĩa nào đó, khiến cho ai đó nghĩ rằng phải dấu kín đi nữ tính của mình đi, thế nhưng qua lời chứng thực của các Thánh thậm chí cho thấy có một sự đề cao về khía cạnh nữ tính đó, Bà nghĩ như thế nào về điều này?
(T): Thưa, đó chính là chúng ta, những người bên ngoài nghĩ rằng bước vào một dòng tu có nghĩa là từ bỏ (abdicate) hay dấu đi khía cạnh nữ tính riêng của người đó. Điều đó không đúng tí nào cả với các nữ tu, và nó chưa bao giờ là vậy cả trong Giáo Hội; trong suốt thời trung niên, phụ nữ bước vào nhà tu kín thường nhận được sự kính trọng rất cao. Tại một số dòng tu, trưởng bề trên của các dòng nam lẫn nữ, chính là Mẹ Bề Trên Tổng Quyền. Não trạng nghĩ về Dòng tu theo cách trưởng giả (bourgeois) và khắt khe (puritanical) chỉ khởi sự vào thế kỷ thứ XIX mà thôi. Đã có không ít người thừa biết rằng trong suốt lịch sử của Giáo Hội, các Dòng Tu nữ có một vai trò rất nổi bật. Các Dòng ấy cũng còn là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển văn hóa, và đặc biệt là trong lãnh vực giáo dục.
(H): Đức hạnh của những người phụ nữ thánh thiện rất là phổ quát, thế nhưng đâu mới chính là sự khác biệt giữa các vị Thánh trong quá khư và các vị Thánh của thời đại ngày nay; và những người phụ nữ thời nay có thể học hỏi được gì từ các vị Thánh Nữ này?
(T): Thưa, mỗi vị Thánh dạy về một điều gì đó rất khác nhau, rất mới mẽ và mang tính đặc trưng riêng, và đồng thời cũng rất là phổ quát. Thánh Nữ Catherine thành Siena có sức cuốn hút tôi rất nhiều vì sự can đảm của Thánh nữ trong tư cách là một người phụ nữ, mặc cho việc Thánh nữ sống trong thời đại thuộc thế kỷ thứ XIV, thời gian mà những người phụ nữ không có mấy cơ may để học hành hay để thử lửa các vị trí chính trị quan trọng. Thánh nữ có lòng can đảm để viết thư cho các vị Giáo Hoàng, để chỉ trích các vị Hồng Y và để đưa ra chỉ thị cho những người lãnh đạo. Thay vào đó, thì Mẹ Têrêsa thành Calcutta lại là một mẫu gương hoàn toàn khác hẳn sự cho nên thánh của những người phụ nữ so với gương của Thánh Nữ Catherine thành Siena. Mẹ là một người phụ nữ đầy lòng khiêm tốn, Mẹ không đưa ra những sáng kiến quan trọng công khai nào như Thánh Nữ Catherine. Mẹ Têrêsa nhận thức ra khía cạnh nữ tính, và thiên chức làm mẹ thiêng liêng của mình theo một cách thầm lặng, và dấu kín. Sống trong một thế kỷ mà lối sống này vốn được xã hội coi đó là một lối sống ngược đời, thì Mẹ Têrêsa, bổng chốc xuất hiện một cách không tự nguyện lên các trang đầu của các tờ báo, và từ đó, Mẹ đã trở nên nổi tiếng và được cả thế giới kính trọng.
(H): Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết một Lá Thư gởi đến những người phụ nữ. Có nên chăng cần có một lá thư tương tự như vậy để gởi cho nam giới hay không? Chúng ta hiện nay đang mất dần đi một số người cha và người chồng tốt…
(T): Thưa, Đức Cố Giáo Hoàng, trước khi viết thư gởi cho những người phụ nữ, Ngài cũng đã viết ra một Tông Thư “Mulieris dignitatem.” Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc các triều đại Giáo Hoàng, chủ đề chính của phần suy niệm này chính là phụ nữ, cùng căn tính và phẩm giá của người phụ nữ. Tính mới lạ (novelty) của các nội dung này bao gồm sự kiện rằng Đức Cố Giáo Hoàng xem việc người nam và người nữ cùng bổ sung cho nhau, cho thấy được “lòng nhân đạo của người phụ nữ” (female humanity) như là một yếu tố cần thiết cho lòng nhân đạo chung quát. Để mô tả về sự hiệp kết của tình yêu trong đời sống hôn nhân, Đức Cố Giáo Hoàng sử dụng một từ ngữ mới (neologism) rất hay chính là: sự hiệp nhất của cả hai (unity of two). Chẳng hạn như việc Đức Cố Giáo Hoàng bảo vệ người phụ nữ trong trường hợp phá thai mà người nam cũng bị mắc tội; và chẳng có ai từ trước đến giờ dám nói rất rõ về điều này trước đây… Tôi không nghĩ là phải cần thiết để viết ra một Lá Thư gởi chon am giới. Mỗi lần Ngài nói về nhân loại, Ngài thường ám chỉ đến cả hai khía cạnh nam và nữ tính của nhân loại.
(H): Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên của sự khủng hoảng về hôn nhân. Sự phân lý chính là một vấn nạn của thời đại chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, trong năm 2001, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã phong chân phước cho một cặp vợ-chồng người Ý. Thì đâu chính là ý nghĩa tiềm ẩn của hành động này, thưa Bà?
(T): Thưa, việc phong chân phước cho một cặp vợ-chồng lần đầu tiên, Đức Cố Giáo Hoàng muốn nhắc nhở chúng ta rằng sự nên thánh có thể được lãnh nhận bởi một người chồng và người vợ nào cùng chia sẽ với nhau đời sống đức tin hằng ngày, và mãi tính trung với nhau mặc cho những yếu điểm và khó khăn của nhau. Tình yêu vợ-chồng chính là tình yêu dành cho người khác, và rằng mặc dầu vẫn độc lập, tách rẽ với nhau trong thân xác, thế nhưng, cả hai lại cùng nhau tạo dựng nên cái gọi là sự hiệp nhất của cả hai.
Cặp vợ-chồng Quattrocchi có hàm ý muốn nhắc nhở cho chúng ta rằng cặp vợ-chồng Kitô Giáo không thể nào đạt được sự cứu rỗi (trong sự nên thánh) riêng lẽ. Maria Quattrocchi nói rằng: Bà cảm thất gần gũi với Thiên Chúa hơn là với chồng Bà, và Bà có cảm tưởng chạy nhanh hơn tiến về Thiên Chúa, thế nhưng Bà đã quyết định chờ đợi chồng của Bà. Bà đợi chồng củ Bà để cả hai cùng bước với nhau tiến về Thiên Chúa. Chỉ sự gặp gỡ Thiên Chúa mới có sức đẩy mạnh sự hiệp nhất của tình yêu và hôn nhân. Khi bạn yêu mến một người nào đó, bạn không những muốn ở với người đó cho đến lúc chết, mà bạn còn muốn được ở mãi với người đó muôn đời.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết có nhan đề “Laymen On The Road To Holiness …” do Aleksandra Zapotoczny thực hiện, được tìm thấy tại trang 20-21 trong Tạp Chí Hằng Tháng Totus Tuus số ra Tháng 2/2006.