Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị của Nhóm Tư Vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, đại diện của Liên Hiệp Âu Châu đã lên tiếng hoan nghênh các nỗ lực bài trừ tham nhũng mà chính phủ đang thực hiện, nhưng nói thêm là tự do báo chí là điều cần thiết phải có để theo dõi các hoạt động của chính quyền trung ương cụng như địa phương, và để bảo vệ các quyền căn bản cho người dân.
Cũng trong bài phát biểu, Liên Hiệp Âu Châu còn đề nghị cho dân chúng được quyền thành lập những hiệp hội, nghiệp đoàn mà không bị kiểm soát bởi nhà nước.
Ðược biết trong năm 2002, tổng số tiền viện trợ mà cộng đồng quốc tế hứa giúp cho Việt Nam là 2 tỷ 400 triệu đô la. Cho đến nay đã có 1.5 tỷ được giải ngân.
Các nhà tài trợ cũng đặt vấn đề làm sao các khoản tài trợ được sử dụng đúng mức, đảm bảo người nghèo được hưởng lợi.
Vào ngày mai, trước khi hội nghị bế mạc, các quốc gia và những tổ chức cấp viện sẽ công bố số tiền giúp cho Việt Nam trong năm 2003. Tin hành lang nói rằng con số có thể lên đến 2 tỷ 800 triệu đô la.
Được biết Nhật Bản là quốc gia đứng đầu danh sách viện trợ cho Việt Nam. Riêng Hoa Kỳ, tin tức nói rằng Washington hứa giúp 30 triệu đô la. (RFA)
Cũng trong bài phát biểu, Liên Hiệp Âu Châu còn đề nghị cho dân chúng được quyền thành lập những hiệp hội, nghiệp đoàn mà không bị kiểm soát bởi nhà nước.
Ðược biết trong năm 2002, tổng số tiền viện trợ mà cộng đồng quốc tế hứa giúp cho Việt Nam là 2 tỷ 400 triệu đô la. Cho đến nay đã có 1.5 tỷ được giải ngân.
Các nhà tài trợ cũng đặt vấn đề làm sao các khoản tài trợ được sử dụng đúng mức, đảm bảo người nghèo được hưởng lợi.
Vào ngày mai, trước khi hội nghị bế mạc, các quốc gia và những tổ chức cấp viện sẽ công bố số tiền giúp cho Việt Nam trong năm 2003. Tin hành lang nói rằng con số có thể lên đến 2 tỷ 800 triệu đô la.
Được biết Nhật Bản là quốc gia đứng đầu danh sách viện trợ cho Việt Nam. Riêng Hoa Kỳ, tin tức nói rằng Washington hứa giúp 30 triệu đô la. (RFA)